Fillippo “” Inzaghi niềm đam mê ghi bàn

Cuối cùng thì Inzaghi chính là người đầu tiên chạm đến kỷ lúc ghi bàn ở các Cup châu Âu của huyền thoại Gerd Mueller. Kỳ tích ấy càng có ý nghĩa hơn khi anh thực hiện được trong trận đấu khó khăn với Shaktar Donesk trong một đêm Đông Âu giá lạnh.

Inzaghi tiếp tục là người mang lại may mắn cho Milan trong những thời điểm quyết định. Nhìn lại những thăng trầm trong sự nghiệp của Pippo thật khó có thể tin rằng sẽ có ngày anh đạt được mốc son này. Hai năm trước, anh còn được đặt cho biệt danh “người kính” để ám chỉ tình trạng chấn thương liên miên. Nhiều lúc ngỡ như anh sẽ sớm rời khỏi Milanello thì anh vẫn là người ở lại để chiến đấu và ghi những bàn thắng quyết định cho Milan.
Lật lại hồ sơ của Inzaghi, số bàn thắng anh ghi đươc ở Milan không nhiều nhưng hầu hết là những bàn thắng quyết định. Ai có thể quên những cú sút đưa Milan thẳng tiến đến chức vô địch châu Âu hai lần gần đây nhất hay những bàn thắng hạ gục Inter trong các trận derby nghẹt thở. Người cựu chiến binh ấy luôn bước ra sân với sự hào hức và quyết tâm ghi bàn đáng ngạc nhiên. Có thể nói rằng chính các bàn thắng đã chọn anh vì một lẽ anh yêu thích nó hơn bất cứ cầu thủ nào trên sân. Trong trái tim của Inzaghi có một tình yêu thuần khiết đối với bàn thắng và bầu nhiệt huyết để làm tình yêu ấy thăng hoa không bao giờ cạn trong cơ thể anh. 
Đến Milan vào thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, tác phong chuyên nghiệp và phong cách thi đầu của Inzaghi đã chiếm trọn trái tim của các Milanista. Ở San Siro, anh có thể hãnh diện bước ra sân và được chào đón như Maldini bất chấp đã có lần anh khoác áo Juve sút tung lưới Milan. Trên sân tập, bao giờ anh cũng là người hăng say nhất, hăng đến nỗi lúc nào cũng nuốt trọn giáo án rất nặng và sẵn sàng lập hat-trick trong các trận đấu được “trọng tài” Ancelotti điều khiển.
Không khó để nhận ra anh trên sân bóng, đó là anh chàng mảnh khảnh luôn đứng ngang hàng với cầu thủ cuối cùng của đối phương để sẵn sàng kết liễu đội bóng của anh ta bằng một pha phá bẫy việt vị bậc thầy. Anh là người chứng minh cho bạn lòng kiên nhẫn với “phương châm”: “Trọng tài có thổi còi cả chin mươi chín lần thì cuối cùng cũng có một lần ông ta để cho anh ghi bàn!”. Người ta ghét anh nhưng cũng e sợ anh. Bayern là một thí dụ điển hình, đội bóng chẳng bao giờ ngán ngại Real, Barca hay MU luôn bị Inzaghi của Milan cho “ôm hận. Một điều ngạc nhiên đến thú vị, trước trận lượt về tứ kết Champions League mùa rồi, báo chí Đức không ngần ngại điểm mặt anh là cầu thủ nguy hiểm nhất mà Bayern phải “canh phòng cẩn mật”. Rốt cuộc, anh đã đáp lại sự tín nhiệm ấy bằng một bàn thắng mang đậm phong cách Inzaghi để tiếp tục là nỗi khiếp sợ của khắp xứ Bavaria.
Một người bạn của tôi nói rằng xem Milan đá trận chung kết với Liverpool năm 2007 không mang lại nhiều xúc cảm như những trận đấu tương tự vài năm trước, nhưng qua qua bài viết ngắn này tôi muốn nhắn gửi với cô ấy rằng một khi sự khát khao của Inzaghi chưa cạn thì bất cứ trận đấu nào của Milan cũng đầy ắp cảm xúc, dù kết quả của nó như thế nào.
Trong những ngày đầu tháng 11 năm nay, Milan đã chia tay một tượng đài vốn để lại nhiều dấu ấn với họ - Nils Liedholm. Với tất cả sự kính trọng dành cho “Li”, chúng ta có thể khẳng định rằng Milan đã có thêm một huyền thoại mới – Fillippo “Pippo” Inzaghi - để tiếp bước sự bất tử của ông.

Câu hỏi khi lấy vợ

tại sao đàn ông sau khi lấy vợ thường phát tướng ?
trả lời : lúc độc thân, tối đi làm về mở tủ lạnh ra không có gì , chán , ôm bụng đói đi ngủ nên ốm o gầy còm.
cưới vợ xong : đi làm về, nhìn lên giường , thấy chán nản, quay ra lục tủ lạnh (lúc này đồ ăn trong tủ vô số) ăn no nê rồi đi ngủ, nên phát tướng.


tại sao khi đi ngủ phụ nữ thường mặc đồ có bông hoa, màu sắc sặc sỡ còn đàn ông thường mặc áo có sọc ngang hoặc dọc ? 
trả lời : hôn nhân với phụ nữ như thiên đường, nên mặc áo ngủ  có  hoa hòe. Với Đàn ông  thì như ở tù nên mặc áo có sọc. Còn mấy ông nào cởi trần chắc là giống như tù khổ sai.

Giã biệt chàng trai răng thỏ

1. Từ lâu, những fan túc cầu không còn quan tâm Ronaldo đang ở đâu, làm gì, kể cả những người từng hâm mộ anh cuồng nhiệt. Ở thời đại thông tin bùng nổ đến mức có người cho rằng khó có ai nổi tiếng quá 5 giây thì một cầu thủ xế chiều đang chơi bóng tại câu lạc bộ Corinthians ở xứ Nam Mỹ xa xôi quả thực khó mà bắt công chúng phải quay đầu về phía mình. Brazil là một cái tên lẫy lừng về bóng đá nhưng chỉ trên phương diện đội tuyển quốc gia. Xét về tầm vóc câu lạc bộ, so với Real Madrid, Barcelona, Manchester United, Arsenal, Bayern Munich, Inter Milan..., câu lạc bộ Corinthians chỉ là một đội bóng ngoại vi, chỉ cái tên đọc lên cũng đã khó, lọt vào trí nhớ của người hâm mộ càng lắm gian nan. 


2. Phải chăng đó là sự bạc bẽo của lòng người mà ông bà ta từng đặt tên “có mới nới cũ”? Dĩ nhiên khi sức cống hiến đã cạn, khi những chấn thương triền miên đã ghì chặt đôi chân tài hoa ngày nào xuống cỏ bằng chiếc neo của số phận, những ngôi sân cỏ một thời không thể quần tụ ở quầng sáng trung tâm. Ngôi sao Ronaldo tất nhiên vẫn còn đó nhưng bay ngại ngùng ở một quỹ đạo rất xa dải thiên hà, với một thứ ánh sáng lập lòe đến mức đom đóm còn phải cười khảy. “Tôi không thể chơi bóng dù đã rất nỗ lực”, chàng trai răng thỏ bùi ngùi thú nhận, “Tôi hình dung các động tác nhưng cơ thể không đáp ứng điều mình muốn”. Như Roberto Carlos, một danh thủ Brazil cùng thời và là một người bạn thân, Ronaldo đã chấp nhận quay về chơi bóng ở quê nhà sau những tháng ngày tung hoành ngang dọc ở châu Âu từ Eindhoven qua Barcelona, Real Madrid đến AC Milan, Inter Milan - kiểu hành xử như một hiền sĩ Đông phương trong tuyệt phẩm Quy khứ lai từ của Đào Tiềm! Nhưng ngay cả như vậy, định mệnh cũng không chiều lòng chàng trai tài hoa ngày nào. Số phận buộc Ronaldo không chỉ từ giã các sân cỏ náo nhiệt châu Âu mà chia tay luôn thảm cỏ xanh, một phần quan trọng làm nên con người anh!
 

3. Bây giờ, nếu quay chậm lại cuộn phim quá khứ, chúng ta sẽ nhớ ra Ronaldo là cầu thủ được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới tới những 3 lần. Ngoài Zinedine Zidane ra, không siêu sao nào sánh được với anh. Nhưng ngay cả Zidane cũng không làm được điều mà Ronaldo làm được: đoạt danh hiệu cao quý đó vào năm 20 tuổi (1996). Ronaldo cũng hai lần trở thành nhà vô địch thế giới với đội tuyển Brazil 1994, 2002 và hiện anh đang giữ kỷ lục cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất qua các kỳ World Cup (15 bàn). Chỉ chừng đó thôi, Ronaldo đã đóng đinh tên mình vào lịch sử. Có điều gì lấp lánh hơn lịch sử? Có, đấy là huyền thoại. Và ngay cả trong lãnh vực truyền kỳ, Ronaldo cũng từng được tôn vinh như một vị thần: Anh là cầu thủ duy nhất trong lịch sử bóng đá thế giới được báo giới phong tặng mỹ hiệu “người ngoài hành tinh”! 






Còn chút gì để nhớ...

4. Nếu có dịp xem lại các video clip quay những pha ghi bàn của Ronaldo trên các sân cỏ châu Âu, đặc biệt lúc anh còn khoác áo Barcelona, chúng ta sẽ thấy mỹ danh “người ngoài hành tinh” được gán cho Ronaldo không có gì là đại ngôn. Lúc Ronaldo còn ở thời kỳ sung sức, không hàng phòng ngự nào có thể ngăn chặn anh được. Maradona thiên tài từng khiến giới mộ điệu lác mắt khi lừa bóng qua cả nửa đội bóng Anh để ghi bàn ở World Cup 1986. Trong thực tế, Ronaldo còn làm được nhiều hơn thế: anh từng lừa bóng không chỉ từ giữa sân như Maradona mà từ gần đường biên cuối sân bên này, xông thẳng về phía cuối sân bên kia để ghi bàn. Bóng dính chân như có dán keo, Ronaldo chạy với tốc độ của chiếc xe đua F1, vượt qua hàng loạt pha túm áo, ôm người và ngáng chân của đối phương với thể lực kinh hồn và khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời, tóm lại trong trận đối đầu với đội Compostela trên sân cỏ Tây Ban Nha, anh gần như lừa qua cả một đội bóng để ghi bàn. Đặc biệt, Ronaldo thực hiện những pha bóng ngoạn mục như vậy không chỉ một lần. Xem Ronaldo chơi bóng trong những năm tháng đó, có cảm giác anh như một con sư tử sổng chuồng chạy lộn vào sân cỏ: ngăn cản anh dường như chỉ có cách dùng súng gây mê - như để bắn hạ một con sư tử thật. 


