GIỌT NƯỚC MẮT CỦA TÌNH YÊU

Tôi đã từng có một thói quen, thói quen từ ngày mua chiếc máy tính. Nhiều lúc có tâm sự, buồn có, vui có tôi bật xem lại những giây phút trong trận đấu chia tay của Baresi. Tôi đã xem đến cả trăm lần, nhưng cảm xúc dâng trào trong tôi thì vẫn vẹn nguyên như lần đầu, cái lần tôi đã xem trên tivi khi mới 11 tuổi.
Nhưng rồi cuộc đời cứ trôi, con người ta lớn lên, những lo toan, suy nghĩ mới, những niềm vui, nỗi buồn, những đam mê của tuổi trẻ, tất cả đã khiến con người ta thay đổi.

Những thói quen mới hình thành, những thói quen cũ dần chìm trong dĩ vãng. Đôi khi ta cũng chẳng kịp dừng lại để mà hoài niệm, để mà vấn vương, dù trong giây lát, có thể nó đã thoáng trôi qua trong tâm tưởng chúng ta.

Chiều qua, cái file xưa cũ đó vô tình hiện ra trước mắt tôi. Phải, xưa lắm rồi, cũ lắm rồi. Và tôi lại xem, mải miết, xúc động như lần đầu tiên. Tôi ước sao mình được khóc, khóc để quên hết u sầu, khóc để quên đi những gì không thuộc về tôi nữa. Nhưng tôi không khóc, hẳn là thế rồi. Tôi chỉ nhìn Baresi khóc thôi. Để tôi thêm quý trọng anh, để tình yêu Milan của tôi thêm rực cháy.
Anh đã khóc khi vẫy tay chào khán giả. Giây phút đó, hẳn những kỷ niệm đã sống lại trong anh. Giây phút đó, hẳn hàng vạn khán giả đã khóc theo anh. Anh chẳng cần nói anh yêu Milan thế nào, sự nghiệp của anh, cuộc đời của anh đã nói lên tất cả. Tôi chỉ được xem vài trận đấu trong 3 năm cuối sự nghiệp của anh, nhưng có lẽ chỉ cần nhìn thấy những giọt nước mắt của anh, tôi cũng đã hiểu tất cả.
Có những giọt nước mắt giả tạo. Có những giọt nước mắt của niềm vui, nỗi buồn. Có những giọt nước mắt của sự yếu hèn. Có những giọt nước mắt của những xúc cảm nhất thời. Nhưng trên hết thảy, có những giọt nước mắt của tình yêu. Đó là những giọt nước mắt long lanh nhất, đáng quý nhất. Và đó là những giọt nước mắt tôi đã thấy ở anh, trong buổi chia tay đầy cảm động.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ tuyệt vời để diễn giải suy nghĩ, để biểu tả tình cảm, nhưng có những thứ mà ngôn ngữ không bao giờ diễn tả nổi. Tôi đã nhận được rất nhiều từ những giọt nước mắt của anh, nhưng rồi đã bất lực để diễn tả nó. Tôi cũng tin chắc rằng, không có một diễn viên nào, dù tài năng đến bao nhiêu có thể diễn lại được những giây phút đó.
Phải, nó chỉ có thể được diễn tả bằng những giọt nước mắt, những giọt nước mắt của tình yêu. Bởi nó là hiện thân của một tình yêu đang cồn cào, cháy bỏng trong tim anh. Nó là hiện thân của cả một cuộc đời gắn bó với Milan, của vinh quang tột cùng, của tột cùng cay đắng.
Tôi nghĩ đến Sheva. Khi ra đi, anh nói rằng Milan luôn trong tim anh, là gia đình thứ hai của anh. Bản thân tôi cũng tin rằng, anh vẫn còn nhiều luyến tiếc với Milan, còn nhiều kỷ niệm với đội bóng này. Nhưng tôi tin chắc rằng, nếu trước đó anh nhớ lại những giọt nước mắt của Baresi, có lẽ không bao giờ anh dám nói thế.
Các bạn nói:"Các cầu thủ cứ đến rồi đi, chỉ có Milan là mãi mãi." Vâng, cuộc đời cầu thủ có là bao so với một CLB. Nhưng có những cầu thủ không chỉ thuộc về quá khứ, họ còn luôn sống trong hiện tại và cả tương lai nữa. Họ luôn có trong trái tim của mỗi Milanista không chỉ bởi những cống hiến mà còn vì tình yêu của họ nữa.
Chúng ta đã chia tay một huyền thoại, chúng ta sắp chia tay một huyền thoại khác. Baresi đã ra đi trong một năm ảm đạm của đội bóng. Maldini thì sao? Trong suy nghĩ của tôi, nếu như Baresi kết thúc sự nghiệp với Scudetto 15(1996), nếu như Maldini ra đi với Champions League thứ 7 (2007), liệu còn gì đẹp hơn. Trong suy nghĩ của tôi, tại sao Baresi và Maldini không ra đi sơm hơn? Sao không tạo cơ hội cho lớp trẻ? Sao cứ vấn vương ôm đồm mãi cho đến sức tàn lực tận?
Nhưng tôi cũng hiểu rằng đó là tình yêu. Các anh thừa thông minh để hiểu rằng sự ra đi trong vinh quang là tuyệt vời nhất. Nhưng các anh không làm như vậy bởi hơn tất cả đó là đội bóng của các anh, là tình yêu, là máu mủ của các anh. Tình yêu là vậy, nó phải chứa đựng đầy đủ, cao thượng và hẹp hòi, vị tha và ích kỷ. Nếu như chúng ta biết ơn các anh đã ở lại, là chỗ dựa tinh thần trong những tháng ngày đen tối, thì tại sao chúng ta không thể chấp nhận cho các anh sống cho trọn tình yêu của mình.
Có những giây phút tôi bực dọc khi thấy Maldini ra sân, thậm chí còn mong anh chấn thương. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy thương cảm, sẻ chia với anh. Chính các anh cũng chẳng cần ra đi trong vinh quang, chẳng cần có một bảng vàng chói lọi không tì, không vết. Các anh chỉ muốn sống trọn với tình yêu của mình. Hãy để các anh làm như vậy, bởi các anh thuộc về Milan, và Milan là cuộc sống của các anh. Để cho chúng ta được thấy những giọt nước mắt chia ly, những giọt nước mắt của tình yêu. Nồng nàn và cháy bỏng.

CHÀNG THỦ MÔN TỘI NGHIỆP

Ai cũng biết bóng đá là môn chơi bóng bằng chân. Trong tiếng Anh, chữ “football” (foot = bàn chân) đã nói rõ điều đó. Ngược lại với “football” là “handball” (hand = bàn tay), từ dùng chỉ môn bóng ném. 

Nhưng trong đội hình 11 cầu thủ “football” có mặt trên sân, gã lại chơi môn “handball” . Nội điều đó, gã đã là một nhân vật trái khoáy. Đã thế, gã ăn vận cũng chẳng giống ai. Màu áo của gã khác mọi người, lúc nào gã cũng mang bao tay, đôi khi gã mặc quần dài, cao hứng lên gã thậm chí đội cả nón. Gã giống như một người đi lạc trong đám đông. Tên của gã là “thủ môn”.





2. Tôi tin hầu hết thủ môn trên thế giới đến với vai trò giữ gôn chỉ là do tình cờ hoặc cơ duyên đưa đẩy, đại khái do gặp phải khúc quanh bất ngờ của số phận. Trong các bài phỏng vấn trên báo chí, rất nhiều thủ môn tiết lộ vị trí đầu tiên của họ là ở hàng tấn công. Chỉ do huấn luyện viên sắp xếp, nhiều khi từ một lý do rất ngẫu nhiên (do có ưu thế về chiều cao so với đồng đội chẳng hạn) mà họ bất đắc dĩ trở thành thủ môn, thoạt đầu tưởng chỉ tạm “thế vai” trong một giai đoạn ngắn, rốt cuộc trở thành con tin suốt đời của xà ngang và cột dọc.


3. Về logic, một chú nhóc sau một đêm thức dậy bỗng nhận ra mình có khả năng chơi bóng khéo léo bằng tay hẳn chú sẽ tìm đến sân bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng ném. Còn những chú nhóc suốt ngày phơi đầu trần chạy nhảy trên các bãi đất trống ngoài đường phố hoặc trên các thửa ruộng mới gặt kia chắc chắn khao khát lớn nhất trong lòng các chú là được rê dắt bóng thỏa thích và trổ tài sút tung lưới đối phương. Chẳng chú bé nào đến với bãi bóng chỉ để chôn đời mình trong khung thành. Hồi bé, tôi cũng hay chơi trò banh bóng. Ở các đội bóng bé con đó, tóm lại chẳng đứa nào chịu giữ gôn. Cuối cùng phải giải quyết bằng cách bắt thăm hoặc thỏa thuận luân phiên nhau làm thủ môn. 