Ở World Cup 2002, cú chích mũi giày đưa bóng vào lưới đội Thổ Nhĩ Kỳ của Ronaldo cũng có thể xem như một kiệt tác. Các hậu vệ Thổ, cả thủ môn quái kiệt Rustu lẫn hàng vạn khán giả trên sân và hàng triệu khán giả truyền hình không ai nghĩ Ronaldo sẽ sút bóng trong khoảnh khắc đó. Thông thường, khi một cầu thủ chuẩn bị sút bóng, bao giờ cũng có hàng loạt tín hiệu: hãm tốc độ, đặt chân trụ, lăng chân lấy đà. Các thủ môn dày dạn kinh nghiệm chỉ cần quan sát những biểu hiện nhỏ nhặt của cơ thể đối phương là có thể đoán được anh ta sắp làm gì. Ở đây, chẳng có gì giống như vậy. Không một dấu hiệu báo trước, Ronaldo chích khẽ mũi chân, trái bóng bắn tới nơi rồi mà thủ môn Rustu vẫn chưa tin đó là sự thật. Một cú sút làm đảo lộn hoàn toàn những hiểu biết về chuyển động học. Và chỉ có những “quái kiệt” như Ronaldo mới nghĩ ra và làm được.

5. Sau này khi lần giở từng trang sử bóng đá, chúng ta sẽ thấy rằng bóng đá thế giới mỗi thời kỳ bao giờ cũng có một thiên tài giúp cho sân cỏ được hâm nóng, giúp cho khán giả giữ được sự hào hứng và phấn khích với môn chơi xưa cũ này. Sau khi Maradona giải nghệ, nếu không có Ronaldo xuất hiện, bóng đá thế giới chắc sẽ trải qua những mùa đông lạnh lẽo trong một thời gian dài. Cái đó người ta gọi là “vùng trắng”, là “khoảng trống lịch sử”. Rất may dòng chảy của lịch sử túc cầu chưa bao giờ bị đứt khúc quá lâu bởi các tài năng kiệt xuất trong bóng đá vẫn xuất hiện đều đặn. Xâu chuỗi lại, chúng ta sẽ thấy có một vạch kéo dài từ Maradona, Ronaldo qua Zidane, Ronaldinho và bây giờ là Messi. Xét ở góc độ này, Ronaldo sừng sững như một tượng đài, là một mắt xích quan trọng giúp cho đường đi của lịch sử không bị gãy khúc. Rõ ràng, anh đóng một vai trò quan trọng hơn tất cả các cầu thủ khác trong thế hệ của anh. Sau này, lịch sử có thể không nhắc tên Luis Figo, David Beckham, Ballack, Drogba, Ibahimovich, thậm chí cả Cristiano Ronaldo. Nhưng với Ronaldo “béo”, lịch sử buộc phải dành cho anh một vị trí trang trọng.
 

6. Thế mà nhân vật tài hoa đó, những năm qua làm gì, chơi bóng ở đâu, cuộc sống thế nào, hầu như ít ai quan tâm, thậm chí làm như không biết anh là ai. Những ngày này cái tin anh chia tay bóng đá cũng được đón nhận bình thường như một mẩu tin thời tiết. “Chàng trai răng thỏ” ngày nào từng làm ngất ngây bao người mộ điệu bây giờ chìm vào lãng quên như một vệt khói bên đường. Ronaldo chọn ngày Tình yêu 14-2 để tuyên bố giã từ sân cỏ có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng dư vị của sự chia tay không khỏi nhuốm chút đắng cay và gợi chúng ta nhớ đến sự bạc bẽo trong tình yêu...
 

Tưởng nhớ Nils Liedholm một huyền thoại


Nils Liedholm sinh ngày 8 tháng 10 năm 1922 tại Valdemarsvik, Thụy Điển. Từ 1942 đến 1949, ông đã thi đấu bảy năm cho giải VDQG Thuỵ Điển dưới màu áo của IK Sleipner và IFK Norrköping . Từ 1949, ông chuyển đến Milan và thi đấu tại đây trong 12 mùa bóng cho đến năm 1961, ghi 81 bàn trong 359 lần ra sân. Dưới màu áo Đỏ-Đen, ông đã dành được 4 Scudetto và 2 cúp Quốc Gia. Tại đội tuyển QG Thuỵ Điển, ông dành được huy chương vàng thế vận hội Olympic năm 1948 và huy chương bạc World Cup năm 1958



 Năm 1963, ông là HLV của một số câu lạc bộ của Serie A như AC Milan, AS Roma, AC Fiorentina. Dưới cương vị HLV, ông đã dành được 2 Scudetto với Milan (1979) và Roma (1983), 3 cúp Quốc Gia Italy với Roma (1980, 1981, 1984). Ông cũng dẫn dắt thành công AS Roma vào đến trận chung kết Champion League năm 1984 và chỉ chịu thua nhà vô địch năm đó, Liverpool. 

Sự nghiệp cầu thủ của Nils Liedholm được biết đến nhiều nhất trong khoảng thời gian thi đấu tại AC Milan. Cùng với 2 người đồng hương Gunnar Gren và Gunnar Nordahl, bộ ba huyền thoại với biệt danh "Gre - No - Li", đã góp phần rất lớn đóng góp cho câu lạc bộ dành được những thành tích trên cả đấu trường trong nước và châu lục. 

Và ngày hôm qua, 05/11/2007, ông đã ra đi trong sự tiếc nuối của gia đình và những người thân tại Cuccaro, một ngôi làng nhỏ của Italy, hưởng thọ 85 tuổi. Lễ tang của ông được cử hành vào thứ 5, tại Cuccaro.

Phát biểu của một số thành viên AC Milan : 
Berlusconi : Một con người vĩ đại trong lịch sử Milan đã rời bỏ chúng ta: một nhà vô địch, một người phong nhã, một người bạn. Tôi nhớ đến những thành tích của ông không một sai sót. Cảm ơn Nils, vì tất cả những gì ông đã làm cho chúng ta.
Adriano Galliani: Với Liedholm, một phần lớn của lịch sử CLB đã rời xa chúng ta. Tối nay, Milan sẽ thi đấu với tấm băng đen trên tay để tưởng nhớ tới người đàn ông vĩ đại của bóng đá.
Carlo Ancelotti: Với tôi, ông là một người thầy vĩ đại và tôi chắc chắn đã không thể tìm được một người thầy tốt hơn để bắt đầu sự nghiệp của mình.
Falcao ( cựu tuyển thủ Brazil, người đã từng thi đấu dưới sự dẫn dắt của Liedholm tại AS Roma): Những người như Li đáng ra phải sống mãi. Ông giống như một người cha của tôi. Ông biết cách yêu thương người khác với sự hòa hiệp của mình. Ông đã dạy tôi rất nhiều điều.

Cẩn thận khi chạy gần xe tải


Khi lái ô tô trên xa lộ, bạn đừng bao giờ hy vọng là các tài xế xe tải sẽ nhìn thấy bạn rất rõ. Nhiều xe tải lắp kính chiếu hậu mặt lồi làm méo mó khoảng cách. Cũng vì vậy, rất khó xác định cự ly xe bạn ở phía sau.
Ngoài ra, động cơ xe tải còn làm rung kính chiếu hậu khiến tài xế không thể nhìn rõ phía sau. Nơi mà bạn chạy xe nguy hiểm nhất là bên cạnh xe tải, đặt biệt gần bọng vè bánh trước.
         
Chạy xe ban đêm cần hết sức cảnh giác xe tải.
Nếu tài xế xe tải thay đổi luồng lưu thông đột ngột, xe bạn có thể bị ép lọt xuống hố hoặc bị các bánh xe tải cán lên. Nếu xe bạn lỡ chạy dọc theo một xe tải nặng với rơ-moóc 18 bánh, bạn cần phải tăng tốc vượt qua xe tải ngay hoặc cho xe chạy xa phía sau xe tải.
Ban ngày, bạn thử tìm kiếm hình bóng của tài xế trong kính chiếu hậu xe tải phía trước. Nếu bạn có thể nhìn thấy tài xế trong kính chiếu hậu, tài xế cũng có thể thấy bạn ở phía sau.
Bạn cần phải hết sức cẩn thận khi chạy xe phía bên phải của bất cứ xe tải nào. Trên đường trường, các tài xế xe tải đều muốn giữ phía bên phải của họ luôn trống, vừa để dễ dàng rẽ vào các lối ra sắp tới, và nếu cần, để rời khỏi đường giao thông nhanh chóng.
Trong tình huống hệ thống thắng hơi gặp sự cố khiến các thắng mất tác dụng nghiêm trọng, các tài xế xe tải chỉ cần vài giây để rời khỏi làn đường trước khi các bánh xe khóa chặt lại và chiếc xe tải dừng hẳn giữa đường.
Trong thành phố, các xe tải thường lái ngoắt sang bên trái để rẽ hướng bên phải; nếu không thì rơ-moóc sẽ leo lên lề. Trước khi bạn cho xe vượt qua phía bên phải một xe tải với rơ-moóc 18 bánh đang chạy ở làn đường bên trái và bật đèn báo hiệu xin rẽ phải, bạn cần cảnh giác đề phòng tai nạn có thể xảy ra.
Khi đèn báo hiệu rẽ hướng của xe tải cho thấy tài xế muốn đi vào làn đường của bạn-đặc biệt bên phải, bạn hãy nhường đường ngay. Vượt qua một xe tải và trở vô làn đường nhanh quá có thể gây tai nạn.
Do đó, khi bạn vượt qua một xe tải, hãy cho xe chạy một đoạn khá xa trước khi trở vào làn đường. Tốt hơn là bạn chờ tới khi nhìn thấy rõ các đèn pha của xe tải trong kính chiếu hậu.
Nếu bạn nhìn thấy rõ mặt nạ lưới sắt to lớn của xe tải trong kính chiếu hậu và làn đường bên trái trống, hãy tấp qua bên trái và để xe tải vượt qua bên phải. Thỉnh thoảng quan sát kính chiếu hậu và nếu thấy một chiếc xe tải chạy nhanh đến gần phía sau mà không bật đèn báo hiệu rẽ hướng, bạn nên nhường đường ngay.

BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN

Có lẽ trong lịch sử bóng đá thế giới, hiếm có trường hợp nào éo le như Messi. 

Anh là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay, đoạt giải Quả bóng vàng hai năm liên tiếp (2009, 2010), và nhiều khả năng cuối năm nay anh tiếp tục nhận Quả bóng vàng thứ ba sau những màn trình diễn tuyệt vời suốt mùa bóng vừa qua trong màu áo Barcelona. Nếu vậy, anh sẽ là cầu thủ thứ hai nhận Quả bóng vàng ba năm liên tục, sau danh thủ Platini (1983,1984,1985). Johan Cruyff (1971,1973, 1974) Marco van Basten (1988, 1989, 1992) cũng từng đoạt 3 Quả bóng vàng nhưng bị ngắt quãng. 