Vậy, làm thủ môn có sung sướng gì!


4. Về mặt trình diễn, thủ môn không có nhiều cơ hội bằng các cầu thủ khác. 

Giật gót, tâng bóng bằng đùi, chuyền bóng bằng má ngoài bàn chân, sút “cú mập” bằng mu chính diện, vê bóng bằng gầm giày, bắt vôlê, ngả bàn đèn, đá phạt theo hình quả chuối, sục bóng theo kiểu lá vàng rơi... hàng mớ những pha ảo thuật với bóng được khán giả trầm trồ tán thưởng, được tivi hào hứng chiếu đi chiếu lại kia, chẳng pha nào dính dáng đến thủ môn. 

Anh chàng thủ môn tội nghiệp đó, đôi lúc cũng thấy cuộc đời đáng chán, cũng muốn khỏa lấp sự nhạt nhẽo của vị trí thủ thành bằng thứ nghệ thuật có tính cống hiến. Nhưng khi Higuita, thủ môn đội tuyển Colombia, xông ra khỏi khu vực 16, 50m để vờn bóng với tiền đạo đối phương hay biểu diễn màn tung người phá bóng bằng gót chân theo kiểu “con bò cạp” để đem lại sự phấn khích cho người xem, lập tức anh ta bị giới huấn luyện viên xem như một tấm gương xấu. Những pha trình diễn của Higuita nhanh chóng được cập nhật vào các “giáo trình bóng đá”, nhưng nằm trong mục “những điều thủ môn tuyệt đối không nên làm”. Điều duy nhất Higuita nhận được sau những phút ngẫu hứng của mình là biệt danh “El Loco” - tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “thằng điên”. Thế đấy!


5. Vậy thì thủ môn còn lại gì để thể hiện tình yêu với cái đẹp? 

Người ta không cần anh đẹp, chỉ cần anh an toàn. Trong sân bóng có kích thước 105m x 68m, anh chỉ được đi lại trong khu vực giới hạn 16,50m, đẹp mà làm gì! Ngay ở các đội bóng mà chủ nghĩa duy mỹ được xem như tôn chỉ, thì vị trí của thủ môn cũng không được quyền “đẹp”. Không được “đẹp” nên cũng ít có cơ hội được tôn vinh. Mặc dù người ta cứ bô bô lên ở mọi lúc mọi nơi rằng “thủ môn là một nửa đội bóng”, nhưng khi cần trao tặng thưởng, người ta chỉ nhớ đến một nửa còn lại. Danh hiệu “quả bóng vàng châu Âu” với lịch sử hơn một nửa thế kỷ, chỉ có một thủ môn duy nhất được tấn phong là Lev Yashin. 

Thậm chí, cầu thủ đá hỏng phạt đền còn được nhớ hơn so với thủ môn đỡ được quả phạt đó. Người ta luôn nhắc đến “những người đá hỏng 11 mét vĩ đại” Socrates, Platini, Zico ở World Cup 1986. Người ta nhắc “tóc đuôi ngựa thần thánh” Roberto Baggio đá hỏng quả 11 mét cuối cùng trong trận chung kết World Cup 1994 như thế nào nhưng tên tuổi người thủ môn đứng đối diện với anh trong buổi chiều lịch sử đó gần như trượt khỏi trí nhớ của người xem từ lâu. Người ta sẵn sàng nhắc đến Palermo, cầu thủ Argentina, người đá hỏng 3 quả penalty liên tiếp trong một trận đấu nhưng thủ môn thì người ta làm như không quen gã, thậm chí chưa nhìn thấy gã bao giờ. 

“Tinh thần” đã vậy, “vật chất” cũng chẳng hơn gì. Theo thống kê của báo chí Anh mới đây, trong một đội bóng, lương của thủ môn luôn luôn xếp hạng bét. Tiền đạo lương trung bình 806.000 bảng/năm. Kế đến là các tiền vệ: 754.000 bảng. Hậu vệ: 653.000 bảng. Cuối cùng là thủ môn, chỉ với mức lương 533.000 bảng.

CHUỘT NHŨI


(TT&VH Online) - Bạn sẽ làm gì nếu như bạn chỉ sống một ngày duy nhất? Bạn sẽ làm gì nếu như chỉ sống trong ngày hôm nay mà không bao giờ có ngày mai? Đó có vẻ là một câu hỏi không tưởng nhưng đôi khi nó vẫn xuất hiện trong đầu ta một cách vô thức...

Chuyện kể rằng loài chuột chũi (groundhog) có thói quen thức dậy sau những ngày đầu đông, chui ra khỏi hang & ngắm nhìn bóng mình để quyết định xem... ngủ tiếp hay là rời khỏi hang?! Nếu chuột chũi nhìn thấy bóng của mình, chàng ta sẽ chui xuống hang, ngủ tiếp khoảng chừng 6 tuần lễ. Có nghĩa là mùa đông sẽ kéo dài thêm hơn 6 tuần kể từ ngày chuột chũi ta thức dậy. Còn nếu như ngày hôm đó có mây và chuột chũi ta không nhìn thấy bóng mình thì chàng ta sẽ thức dậy hẳn, mùa đông sẽ qua rất nhanh, mùa xuân đang chực chờ đến.
Đó là câu chuyện về loài chuột chũi. Còn giờ là chuyện của Leo Messi...
... Câu chuyện bắt đầu bằng một chiếc giấy ăn, tại một nhà hàng trong CLB quần vợt Pompeia, thành phố Barcelona. Cậu bé Messi bị một chứng bệnh thiếu hormone tăng trưởng, và nếu không được chữa trị kịp thời, cậu bé ấy sẽ không thể lớn được chứ chưa nói đến việc theo đuổi niềm đam mê với trái bóng. Horacio Gaggioli, một người bạn của ông Jorge Messi, đã khuyên đưa cậu bé Leo đến Barcelona để thử việc. Cuộc hành trình hơn 10 vạn dặm tới đất nước bên bờ Địa Trung Hải bắt đầu.
Sau khi được chứng kiến những gì Messi thể hiện trong các buổi tập, Carles Rexach đã thực sự bị mê hoặc. Nhưng thuyết phục được tân chủ tịch Joan Gaspart ký hợp đồng với cậu bé 13 tuổi là chuyện không hề đơn giản, trong khi đội bóng đang còn hàng ngàn vấn đề cần phải giải quyết. Trước sự chần chừ của BLĐ đội bóng, Carles Rexach với quyền hạn của mình đã quyết định ký hợp đồng ghi nhớ với ông Jorge Messi, bởi ông biết không thể tìm được ở đâu trên thế giới này một cầu thủ như vậy nữa.
"Ông ấy nhìn quanh, cố gắng tìm kiếm một cái gì đó để viết lên, nhưng chẳng có gì cả. Và thế là ông ấy rút một tờ giấy ăn ra", Minguella nhớ lại. Và đây là những gì đã được viết trên mảnh giấy ăn ấy: "Ở Barcelona, vào ngày 14/12/2000, trước sự chứng kiến của Josep Minguella và Horacio (Gaggioli), tôi, Carles Rexach, Thư ký kỹ thuật của Barça , cam kết trong quyền hạn của mình, bất chấp những ý kiến phản đối, rằng Barça sẽ ký hợp đồng với cầu thủ Lionel Messi nếu chúng ta tiếp tục thống nhất với những điều khoản đã được bàn bạc trên đây". 
Tờ giấy ăn đó đã thay đổi vận mệnh cuộc đời của Leo Messi, và thay đổi cả lịch sử của CLB xứ Catalunya! 
Màn ra mắt của Messi trong màu áo đội I, trận derby xứ Catalunya không để lại cho tôi cũng như đa số mọi người nhiều ấn tượng. Đó là một cậu bé nhỏ thó, với mái tóc dài và khuôn mặt búng ra sữa. Nếu có nữa, thì cũng chỉ là ấn tượng về những bước chạy khá tự tin, và việc Messi trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử CLB được thi đấu tại La Liga (sau này Krkic đã phá vỡ kỷ lục này). Chấm hết! Nhưng giờ đây, việc thưởng thức Messi chơi bóng dường như là món ăn tinh thần không thể thiếu với đa số những người hâm mộ túc cầu giáo trên toàn thế giới. Niềm vui với trái bóng của Messi là bất tận, và anh tận hưởng nó trên những thảm cỏ xanh. Người ta từng tự hỏi tại sao Pep lại sử dụng Messi nhiều đến vậy mà không cho cậu bé nghỉ ngơi. Khổ nỗi, Leo đâu có chịu. Trừ khi không thể tiếp tục chạy trên sân vì những chấn thương, xiềng xích cũng chưa chắc ngăn được anh.
Đó chính là điều đã xảy ra trong trận đấu với Osasuna ở lượt đi vòng 1/8 Copa del Rey. Như mọi năm, Messi được đặc cách tập trung muộn hơn các đồng đội. Nhưng ít khi anh tập trung đúng hẹn, mà còn sớm hơn dự kiến. Một ngày trước trận đấu, BLĐ Barcelona thông báo Lionel Messi bị cúm và sẽ không thể ra sân. Buổi sáng trước trận, Messi không tham gia vào buổi tập cuối cùng với toàn đội. Nhưng như một điều thần kỳ, Messi có tên trong danh sách dự bị. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Chỉ với hơn 20 phút có mặt trên sân, Messi đã khiến thủ thành Riesgo phải vào lưới nhặt bóng đến 2 lần. Nên nhớ, đó mới là hình ảnh của một Messi chưa hoàn toàn khỏe mạnh!
Với anh, bóng đá là cuộc đời, và được chơi bóng là cách tận hưởng cuộc sống tuyệt vời nhất. Với mọi người, anh đơn giản là hiện thân của cái đẹp trong bóng đá, vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời. Người ta mong chờ những màn trình diễn của anh, cũng tương tự như những con người ở thị trấn Punxsutawney (Hoa Kỳ) chờ đợi sự xuất hiện của chú chuột chũi vào ngày 2/2 hàng năm. Chú chuột chũi kia xua tan cái giá lạnh của mùa đông, còn Messi khiến những trái tim nguội lạnh nhất trở nên nóng hổi và cuồng nhiệt. Đó không chỉ là cảm nhận của con tim Blaugrana. Những quả bóng vàng kia là cách Thế giới tôn vinh anh, nhưng đối với anh đó không phải là tất cả những gì anh hướng tới. Nếu được, anh sẵn sàng chia sẻ nó với những người đồng đội của anh, với Xavi và Iniesta: "Tôi muốn cảm ơn các đồng đội tại Barcelona và Argentina, không có họ tôi không thể có gì cả. Nhưng trên hết, tôi muốn chia sẻ danh hiệu này với Xavi: anh cũng xứng đáng với danh hiệu này như tôi, Xavi ạ!".
Vẫn câu hỏi đã nêu ra ở đầu bài viết: Bạn sẽ làm gì nếu như bạn chỉ sống một ngày duy nhất? Bạn sẽ làm gì nếu như chỉ sống trong ngày hôm nay mà không bao giờ có ngày mai? Với tôi, một phần trong ngày đó chắc chắn phải có bóng đá, có Barça và dĩ nhiên là phải được xem Messi "làm bạn với trái bóng"...