Đọat 3 Quả bóng vàng liên tiếp, Messi sẽ sánh ngang kỷ lục của Platini, nhưng danh hiệu Quả bóng vàng trong thời điểm hiện tại rõ ràng có giá trị cao hơn danh hiệu Quả bóng vàng ở thập niên 80 thế kỷ trước. Thời Platini còn chơi bóng, ông có một đối thủ đáng sợ là Maradona. Cả hai có thời gian cùng chơi ở giải Ý: Platini chơi cho Juventus, Maradona khoác áo Napoli. Đó là chưa kể những đối thủ sừng sỏ khác như Zico, Falcao, Socrates của Brazil. Nhưng trong giai đoạn đó, Quả bóng vàng châu Âu chỉ trao cho những cầu thủ châu Âu, không xét đến các cầu thủ Nam Mỹ và các châu lục khác dù họ vẫn chơi bóng cho các câu lạc bộ của lục địa già. Nếu giải thưởng Quả bóng vàng được mở rộng ra như hiện nay, tức là không hạn chế quốc tịch, chắc chắn Platini không thể nào đoạt giải thưởng cao quý này 3 năm liên tục. (Bắt đầu từ năm 1995, giải thưởng Quả bóng vàng được cải tiến theo hướng mở rộng và ngay lập tức danh hiệu đó thuộc về George Weah, cầu thủ Liberia đang khoác áo AC Milan. Nếu chỉ xét các cầu thủ quốc tịch châu Âu như thời Platini, Quả bóng vàng 1995 sẽ thuộc về tiền đạo người Đức Jurgen Klinsmann, người về nhì trong cuộc bầu chọn).

Nếu chúng ta thừa nhận rằng hầu hết các ngôi sao bóng đá thế giới đều chơi bóng ở châu Âu thì cầu thủ đoạt Quả bóng vàng châu Âu hiện nay là cũng là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới (Thời Platini, thực tế ông chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. So sánh tầm vóc giữa Platini và cầu thủ cùng thời Maradona thì rõ!). Quan điểm này càng được củng cố về phương diện pháp lý khi bắt đầu từ năm 2010 hai giải thưởng danh giá Quả bóng vàng Châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA đã được hợp nhất thành Quả bóng vàng FIFA và dĩ nhiên cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu “tầm cỡ thế giới” này là Lionel Messi. 

 Danh hiệu là chuyện nói thêm vào, như kiểu dùng chứng cứ củng cố cho lập luận, chứ thực ra không cần những con số thống kê, chỉ quan sát bằng nhãn quan của “người phàm mắt thịt” thôi, bất cứ tín đồ bóng đá nào cũng dễ dàng nhận thấy Lionel Messi là cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay, là cầu thủ chơi bóng ma thuật nhất, được chờ đợi nhất và được yêu mến nhất, trừ... dân Argentina.

Tình cảnh oái oăm này xuất phát từ chỗ thiên tài người Argentina này chưa bao giờ giúp đội tuyển quốc gia của anh giành được một danh hiệu lớn nào, ngoài vài danh hiệu “be bé” như vô địch thế giới lứa tuổi U-20 (2005) và vô địch giải bóng đá Olympic (2008). Tất nhiên, trên thế giới có không ít cầu thủ chơi rất hay trong màu áo câu lạc bộ nhưng khi về khoác áo đội tuyển quốc gia lại thi đấu không hiệu quả. Cristiano Ronaldo của tuyển Bồ Đào Nha là một ví dụ sống động cho trường hợp này.

Nhưng Ronaldo không bị dân Bồ phê phán dữ dội như dân Argentina lên án Messi. Thậm chí có cổ động viên cực đoan còn xông vào hành hung Messi khi anh về Argentina chuẩn bị cho cúp Nam Mỹ 2011. Thăm dò ý kiến dân Argentina, tình cảm người hâm mộ quê nhà dành cho Messi rất thấp, thậm chí số phiếu của anh còn kém một vài... trọng tài.

 Có nhiều lý do cắt nghĩa cho thái độ quá khích này. Khác với Bồ Đào Nha, Argentina là một cường quốc bóng đá, đã hai lần vô địch thế giới. Cùng với Brazil, họ là một trong hai “ông trùm” bóng đá Nam Mỹ và luôn luôn kèn cựa, so đo với người láng giềng hùng mạnh của mình.Về phương diện cá nhân, nếu Brazil tự hào với Pele thì người Argentina hãnh diện với Maradona - thánh sống của họ. Nhưng so thành tích đội tuyển thì họ bị Brazil bỏ quá xa khi đội tuyển vàng xanh đã vô địch thế giới tới 5 lần. Để thu ngắn khoảng cách này, bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào Messi nhưng anh lại chưa thể giúp đất nước mình lên ngôi một lần nào. Các nhà chuyên môn đều thấy lỗi không nằm ở Messi: hệ thống chiến thuật của Barcelona và Argentina quá khác nhau khiến tài năng của anh không thể phát huy đến mức cao nhất khi chơi cho đội tuyển. Chưa kể phương diện con người: đồng đội của anh ở đội tuyển cũng không có những cá nhân kiệt xuất như Xavi hay Iniesta.

Nhưng dân Argentina không đếm xỉa đến thực tế đó. Thất vọng dẫn đến bực tức, người ta quy kết anh chỉ dốc sức phục vụ cho Barcelona mà không hết lòng phụng sự đội tuyển. Rằng anh không coi danh dự quốc gia ra gì, chỉ chăm chăm đá bóng vì tiền, vân vân và vân vân. Người ta lôi lý lịch anh ra: Mười ba tuổi đã chuyển cả gia đình sang sống ở Tây Ban Nha với sự bảo trợ của câu lạc bộ Barcelona. Vin vào cớ đó, người ta bảo dòng máu Argentina trong anh đã nhạt, bây giờ anh là người Tây Ban Nha mất rồi(!) . Khi chì chiết Messi như vậy, người ta quên rằng anh gặp vấn đề với hormone tăng trưởng vào năm 10 tuổi và lúc đó không một câu lạc bộ nào ở Argentina chịu bỏ kinh phí chữa trị cho anh, cho đến khi Barcelona ngỏ lời. Và thực tế thì nếu không có Barcelona thì đã không có Messi như ngày nay.



"Làm sao đây?"

 Nhưng bây giờ không phải là lúc ngồi nói lý, nhất là nói lý với đám đông. Để rửa nỗi oan cho mình, để bước qua lời nguyền của số phận, Messi phải bằng mọi giá đưa đội tuyển Argentina ít ra là đến chức vô địch Nam Mỹ 2011 được tổ chức trên sân nhà. Chỉ có cách đó anh mới “bịt miệng” được những kẻ chỉ trích mình.

7 STEPS LEARNING ENGLISH

There're lots of ways & method help people learning English or language on the world, this topic will always make professional English research nonstop. For me there is 7 basic steps to learn English that people can study by themself.
Imazing you are in the restaurant and you have to follow these steps :


Step 1 : Read the menupeople should practice reading skill when you have the menu or the other can read. this is reading skill.    

Step 2 : Oder a meal and ask the waiter or waitress advicewith this step people will improve speaking skill.
Step 3 : Understand waiter advicefor example when a waiter says : would you like small or medium size ? and you have to answer. It's  helpful for your listening.

Step 4 : Understand friend and waiter chattingthis step want you try to listen whatever your friend and the waiter talking when you are in the restaurant

Step 5 : Chat with waiter or waitress in simple topicsimple topic can be : weather, movies, food, .....people have enough confident  when talking with the waiter  

MALDINI HẬU VỆ XUẤT SẮC MỌI THỜI ĐẠI


Huy chương và cup


Tôi không phải là một người chỉ đánh giá các cầu thủ bởi những gì anh ta dành được. Nhiều cầu thủ trung bình nhưng có mọi danh hiệu.
Một ví dụ là Christian Karembeu, người vô địch World Cup và Euro cùng Pháp cũng như vô địch Champions League cùng Real Madrid. Trong khi đó, một số ngôi sao rực rỡ lại bỏ lỡ một đó danh hiệu lớn nhất, nhưng trường hợp của Roberto Baggio.
Dù vậy, những phần thưởng cùng đội bóng vẫn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, và trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, Maldini dành 7 Scudetto, 1 Coppa Italy, 5 Italian Super Cups, 5 danh hiệu Champions League titles, 5 European Super Cups và 3 World Club Cups.
Về giải thưởng cá nhân, đáng tiếc là Maldini chưa từng dành danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu hay Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Tuy nhiên căn cứ vào cái cách bầu chọn của hai giải thưởng này, điều đó cũng không quá ngạc nhiên.
Trong số rất nhiều kỉ lục Maldini đã tạo lập với Milan, anh là người thi đấu nhiều nhất cho họ và cũng là cầu thủ nhiều tuổi nhất từng ghi bàn ở một trận chung kết.

Sự nghiệp quốc tế
Một vài cầu thủ thi đấu rất tốt ở CLB nhưng vì một vài lí do, họ không thể gặt hái thành công ở cấp độ đội tuyển. Hai cái tên tôi nghĩ đến ngay là Gianni Rivera và Alessandro Del Piero.
Maldini thì khác, anh thi đấu tốt cho cả Italy và Milan. Anh là người đep băng đội trưởng lâu nhất, ra sân nhiều nhất. Hậu vệ này đã chơi 4 World Cup và 3 Euro. Cho dù may mắn luôn lẩn tránh anh, khi anh hai lần thua cuộc ở hai trận chung kết lớn, World cup 94 trước Brazil và trận thua xót xa tại Euro 2000 trước Pháp. Nếu chiến thắng trong cả hai trận đấu đó, chắc chắn, anh sẽ có một sự nghiệp vô cùng hoàn hảo.
Có lẽ một chi tiết nhỏ hơn trong 14 năm thi đấu cho Italy cũng đủ để tạo ra sự khác biệt của anh. Maldini ra mắt cho Azzurri khi vẫn còn là một cậu bé, một điều cực hiếm ở Italy, khi các cầu thủ thường không có cơ hội cho đến khi họ 25, 26 tuổi.
Khi mới 19 tuổi, anh là một phát hiện ở Euro 88, và không thể phủ nhận anh chính là hậu vệ cánh xuất sắc nhất giải đó. Anh bắt chết ngôi sao Michel của Tây Ban Nha trong trận đấu ở nhóm thứ hai, một kỉ niệm đáng nhớ. Anh có tên trong đội hình của UEFA trong 3 kì Euro, 88, 96, 2000.
Roberto Baggio vẫn được tin là đã đơn thương độc mã đưa Italy đến chung kết USA 94. Có lẽ đó là một khẳng định hợp lí, nhưng cũng cần phải nhớ Maldini đã chỉ huy hàng phòng ngự như thế nào khi huyền thoại Franco Baresi vắng mặt 4 trận vì chấn thương.
Sự nghiệp của Maldini là một giai thoại. Thật thú vị khi biết rằng anh nâng chiếc cup Champions League tại Old Trafford năm 2003, 40 năm sau khi cha anh làm điều tương tự cho Milan tại Wembley.

Một sự nghiệp lâu dài

Một thước đo nữa về sự xuất sắc đối với một cầu thủ bóng đá là thời gain họ chơi bóng đỉnh cao.
Một vài cầu thủ chơi tuyệt vời trong một vài mùa giải nhưng ở các mùa giải khác, họ không còn là chính mình. Đó chính là sự khác biệt giữa những huyền thoại mọi thời đại với những cầu thủ trên, họ có thể giữ phong độ đỉnh cao không chỉ 3 hay 5 năm, mà từ 7 đến 10 năm.
Maldini còn hơn thế. Từ khi chơi bóng cho Milan vào tháng 1 năm 1985, anh đã chơi bóng đỉnh cao ở châu Âu gần một phần tư thế kỉ. Nếu điều đó không đáng nhớ, thì trong suốt thời gian đó, anh luôn luôn giữ vững được đẳng cấp phi thường của mình. Ở tuổi gần 40, anh vẫn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu lượt đi của Milan tại Champions League gặp Arsenal. Trong trận lượt về tại San Siro, anh là một trong số ít các cầu thủ của Milan chơi tốt. Sau trận đấu, tiền đạo Emmanuel Adebayor cho rằng Maldini vẫn ở đẳng cấp thế giới.
Về điểm này, nó là của riêng Maldini. Có lẽ sẽ không có một cầu thủ nào có thể kéo dài sự nghiệp của mình ở đẳng cấp như vậy. Lotthar Matthaus là người gần nhất làm được điều tương tự.
Maldini đã trải qua 3 giai đoạn hưng thịnh của Milan trong các thập kỉ khác nhau. Milan của Arrigo Sacchi cuối những năm 1980, Milan của Fabio Capello nửa đầu thập kỉ 90 và cuối cùng là đội bóng của Carlo Ancelotti, đội bóng đã quá thành công tại Champions League từ 2003. Đế chế đỏ đen dưới thời Sacchi bao gồm bộ ba Hà Lan, Van Basten, Rijkaard và Gullit được xem như đội bóng cấp câu lạc bộ xuất sắc nhất mọi thời đại. Và Mauro Tassotti, Alessandro Costacurta, Baresi, Maldini được cho là bộ tứ vệ xuất sắc nhất.

Một con người tuyệt vời cả trong và ngoài sân cỏ.

Các bạn có lẽ cho rằng các hậu vệ Italy không fair-play. Milan có thể luôn luôn sản sinh ra những hậu vệ xuất sắc trên thế giới nhưng nhiều người thường chơi rắn trong các trận đấu.
Tất nhiên, đó là một khía cạnh quan trọng trong nghệ thuật phòng ngự, mặc dù không phải tất cả các nên văn hóa đặc biệt và Anh Quốc và Bắc Âu đánh giá cao điều đó. Maldini trở thành cầu thủ xuất sắc nhất với những gì anh đã làm mà không hề dùng những tiểu xảo bẩn thỉu, và với lí do này, anh được yêu mến ở mọi nơi.
Không thể tìm được một người ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trích Maldini, dù chỉ một lời. Anh nhận được sự tôn trọng ở mọi nơi anh đến và được cả những cđv đối thủ yêu mến. Khi Maldini tới để thực hiện pha ném biên trong trận lượt đi tại Champions League, bạn không thể thấy bất cứ một fan của Arsenal nào nhạo báng, la ó anh. Điều trái ngược xảy ra chỉ vài phút sau đó, khi Massimo Ambrosini ra lấy bóng.
Mặc dù thực sự là một siêu sao, Maldini luôn giữ được sự khiêm tốn. Anh là cầu thủ xuất sắc nhất với những gì anh làm nhưng không thích hào nhoáng, sự lăng xê, anh không bộc lộ với quần chúng tài năng của mình. Anh là nhà vô địch trong và ngoài sân cỏ.
Maldini từng nói:
"Cha tôi truyền cho tôi biết cách cư sử đúng mực trong và ngoài sân cỏ."
Vào thời buổi, những cầu thủ trung thành với một clb ngày càng hiếm hoi, Maldini đã cống hiến trọng sự nghiệp cầu thủ cho Milan, trong nhiều năm là một đội trưởng mẫu mực của Milan và cả Azzurri nữa.
Đơn giản, anh là hậu vệ hoàn hảo. Cựu đồng đội, Ray Wikins từng phát biểu: "Anh ta có thể chơi ở bất kì vị trí nào."
"Ngay khi tôi thấy anh, tôi nghĩ ràng, lạy chúa, cậu bé này có mọi thứ. Anh ta mới 16 tuổi, cao 6ft1in, nhanh và mạnh mẽ, thuận cả hai chân. Và anh ta có tình yêu với bóng đá, điều mà mọi người vẫn có thể thấy vào lúc này. Anh là một đội trưởng hoàn hảo, một con người tuyệt vời cũng như là một cầu thủ phi thường."
Có nhiều hậu vệ xuất sắc trong quá khứ, nhiều người xứng đáng được gọi là huyền thoại, bao gồm Franco Baresi, Giacinto Facchetti, Gateano Scirea, Franz Beckenbauer, Paul Breitner, Nilton Santos, Djalma Santos và Bobby Moore.
Lẽ tất nhiên, Maldini nằm trong số đó. Câu hỏi duy nhất là anh có phải là người xuất sắc nhất hay không mà thôi.

Demetrio Albertini : Signore của hàng tiền vệ

Demetrio Albertini đã trở thành một VIP trong hàng tiền vệ của Milan từ lâu rồi. Và từ 10 năm nay, các Milanista biết đến anh như một thủ lĩnh của đội bóng bởi sự cần cù, chăm chỉ, lối chơi rất tinh tế nhưng uyển chuyển như một quý ông và khi cần thì cũng hung dữ, lanh lợi như một con sói. "Tôi không thích được coi là một người quan trọng bởi cả đội bóng mới thực sự là một ngôi sao", trước những lời khen ngợi tới tấp, 10 năm qua, bao giờ Albertini cũng chống chế một cách yếu ớt như thế. Tôi nghĩ rằng mình thực sự cần thiết cho đội bóng và tôi chỉ làm những gì thực sự thiết thực. Nhưng tất cả các HLV trong những năm qua của Milan cũng như của Squadra Azzurra không bao giờ nghĩ thế. Chưa bao giờ anh bị gạt ra trong số những kế hoạch dài hạn của họ. Và họ biết họ cần điều gì nơi anh...


10 năm trước, Demetrio mới trở về Milan sau một hành trình dài ở Padova, CLB đang chơi ở Serie A đã mượn anh chơi trong suốt hai mùa giải và HLV Sacchi đáng kính không bao giờ rời mắt khỏi anh. "Ban đầu rất nhiều thành viên ban lãnh đạo không muốn tôi trở về. Họ cho rằng tôi còn quá trẻ để thay thế cho vai trò của Ancelotti. Nhưng Arrigo đã bảo vệ được quan điểm của mình và tôi rất biết ơn ông ấy vì những gì ông đã giành cho tôi". Trận đấu đầu tiên của anh trong màu áo sọc đỏ-đen là một thành công ngoài dự kiến. Đó là trận đấu với Ascoli tháng 9 năm 1991”, Sacchi sau này nhớ lại: "Cậu ta gần như phát ngất khi khi bước ra khỏi đường hầm nhưng đã lấy lại được sự bình tĩnh và chơi một trận không thể tưởng tượng được ở tuổi 20. Thật khó tin. Cậu ta là một trong số những người chơi hay nhất và các CĐV ở San Siro còn bắt cậu ta phải ra chào khi trận đấu đã kết thúc". Sacchi không có nhiều cơ hội để được xem đệ tử của mình tung hoành trong màu áo Milan nữa bởi ông đã ra đi trước khi Albertini được chấp thuận trở lại đây, nhưng ông luôn luôn nhận ra khả năng cầm trịch và đạo diễn trận đấu tài tình của cậu bé và ngay lập tức cho Demetrio khoác chiếc áo màu xanh của đội tuyển trong trận Italia-Síp vào năm 1992. Và sự ưu ái của ông đối với anh không phải là không có lý. Chua bao giờ anh làm mọi người thất vọng bởi khả năng của mình. Tôi rất thích phong cách của Ancelotti (lúc này là HLV ở Juventus). Đấy là người có ảnh hưởng lớn nhất lên phong cách của tôi sau này. Thực tế, chính Ancelotti là người sản sinh ra trường phái tiền vệ phòng ngự nổi tiếng mang tên ông và Albertini là người học trò tinh tế nhất.



Sự thăng tiến chóng mặt của Albertini đã gây ra biết bao phiền toái. Đội tuyển U21 nhất định không cho anh lên đội tuyển A vì họ cần anh cho một vài cuộc chinh phục nữa, và viện cớ là anh còn quá trẻ để thi đấu ở đội tuyển. Ông HLV của đội tuyển quân đội còn độc chiêu hơn. Ông phát đơn kiện Sacchi vì cho rằng, ông này đã làm mọi cách để Albertini được miễn nghĩa vụ quân sự và vì thế không có mặt ở đội tuyển quân đội. Chính phủ phải vào cuộc và bảo vệ quyết định của Sacchi. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị trong bóng đá Italia. Và vì những tấm lòng như thế, Albertini quyết tâm vươn lên không ngừng. Trong 10 năm qua, anh là nhân vật không thể thiếu được ở cả CLB và ĐTQG và những sự vắng mặt cũng như sa sút của anh đều trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến đội bóng và những chấn thương hay đau ốm của anh luôn được các cổ động viên cầu cho chóng qua. Đã có những thời điểm anh xuống phong đội chưa từng thấy, thậm chí bị gạt khỏi đội hình chính thức của CLB và ĐTQG. "Tôi luôn ngẫm nghĩ đến những thất bại mình đã trải qua, đến những gì ở phía trước và tôi không không bao giờ chịu đầu hàng trước hoàn cảnh nào", anh tâm sự. Anh đã trở lại chói sáng ở EURO 2000 như đã từn thể hiện một năm trước đây đoạt Scudetto với Milan. Con đường sự nghiệp của anh vẫn còn dài lắm và Milan vẫn trông chờ vào tài năng của tiền vệ lão luyện này. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rời Milan đi bất cứ đâu. Đây là gia đình tôi, mái ấm của tôi và tôi muốn kết thúc sự nghiệp ở đây", anh nói. Như Baresi đã làm và như Maldini hứa sẽ thực hiện.

  • LÝ LỊCH ALBERTINI :
SINH NGÀY : 23-8-1971

1988–2002Milan

1990–1991→ Padova (loan)

2002–2003Atlético Madrid

2003–2004Lazio

2004Atalanta

2005  BARCA

Friday, August 19, 2011

Fillippo “” Inzaghi niềm đam mê ghi bàn

Cuối cùng thì Inzaghi chính là người đầu tiên chạm đến kỷ lúc ghi bàn ở các Cup châu Âu của huyền thoại Gerd Mueller. Kỳ tích ấy càng có ý nghĩa hơn khi anh thực hiện được trong trận đấu khó khăn với Shaktar Donesk trong một đêm Đông Âu giá lạnh.

Inzaghi tiếp tục là người mang lại may mắn cho Milan trong những thời điểm quyết định. Nhìn lại những thăng trầm trong sự nghiệp của Pippo thật khó có thể tin rằng sẽ có ngày anh đạt được mốc son này. Hai năm trước, anh còn được đặt cho biệt danh “người kính” để ám chỉ tình trạng chấn thương liên miên. Nhiều lúc ngỡ như anh sẽ sớm rời khỏi Milanello thì anh vẫn là người ở lại để chiến đấu và ghi những bàn thắng quyết định cho Milan.
Lật lại hồ sơ của Inzaghi, số bàn thắng anh ghi đươc ở Milan không nhiều nhưng hầu hết là những bàn thắng quyết định. Ai có thể quên những cú sút đưa Milan thẳng tiến đến chức vô địch châu Âu hai lần gần đây nhất hay những bàn thắng hạ gục Inter trong các trận derby nghẹt thở. Người cựu chiến binh ấy luôn bước ra sân với sự hào hức và quyết tâm ghi bàn đáng ngạc nhiên. Có thể nói rằng chính các bàn thắng đã chọn anh vì một lẽ anh yêu thích nó hơn bất cứ cầu thủ nào trên sân. Trong trái tim của Inzaghi có một tình yêu thuần khiết đối với bàn thắng và bầu nhiệt huyết để làm tình yêu ấy thăng hoa không bao giờ cạn trong cơ thể anh. 
Đến Milan vào thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, tác phong chuyên nghiệp và phong cách thi đầu của Inzaghi đã chiếm trọn trái tim của các Milanista. Ở San Siro, anh có thể hãnh diện bước ra sân và được chào đón như Maldini bất chấp đã có lần anh khoác áo Juve sút tung lưới Milan. Trên sân tập, bao giờ anh cũng là người hăng say nhất, hăng đến nỗi lúc nào cũng nuốt trọn giáo án rất nặng và sẵn sàng lập hat-trick trong các trận đấu được “trọng tài” Ancelotti điều khiển.
Không khó để nhận ra anh trên sân bóng, đó là anh chàng mảnh khảnh luôn đứng ngang hàng với cầu thủ cuối cùng của đối phương để sẵn sàng kết liễu đội bóng của anh ta bằng một pha phá bẫy việt vị bậc thầy. Anh là người chứng minh cho bạn lòng kiên nhẫn với “phương châm”: “Trọng tài có thổi còi cả chin mươi chín lần thì cuối cùng cũng có một lần ông ta để cho anh ghi bàn!”. Người ta ghét anh nhưng cũng e sợ anh. Bayern là một thí dụ điển hình, đội bóng chẳng bao giờ ngán ngại Real, Barca hay MU luôn bị Inzaghi của Milan cho “ôm hận. Một điều ngạc nhiên đến thú vị, trước trận lượt về tứ kết Champions League mùa rồi, báo chí Đức không ngần ngại điểm mặt anh là cầu thủ nguy hiểm nhất mà Bayern phải “canh phòng cẩn mật”. Rốt cuộc, anh đã đáp lại sự tín nhiệm ấy bằng một bàn thắng mang đậm phong cách Inzaghi để tiếp tục là nỗi khiếp sợ của khắp xứ Bavaria.
Một người bạn của tôi nói rằng xem Milan đá trận chung kết với Liverpool năm 2007 không mang lại nhiều xúc cảm như những trận đấu tương tự vài năm trước, nhưng qua qua bài viết ngắn này tôi muốn nhắn gửi với cô ấy rằng một khi sự khát khao của Inzaghi chưa cạn thì bất cứ trận đấu nào của Milan cũng đầy ắp cảm xúc, dù kết quả của nó như thế nào.
Trong những ngày đầu tháng 11 năm nay, Milan đã chia tay một tượng đài vốn để lại nhiều dấu ấn với họ - Nils Liedholm. Với tất cả sự kính trọng dành cho “Li”, chúng ta có thể khẳng định rằng Milan đã có thêm một huyền thoại mới – Fillippo “Pippo” Inzaghi - để tiếp bước sự bất tử của ông.

Câu hỏi khi lấy vợ

tại sao đàn ông sau khi lấy vợ thường phát tướng ?
trả lời : lúc độc thân, tối đi làm về mở tủ lạnh ra không có gì , chán , ôm bụng đói đi ngủ nên ốm o gầy còm.
cưới vợ xong : đi làm về, nhìn lên giường , thấy chán nản, quay ra lục tủ lạnh (lúc này đồ ăn trong tủ vô số) ăn no nê rồi đi ngủ, nên phát tướng.


tại sao khi đi ngủ phụ nữ thường mặc đồ có bông hoa, màu sắc sặc sỡ còn đàn ông thường mặc áo có sọc ngang hoặc dọc ? 
trả lời : hôn nhân với phụ nữ như thiên đường, nên mặc áo ngủ  có  hoa hòe. Với Đàn ông  thì như ở tù nên mặc áo có sọc. Còn mấy ông nào cởi trần chắc là giống như tù khổ sai.

Monday, August 15, 2011

Giã biệt chàng trai răng thỏ

1. Từ lâu, những fan túc cầu không còn quan tâm Ronaldo đang ở đâu, làm gì, kể cả những người từng hâm mộ anh cuồng nhiệt. Ở thời đại thông tin bùng nổ đến mức có người cho rằng khó có ai nổi tiếng quá 5 giây thì một cầu thủ xế chiều đang chơi bóng tại câu lạc bộ Corinthians ở xứ Nam Mỹ xa xôi quả thực khó mà bắt công chúng phải quay đầu về phía mình. Brazil là một cái tên lẫy lừng về bóng đá nhưng chỉ trên phương diện đội tuyển quốc gia. Xét về tầm vóc câu lạc bộ, so với Real Madrid, Barcelona, Manchester United, Arsenal, Bayern Munich, Inter Milan..., câu lạc bộ Corinthians chỉ là một đội bóng ngoại vi, chỉ cái tên đọc lên cũng đã khó, lọt vào trí nhớ của người hâm mộ càng lắm gian nan. 


2. Phải chăng đó là sự bạc bẽo của lòng người mà ông bà ta từng đặt tên “có mới nới cũ”? Dĩ nhiên khi sức cống hiến đã cạn, khi những chấn thương triền miên đã ghì chặt đôi chân tài hoa ngày nào xuống cỏ bằng chiếc neo của số phận, những ngôi sân cỏ một thời không thể quần tụ ở quầng sáng trung tâm. Ngôi sao Ronaldo tất nhiên vẫn còn đó nhưng bay ngại ngùng ở một quỹ đạo rất xa dải thiên hà, với một thứ ánh sáng lập lòe đến mức đom đóm còn phải cười khảy. “Tôi không thể chơi bóng dù đã rất nỗ lực”, chàng trai răng thỏ bùi ngùi thú nhận, “Tôi hình dung các động tác nhưng cơ thể không đáp ứng điều mình muốn”. Như Roberto Carlos, một danh thủ Brazil cùng thời và là một người bạn thân, Ronaldo đã chấp nhận quay về chơi bóng ở quê nhà sau những tháng ngày tung hoành ngang dọc ở châu Âu từ Eindhoven qua Barcelona, Real Madrid đến AC Milan, Inter Milan - kiểu hành xử như một hiền sĩ Đông phương trong tuyệt phẩm Quy khứ lai từ của Đào Tiềm! Nhưng ngay cả như vậy, định mệnh cũng không chiều lòng chàng trai tài hoa ngày nào. Số phận buộc Ronaldo không chỉ từ giã các sân cỏ náo nhiệt châu Âu mà chia tay luôn thảm cỏ xanh, một phần quan trọng làm nên con người anh!
 

3. Bây giờ, nếu quay chậm lại cuộn phim quá khứ, chúng ta sẽ nhớ ra Ronaldo là cầu thủ được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới tới những 3 lần. Ngoài Zinedine Zidane ra, không siêu sao nào sánh được với anh. Nhưng ngay cả Zidane cũng không làm được điều mà Ronaldo làm được: đoạt danh hiệu cao quý đó vào năm 20 tuổi (1996). Ronaldo cũng hai lần trở thành nhà vô địch thế giới với đội tuyển Brazil 1994, 2002 và hiện anh đang giữ kỷ lục cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất qua các kỳ World Cup (15 bàn). Chỉ chừng đó thôi, Ronaldo đã đóng đinh tên mình vào lịch sử. Có điều gì lấp lánh hơn lịch sử? Có, đấy là huyền thoại. Và ngay cả trong lãnh vực truyền kỳ, Ronaldo cũng từng được tôn vinh như một vị thần: Anh là cầu thủ duy nhất trong lịch sử bóng đá thế giới được báo giới phong tặng mỹ hiệu “người ngoài hành tinh”! 






Còn chút gì để nhớ...

4. Nếu có dịp xem lại các video clip quay những pha ghi bàn của Ronaldo trên các sân cỏ châu Âu, đặc biệt lúc anh còn khoác áo Barcelona, chúng ta sẽ thấy mỹ danh “người ngoài hành tinh” được gán cho Ronaldo không có gì là đại ngôn. Lúc Ronaldo còn ở thời kỳ sung sức, không hàng phòng ngự nào có thể ngăn chặn anh được. Maradona thiên tài từng khiến giới mộ điệu lác mắt khi lừa bóng qua cả nửa đội bóng Anh để ghi bàn ở World Cup 1986. Trong thực tế, Ronaldo còn làm được nhiều hơn thế: anh từng lừa bóng không chỉ từ giữa sân như Maradona mà từ gần đường biên cuối sân bên này, xông thẳng về phía cuối sân bên kia để ghi bàn. Bóng dính chân như có dán keo, Ronaldo chạy với tốc độ của chiếc xe đua F1, vượt qua hàng loạt pha túm áo, ôm người và ngáng chân của đối phương với thể lực kinh hồn và khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời, tóm lại trong trận đối đầu với đội Compostela trên sân cỏ Tây Ban Nha, anh gần như lừa qua cả một đội bóng để ghi bàn. Đặc biệt, Ronaldo thực hiện những pha bóng ngoạn mục như vậy không chỉ một lần. Xem Ronaldo chơi bóng trong những năm tháng đó, có cảm giác anh như một con sư tử sổng chuồng chạy lộn vào sân cỏ: ngăn cản anh dường như chỉ có cách dùng súng gây mê - như để bắn hạ một con sư tử thật. 


Ở World Cup 2002, cú chích mũi giày đưa bóng vào lưới đội Thổ Nhĩ Kỳ của Ronaldo cũng có thể xem như một kiệt tác. Các hậu vệ Thổ, cả thủ môn quái kiệt Rustu lẫn hàng vạn khán giả trên sân và hàng triệu khán giả truyền hình không ai nghĩ Ronaldo sẽ sút bóng trong khoảnh khắc đó. Thông thường, khi một cầu thủ chuẩn bị sút bóng, bao giờ cũng có hàng loạt tín hiệu: hãm tốc độ, đặt chân trụ, lăng chân lấy đà. Các thủ môn dày dạn kinh nghiệm chỉ cần quan sát những biểu hiện nhỏ nhặt của cơ thể đối phương là có thể đoán được anh ta sắp làm gì. Ở đây, chẳng có gì giống như vậy. Không một dấu hiệu báo trước, Ronaldo chích khẽ mũi chân, trái bóng bắn tới nơi rồi mà thủ môn Rustu vẫn chưa tin đó là sự thật. Một cú sút làm đảo lộn hoàn toàn những hiểu biết về chuyển động học. Và chỉ có những “quái kiệt” như Ronaldo mới nghĩ ra và làm được.

5. Sau này khi lần giở từng trang sử bóng đá, chúng ta sẽ thấy rằng bóng đá thế giới mỗi thời kỳ bao giờ cũng có một thiên tài giúp cho sân cỏ được hâm nóng, giúp cho khán giả giữ được sự hào hứng và phấn khích với môn chơi xưa cũ này. Sau khi Maradona giải nghệ, nếu không có Ronaldo xuất hiện, bóng đá thế giới chắc sẽ trải qua những mùa đông lạnh lẽo trong một thời gian dài. Cái đó người ta gọi là “vùng trắng”, là “khoảng trống lịch sử”. Rất may dòng chảy của lịch sử túc cầu chưa bao giờ bị đứt khúc quá lâu bởi các tài năng kiệt xuất trong bóng đá vẫn xuất hiện đều đặn. Xâu chuỗi lại, chúng ta sẽ thấy có một vạch kéo dài từ Maradona, Ronaldo qua Zidane, Ronaldinho và bây giờ là Messi. Xét ở góc độ này, Ronaldo sừng sững như một tượng đài, là một mắt xích quan trọng giúp cho đường đi của lịch sử không bị gãy khúc. Rõ ràng, anh đóng một vai trò quan trọng hơn tất cả các cầu thủ khác trong thế hệ của anh. Sau này, lịch sử có thể không nhắc tên Luis Figo, David Beckham, Ballack, Drogba, Ibahimovich, thậm chí cả Cristiano Ronaldo. Nhưng với Ronaldo “béo”, lịch sử buộc phải dành cho anh một vị trí trang trọng.
 

6. Thế mà nhân vật tài hoa đó, những năm qua làm gì, chơi bóng ở đâu, cuộc sống thế nào, hầu như ít ai quan tâm, thậm chí làm như không biết anh là ai. Những ngày này cái tin anh chia tay bóng đá cũng được đón nhận bình thường như một mẩu tin thời tiết. “Chàng trai răng thỏ” ngày nào từng làm ngất ngây bao người mộ điệu bây giờ chìm vào lãng quên như một vệt khói bên đường. Ronaldo chọn ngày Tình yêu 14-2 để tuyên bố giã từ sân cỏ có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng dư vị của sự chia tay không khỏi nhuốm chút đắng cay và gợi chúng ta nhớ đến sự bạc bẽo trong tình yêu...
 

Saturday, August 13, 2011

Tưởng nhớ Nils Liedholm một huyền thoại


Nils Liedholm sinh ngày 8 tháng 10 năm 1922 tại Valdemarsvik, Thụy Điển. Từ 1942 đến 1949, ông đã thi đấu bảy năm cho giải VDQG Thuỵ Điển dưới màu áo của IK Sleipner và IFK Norrköping . Từ 1949, ông chuyển đến Milan và thi đấu tại đây trong 12 mùa bóng cho đến năm 1961, ghi 81 bàn trong 359 lần ra sân. Dưới màu áo Đỏ-Đen, ông đã dành được 4 Scudetto và 2 cúp Quốc Gia. Tại đội tuyển QG Thuỵ Điển, ông dành được huy chương vàng thế vận hội Olympic năm 1948 và huy chương bạc World Cup năm 1958



 Năm 1963, ông là HLV của một số câu lạc bộ của Serie A như AC Milan, AS Roma, AC Fiorentina. Dưới cương vị HLV, ông đã dành được 2 Scudetto với Milan (1979) và Roma (1983), 3 cúp Quốc Gia Italy với Roma (1980, 1981, 1984). Ông cũng dẫn dắt thành công AS Roma vào đến trận chung kết Champion League năm 1984 và chỉ chịu thua nhà vô địch năm đó, Liverpool. 

Sự nghiệp cầu thủ của Nils Liedholm được biết đến nhiều nhất trong khoảng thời gian thi đấu tại AC Milan. Cùng với 2 người đồng hương Gunnar Gren và Gunnar Nordahl, bộ ba huyền thoại với biệt danh "Gre - No - Li", đã góp phần rất lớn đóng góp cho câu lạc bộ dành được những thành tích trên cả đấu trường trong nước và châu lục. 

Và ngày hôm qua, 05/11/2007, ông đã ra đi trong sự tiếc nuối của gia đình và những người thân tại Cuccaro, một ngôi làng nhỏ của Italy, hưởng thọ 85 tuổi. Lễ tang của ông được cử hành vào thứ 5, tại Cuccaro.

Phát biểu của một số thành viên AC Milan : 
Berlusconi : Một con người vĩ đại trong lịch sử Milan đã rời bỏ chúng ta: một nhà vô địch, một người phong nhã, một người bạn. Tôi nhớ đến những thành tích của ông không một sai sót. Cảm ơn Nils, vì tất cả những gì ông đã làm cho chúng ta.
Adriano Galliani: Với Liedholm, một phần lớn của lịch sử CLB đã rời xa chúng ta. Tối nay, Milan sẽ thi đấu với tấm băng đen trên tay để tưởng nhớ tới người đàn ông vĩ đại của bóng đá.
Carlo Ancelotti: Với tôi, ông là một người thầy vĩ đại và tôi chắc chắn đã không thể tìm được một người thầy tốt hơn để bắt đầu sự nghiệp của mình.
Falcao ( cựu tuyển thủ Brazil, người đã từng thi đấu dưới sự dẫn dắt của Liedholm tại AS Roma): Những người như Li đáng ra phải sống mãi. Ông giống như một người cha của tôi. Ông biết cách yêu thương người khác với sự hòa hiệp của mình. Ông đã dạy tôi rất nhiều điều.

Friday, August 12, 2011

Cẩn thận khi chạy gần xe tải


Khi lái ô tô trên xa lộ, bạn đừng bao giờ hy vọng là các tài xế xe tải sẽ nhìn thấy bạn rất rõ. Nhiều xe tải lắp kính chiếu hậu mặt lồi làm méo mó khoảng cách. Cũng vì vậy, rất khó xác định cự ly xe bạn ở phía sau.
Ngoài ra, động cơ xe tải còn làm rung kính chiếu hậu khiến tài xế không thể nhìn rõ phía sau. Nơi mà bạn chạy xe nguy hiểm nhất là bên cạnh xe tải, đặt biệt gần bọng vè bánh trước.
         
Chạy xe ban đêm cần hết sức cảnh giác xe tải.
Nếu tài xế xe tải thay đổi luồng lưu thông đột ngột, xe bạn có thể bị ép lọt xuống hố hoặc bị các bánh xe tải cán lên. Nếu xe bạn lỡ chạy dọc theo một xe tải nặng với rơ-moóc 18 bánh, bạn cần phải tăng tốc vượt qua xe tải ngay hoặc cho xe chạy xa phía sau xe tải.
Ban ngày, bạn thử tìm kiếm hình bóng của tài xế trong kính chiếu hậu xe tải phía trước. Nếu bạn có thể nhìn thấy tài xế trong kính chiếu hậu, tài xế cũng có thể thấy bạn ở phía sau.
Bạn cần phải hết sức cẩn thận khi chạy xe phía bên phải của bất cứ xe tải nào. Trên đường trường, các tài xế xe tải đều muốn giữ phía bên phải của họ luôn trống, vừa để dễ dàng rẽ vào các lối ra sắp tới, và nếu cần, để rời khỏi đường giao thông nhanh chóng.
Trong tình huống hệ thống thắng hơi gặp sự cố khiến các thắng mất tác dụng nghiêm trọng, các tài xế xe tải chỉ cần vài giây để rời khỏi làn đường trước khi các bánh xe khóa chặt lại và chiếc xe tải dừng hẳn giữa đường.
Trong thành phố, các xe tải thường lái ngoắt sang bên trái để rẽ hướng bên phải; nếu không thì rơ-moóc sẽ leo lên lề. Trước khi bạn cho xe vượt qua phía bên phải một xe tải với rơ-moóc 18 bánh đang chạy ở làn đường bên trái và bật đèn báo hiệu xin rẽ phải, bạn cần cảnh giác đề phòng tai nạn có thể xảy ra.
Khi đèn báo hiệu rẽ hướng của xe tải cho thấy tài xế muốn đi vào làn đường của bạn-đặc biệt bên phải, bạn hãy nhường đường ngay. Vượt qua một xe tải và trở vô làn đường nhanh quá có thể gây tai nạn.
Do đó, khi bạn vượt qua một xe tải, hãy cho xe chạy một đoạn khá xa trước khi trở vào làn đường. Tốt hơn là bạn chờ tới khi nhìn thấy rõ các đèn pha của xe tải trong kính chiếu hậu.
Nếu bạn nhìn thấy rõ mặt nạ lưới sắt to lớn của xe tải trong kính chiếu hậu và làn đường bên trái trống, hãy tấp qua bên trái và để xe tải vượt qua bên phải. Thỉnh thoảng quan sát kính chiếu hậu và nếu thấy một chiếc xe tải chạy nhanh đến gần phía sau mà không bật đèn báo hiệu rẽ hướng, bạn nên nhường đường ngay.

Thursday, August 11, 2011

BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN

Có lẽ trong lịch sử bóng đá thế giới, hiếm có trường hợp nào éo le như Messi. 

Anh là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay, đoạt giải Quả bóng vàng hai năm liên tiếp (2009, 2010), và nhiều khả năng cuối năm nay anh tiếp tục nhận Quả bóng vàng thứ ba sau những màn trình diễn tuyệt vời suốt mùa bóng vừa qua trong màu áo Barcelona. Nếu vậy, anh sẽ là cầu thủ thứ hai nhận Quả bóng vàng ba năm liên tục, sau danh thủ Platini (1983,1984,1985). Johan Cruyff (1971,1973, 1974) Marco van Basten (1988, 1989, 1992) cũng từng đoạt 3 Quả bóng vàng nhưng bị ngắt quãng. 

Đọat 3 Quả bóng vàng liên tiếp, Messi sẽ sánh ngang kỷ lục của Platini, nhưng danh hiệu Quả bóng vàng trong thời điểm hiện tại rõ ràng có giá trị cao hơn danh hiệu Quả bóng vàng ở thập niên 80 thế kỷ trước. Thời Platini còn chơi bóng, ông có một đối thủ đáng sợ là Maradona. Cả hai có thời gian cùng chơi ở giải Ý: Platini chơi cho Juventus, Maradona khoác áo Napoli. Đó là chưa kể những đối thủ sừng sỏ khác như Zico, Falcao, Socrates của Brazil. Nhưng trong giai đoạn đó, Quả bóng vàng châu Âu chỉ trao cho những cầu thủ châu Âu, không xét đến các cầu thủ Nam Mỹ và các châu lục khác dù họ vẫn chơi bóng cho các câu lạc bộ của lục địa già. Nếu giải thưởng Quả bóng vàng được mở rộng ra như hiện nay, tức là không hạn chế quốc tịch, chắc chắn Platini không thể nào đoạt giải thưởng cao quý này 3 năm liên tục. (Bắt đầu từ năm 1995, giải thưởng Quả bóng vàng được cải tiến theo hướng mở rộng và ngay lập tức danh hiệu đó thuộc về George Weah, cầu thủ Liberia đang khoác áo AC Milan. Nếu chỉ xét các cầu thủ quốc tịch châu Âu như thời Platini, Quả bóng vàng 1995 sẽ thuộc về tiền đạo người Đức Jurgen Klinsmann, người về nhì trong cuộc bầu chọn).

Nếu chúng ta thừa nhận rằng hầu hết các ngôi sao bóng đá thế giới đều chơi bóng ở châu Âu thì cầu thủ đoạt Quả bóng vàng châu Âu hiện nay là cũng là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới (Thời Platini, thực tế ông chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. So sánh tầm vóc giữa Platini và cầu thủ cùng thời Maradona thì rõ!). Quan điểm này càng được củng cố về phương diện pháp lý khi bắt đầu từ năm 2010 hai giải thưởng danh giá Quả bóng vàng Châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA đã được hợp nhất thành Quả bóng vàng FIFA và dĩ nhiên cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu “tầm cỡ thế giới” này là Lionel Messi. 

 Danh hiệu là chuyện nói thêm vào, như kiểu dùng chứng cứ củng cố cho lập luận, chứ thực ra không cần những con số thống kê, chỉ quan sát bằng nhãn quan của “người phàm mắt thịt” thôi, bất cứ tín đồ bóng đá nào cũng dễ dàng nhận thấy Lionel Messi là cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay, là cầu thủ chơi bóng ma thuật nhất, được chờ đợi nhất và được yêu mến nhất, trừ... dân Argentina.

Tình cảnh oái oăm này xuất phát từ chỗ thiên tài người Argentina này chưa bao giờ giúp đội tuyển quốc gia của anh giành được một danh hiệu lớn nào, ngoài vài danh hiệu “be bé” như vô địch thế giới lứa tuổi U-20 (2005) và vô địch giải bóng đá Olympic (2008). Tất nhiên, trên thế giới có không ít cầu thủ chơi rất hay trong màu áo câu lạc bộ nhưng khi về khoác áo đội tuyển quốc gia lại thi đấu không hiệu quả. Cristiano Ronaldo của tuyển Bồ Đào Nha là một ví dụ sống động cho trường hợp này.

Nhưng Ronaldo không bị dân Bồ phê phán dữ dội như dân Argentina lên án Messi. Thậm chí có cổ động viên cực đoan còn xông vào hành hung Messi khi anh về Argentina chuẩn bị cho cúp Nam Mỹ 2011. Thăm dò ý kiến dân Argentina, tình cảm người hâm mộ quê nhà dành cho Messi rất thấp, thậm chí số phiếu của anh còn kém một vài... trọng tài.

 Có nhiều lý do cắt nghĩa cho thái độ quá khích này. Khác với Bồ Đào Nha, Argentina là một cường quốc bóng đá, đã hai lần vô địch thế giới. Cùng với Brazil, họ là một trong hai “ông trùm” bóng đá Nam Mỹ và luôn luôn kèn cựa, so đo với người láng giềng hùng mạnh của mình.Về phương diện cá nhân, nếu Brazil tự hào với Pele thì người Argentina hãnh diện với Maradona - thánh sống của họ. Nhưng so thành tích đội tuyển thì họ bị Brazil bỏ quá xa khi đội tuyển vàng xanh đã vô địch thế giới tới 5 lần. Để thu ngắn khoảng cách này, bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào Messi nhưng anh lại chưa thể giúp đất nước mình lên ngôi một lần nào. Các nhà chuyên môn đều thấy lỗi không nằm ở Messi: hệ thống chiến thuật của Barcelona và Argentina quá khác nhau khiến tài năng của anh không thể phát huy đến mức cao nhất khi chơi cho đội tuyển. Chưa kể phương diện con người: đồng đội của anh ở đội tuyển cũng không có những cá nhân kiệt xuất như Xavi hay Iniesta.

Nhưng dân Argentina không đếm xỉa đến thực tế đó. Thất vọng dẫn đến bực tức, người ta quy kết anh chỉ dốc sức phục vụ cho Barcelona mà không hết lòng phụng sự đội tuyển. Rằng anh không coi danh dự quốc gia ra gì, chỉ chăm chăm đá bóng vì tiền, vân vân và vân vân. Người ta lôi lý lịch anh ra: Mười ba tuổi đã chuyển cả gia đình sang sống ở Tây Ban Nha với sự bảo trợ của câu lạc bộ Barcelona. Vin vào cớ đó, người ta bảo dòng máu Argentina trong anh đã nhạt, bây giờ anh là người Tây Ban Nha mất rồi(!) . Khi chì chiết Messi như vậy, người ta quên rằng anh gặp vấn đề với hormone tăng trưởng vào năm 10 tuổi và lúc đó không một câu lạc bộ nào ở Argentina chịu bỏ kinh phí chữa trị cho anh, cho đến khi Barcelona ngỏ lời. Và thực tế thì nếu không có Barcelona thì đã không có Messi như ngày nay.



"Làm sao đây?"

 Nhưng bây giờ không phải là lúc ngồi nói lý, nhất là nói lý với đám đông. Để rửa nỗi oan cho mình, để bước qua lời nguyền của số phận, Messi phải bằng mọi giá đưa đội tuyển Argentina ít ra là đến chức vô địch Nam Mỹ 2011 được tổ chức trên sân nhà. Chỉ có cách đó anh mới “bịt miệng” được những kẻ chỉ trích mình.

Sunday, August 7, 2011

7 STEPS LEARNING ENGLISH

There're lots of ways & method help people learning English or language on the world, this topic will always make professional English research nonstop. For me there is 7 basic steps to learn English that people can study by themself.
Imazing you are in the restaurant and you have to follow these steps :


Step 1 : Read the menupeople should practice reading skill when you have the menu or the other can read. this is reading skill.    

Step 2 : Oder a meal and ask the waiter or waitress advicewith this step people will improve speaking skill.
Step 3 : Understand waiter advicefor example when a waiter says : would you like small or medium size ? and you have to answer. It's  helpful for your listening.

Step 4 : Understand friend and waiter chattingthis step want you try to listen whatever your friend and the waiter talking when you are in the restaurant

Step 5 : Chat with waiter or waitress in simple topicsimple topic can be : weather, movies, food, .....people have enough confident  when talking with the waiter  

Friday, August 5, 2011

MALDINI HẬU VỆ XUẤT SẮC MỌI THỜI ĐẠI


Huy chương và cup


Tôi không phải là một người chỉ đánh giá các cầu thủ bởi những gì anh ta dành được. Nhiều cầu thủ trung bình nhưng có mọi danh hiệu.
Một ví dụ là Christian Karembeu, người vô địch World Cup và Euro cùng Pháp cũng như vô địch Champions League cùng Real Madrid. Trong khi đó, một số ngôi sao rực rỡ lại bỏ lỡ một đó danh hiệu lớn nhất, nhưng trường hợp của Roberto Baggio.
Dù vậy, những phần thưởng cùng đội bóng vẫn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, và trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, Maldini dành 7 Scudetto, 1 Coppa Italy, 5 Italian Super Cups, 5 danh hiệu Champions League titles, 5 European Super Cups và 3 World Club Cups.
Về giải thưởng cá nhân, đáng tiếc là Maldini chưa từng dành danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu hay Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Tuy nhiên căn cứ vào cái cách bầu chọn của hai giải thưởng này, điều đó cũng không quá ngạc nhiên.
Trong số rất nhiều kỉ lục Maldini đã tạo lập với Milan, anh là người thi đấu nhiều nhất cho họ và cũng là cầu thủ nhiều tuổi nhất từng ghi bàn ở một trận chung kết.

Sự nghiệp quốc tế
Một vài cầu thủ thi đấu rất tốt ở CLB nhưng vì một vài lí do, họ không thể gặt hái thành công ở cấp độ đội tuyển. Hai cái tên tôi nghĩ đến ngay là Gianni Rivera và Alessandro Del Piero.
Maldini thì khác, anh thi đấu tốt cho cả Italy và Milan. Anh là người đep băng đội trưởng lâu nhất, ra sân nhiều nhất. Hậu vệ này đã chơi 4 World Cup và 3 Euro. Cho dù may mắn luôn lẩn tránh anh, khi anh hai lần thua cuộc ở hai trận chung kết lớn, World cup 94 trước Brazil và trận thua xót xa tại Euro 2000 trước Pháp. Nếu chiến thắng trong cả hai trận đấu đó, chắc chắn, anh sẽ có một sự nghiệp vô cùng hoàn hảo.
Có lẽ một chi tiết nhỏ hơn trong 14 năm thi đấu cho Italy cũng đủ để tạo ra sự khác biệt của anh. Maldini ra mắt cho Azzurri khi vẫn còn là một cậu bé, một điều cực hiếm ở Italy, khi các cầu thủ thường không có cơ hội cho đến khi họ 25, 26 tuổi.
Khi mới 19 tuổi, anh là một phát hiện ở Euro 88, và không thể phủ nhận anh chính là hậu vệ cánh xuất sắc nhất giải đó. Anh bắt chết ngôi sao Michel của Tây Ban Nha trong trận đấu ở nhóm thứ hai, một kỉ niệm đáng nhớ. Anh có tên trong đội hình của UEFA trong 3 kì Euro, 88, 96, 2000.
Roberto Baggio vẫn được tin là đã đơn thương độc mã đưa Italy đến chung kết USA 94. Có lẽ đó là một khẳng định hợp lí, nhưng cũng cần phải nhớ Maldini đã chỉ huy hàng phòng ngự như thế nào khi huyền thoại Franco Baresi vắng mặt 4 trận vì chấn thương.
Sự nghiệp của Maldini là một giai thoại. Thật thú vị khi biết rằng anh nâng chiếc cup Champions League tại Old Trafford năm 2003, 40 năm sau khi cha anh làm điều tương tự cho Milan tại Wembley.

Một sự nghiệp lâu dài

Một thước đo nữa về sự xuất sắc đối với một cầu thủ bóng đá là thời gain họ chơi bóng đỉnh cao.
Một vài cầu thủ chơi tuyệt vời trong một vài mùa giải nhưng ở các mùa giải khác, họ không còn là chính mình. Đó chính là sự khác biệt giữa những huyền thoại mọi thời đại với những cầu thủ trên, họ có thể giữ phong độ đỉnh cao không chỉ 3 hay 5 năm, mà từ 7 đến 10 năm.
Maldini còn hơn thế. Từ khi chơi bóng cho Milan vào tháng 1 năm 1985, anh đã chơi bóng đỉnh cao ở châu Âu gần một phần tư thế kỉ. Nếu điều đó không đáng nhớ, thì trong suốt thời gian đó, anh luôn luôn giữ vững được đẳng cấp phi thường của mình. Ở tuổi gần 40, anh vẫn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu lượt đi của Milan tại Champions League gặp Arsenal. Trong trận lượt về tại San Siro, anh là một trong số ít các cầu thủ của Milan chơi tốt. Sau trận đấu, tiền đạo Emmanuel Adebayor cho rằng Maldini vẫn ở đẳng cấp thế giới.
Về điểm này, nó là của riêng Maldini. Có lẽ sẽ không có một cầu thủ nào có thể kéo dài sự nghiệp của mình ở đẳng cấp như vậy. Lotthar Matthaus là người gần nhất làm được điều tương tự.
Maldini đã trải qua 3 giai đoạn hưng thịnh của Milan trong các thập kỉ khác nhau. Milan của Arrigo Sacchi cuối những năm 1980, Milan của Fabio Capello nửa đầu thập kỉ 90 và cuối cùng là đội bóng của Carlo Ancelotti, đội bóng đã quá thành công tại Champions League từ 2003. Đế chế đỏ đen dưới thời Sacchi bao gồm bộ ba Hà Lan, Van Basten, Rijkaard và Gullit được xem như đội bóng cấp câu lạc bộ xuất sắc nhất mọi thời đại. Và Mauro Tassotti, Alessandro Costacurta, Baresi, Maldini được cho là bộ tứ vệ xuất sắc nhất.

Một con người tuyệt vời cả trong và ngoài sân cỏ.

Các bạn có lẽ cho rằng các hậu vệ Italy không fair-play. Milan có thể luôn luôn sản sinh ra những hậu vệ xuất sắc trên thế giới nhưng nhiều người thường chơi rắn trong các trận đấu.
Tất nhiên, đó là một khía cạnh quan trọng trong nghệ thuật phòng ngự, mặc dù không phải tất cả các nên văn hóa đặc biệt và Anh Quốc và Bắc Âu đánh giá cao điều đó. Maldini trở thành cầu thủ xuất sắc nhất với những gì anh đã làm mà không hề dùng những tiểu xảo bẩn thỉu, và với lí do này, anh được yêu mến ở mọi nơi.
Không thể tìm được một người ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trích Maldini, dù chỉ một lời. Anh nhận được sự tôn trọng ở mọi nơi anh đến và được cả những cđv đối thủ yêu mến. Khi Maldini tới để thực hiện pha ném biên trong trận lượt đi tại Champions League, bạn không thể thấy bất cứ một fan của Arsenal nào nhạo báng, la ó anh. Điều trái ngược xảy ra chỉ vài phút sau đó, khi Massimo Ambrosini ra lấy bóng.
Mặc dù thực sự là một siêu sao, Maldini luôn giữ được sự khiêm tốn. Anh là cầu thủ xuất sắc nhất với những gì anh làm nhưng không thích hào nhoáng, sự lăng xê, anh không bộc lộ với quần chúng tài năng của mình. Anh là nhà vô địch trong và ngoài sân cỏ.
Maldini từng nói:
"Cha tôi truyền cho tôi biết cách cư sử đúng mực trong và ngoài sân cỏ."
Vào thời buổi, những cầu thủ trung thành với một clb ngày càng hiếm hoi, Maldini đã cống hiến trọng sự nghiệp cầu thủ cho Milan, trong nhiều năm là một đội trưởng mẫu mực của Milan và cả Azzurri nữa.
Đơn giản, anh là hậu vệ hoàn hảo. Cựu đồng đội, Ray Wikins từng phát biểu: "Anh ta có thể chơi ở bất kì vị trí nào."
"Ngay khi tôi thấy anh, tôi nghĩ ràng, lạy chúa, cậu bé này có mọi thứ. Anh ta mới 16 tuổi, cao 6ft1in, nhanh và mạnh mẽ, thuận cả hai chân. Và anh ta có tình yêu với bóng đá, điều mà mọi người vẫn có thể thấy vào lúc này. Anh là một đội trưởng hoàn hảo, một con người tuyệt vời cũng như là một cầu thủ phi thường."
Có nhiều hậu vệ xuất sắc trong quá khứ, nhiều người xứng đáng được gọi là huyền thoại, bao gồm Franco Baresi, Giacinto Facchetti, Gateano Scirea, Franz Beckenbauer, Paul Breitner, Nilton Santos, Djalma Santos và Bobby Moore.
Lẽ tất nhiên, Maldini nằm trong số đó. Câu hỏi duy nhất là anh có phải là người xuất sắc nhất hay không mà thôi.

Demetrio Albertini : Signore của hàng tiền vệ

Demetrio Albertini đã trở thành một VIP trong hàng tiền vệ của Milan từ lâu rồi. Và từ 10 năm nay, các Milanista biết đến anh như một thủ lĩnh của đội bóng bởi sự cần cù, chăm chỉ, lối chơi rất tinh tế nhưng uyển chuyển như một quý ông và khi cần thì cũng hung dữ, lanh lợi như một con sói. "Tôi không thích được coi là một người quan trọng bởi cả đội bóng mới thực sự là một ngôi sao", trước những lời khen ngợi tới tấp, 10 năm qua, bao giờ Albertini cũng chống chế một cách yếu ớt như thế. Tôi nghĩ rằng mình thực sự cần thiết cho đội bóng và tôi chỉ làm những gì thực sự thiết thực. Nhưng tất cả các HLV trong những năm qua của Milan cũng như của Squadra Azzurra không bao giờ nghĩ thế. Chưa bao giờ anh bị gạt ra trong số những kế hoạch dài hạn của họ. Và họ biết họ cần điều gì nơi anh...


10 năm trước, Demetrio mới trở về Milan sau một hành trình dài ở Padova, CLB đang chơi ở Serie A đã mượn anh chơi trong suốt hai mùa giải và HLV Sacchi đáng kính không bao giờ rời mắt khỏi anh. "Ban đầu rất nhiều thành viên ban lãnh đạo không muốn tôi trở về. Họ cho rằng tôi còn quá trẻ để thay thế cho vai trò của Ancelotti. Nhưng Arrigo đã bảo vệ được quan điểm của mình và tôi rất biết ơn ông ấy vì những gì ông đã giành cho tôi". Trận đấu đầu tiên của anh trong màu áo sọc đỏ-đen là một thành công ngoài dự kiến. Đó là trận đấu với Ascoli tháng 9 năm 1991”, Sacchi sau này nhớ lại: "Cậu ta gần như phát ngất khi khi bước ra khỏi đường hầm nhưng đã lấy lại được sự bình tĩnh và chơi một trận không thể tưởng tượng được ở tuổi 20. Thật khó tin. Cậu ta là một trong số những người chơi hay nhất và các CĐV ở San Siro còn bắt cậu ta phải ra chào khi trận đấu đã kết thúc". Sacchi không có nhiều cơ hội để được xem đệ tử của mình tung hoành trong màu áo Milan nữa bởi ông đã ra đi trước khi Albertini được chấp thuận trở lại đây, nhưng ông luôn luôn nhận ra khả năng cầm trịch và đạo diễn trận đấu tài tình của cậu bé và ngay lập tức cho Demetrio khoác chiếc áo màu xanh của đội tuyển trong trận Italia-Síp vào năm 1992. Và sự ưu ái của ông đối với anh không phải là không có lý. Chua bao giờ anh làm mọi người thất vọng bởi khả năng của mình. Tôi rất thích phong cách của Ancelotti (lúc này là HLV ở Juventus). Đấy là người có ảnh hưởng lớn nhất lên phong cách của tôi sau này. Thực tế, chính Ancelotti là người sản sinh ra trường phái tiền vệ phòng ngự nổi tiếng mang tên ông và Albertini là người học trò tinh tế nhất.



Sự thăng tiến chóng mặt của Albertini đã gây ra biết bao phiền toái. Đội tuyển U21 nhất định không cho anh lên đội tuyển A vì họ cần anh cho một vài cuộc chinh phục nữa, và viện cớ là anh còn quá trẻ để thi đấu ở đội tuyển. Ông HLV của đội tuyển quân đội còn độc chiêu hơn. Ông phát đơn kiện Sacchi vì cho rằng, ông này đã làm mọi cách để Albertini được miễn nghĩa vụ quân sự và vì thế không có mặt ở đội tuyển quân đội. Chính phủ phải vào cuộc và bảo vệ quyết định của Sacchi. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị trong bóng đá Italia. Và vì những tấm lòng như thế, Albertini quyết tâm vươn lên không ngừng. Trong 10 năm qua, anh là nhân vật không thể thiếu được ở cả CLB và ĐTQG và những sự vắng mặt cũng như sa sút của anh đều trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến đội bóng và những chấn thương hay đau ốm của anh luôn được các cổ động viên cầu cho chóng qua. Đã có những thời điểm anh xuống phong đội chưa từng thấy, thậm chí bị gạt khỏi đội hình chính thức của CLB và ĐTQG. "Tôi luôn ngẫm nghĩ đến những thất bại mình đã trải qua, đến những gì ở phía trước và tôi không không bao giờ chịu đầu hàng trước hoàn cảnh nào", anh tâm sự. Anh đã trở lại chói sáng ở EURO 2000 như đã từn thể hiện một năm trước đây đoạt Scudetto với Milan. Con đường sự nghiệp của anh vẫn còn dài lắm và Milan vẫn trông chờ vào tài năng của tiền vệ lão luyện này. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rời Milan đi bất cứ đâu. Đây là gia đình tôi, mái ấm của tôi và tôi muốn kết thúc sự nghiệp ở đây", anh nói. Như Baresi đã làm và như Maldini hứa sẽ thực hiện.

  • LÝ LỊCH ALBERTINI :
SINH NGÀY : 23-8-1971

1988–2002Milan

1990–1991→ Padova (loan)

2002–2003Atlético Madrid

2003–2004Lazio

2004Atalanta

2005  BARCA