AI NGỐC HƠN AI ?

TRONG MỘT CUỘC PHỎNG VẤN TUYỂN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY, SẾP HỎI CÔ GÁI ĐANG MẶC VÁY NGẮN.
- CÔ ĐÃ KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC 2 CÂU HỎI CỦA TÔI, BÂY GIỜ TÔI CHO CÔ CƠ HỘI CUỐI CÙNG, NẾU CÔ TRẢ LỜI ĐƯỢC TÔI SẼ NHẬN CÔ VÀO LÀM. NẾU KHÔNG THÌ PHẢI CHIA TAY CÔ Ở ĐÂY.
- NẾU VIẾT SỐ 1 LÊN ĐÙI TRÁI VÀ ĐÙI PHẢI CỦA CÔ, THÌ SẼ ĐỌC LÀ SỐ MẤY ?
- CÔ GÁI TRẢ LỜI : 
- SỐ 11 THƯA ÔNG.


CÔ THẬT LÀ NGỐC, CÂU HỎI DỄ VẬY MÀ TRẢ LỜI KHÔNG ĐƯỢC, PHẢI LÀ SỐ 101 MỚI ĐÚNG.
CÔ GÁI NGƯỢNG ĐỎ MẶT, BƯỚC RA KHỎI PHÒNG NHƯNG VẪN CHƯA PHỤC. CÔ QUAY LẠI HỎI ÔNG GIÁM ĐỐC :
- VẬY TÔI HỎI ÔNG NẾU TÔI CŨNG VIẾT SỐ 1 LÊN 2 ĐÙI CỦA ÔNG, THÌ ÔNG ĐỌC LÀ SỐ MẤY ?
- ÔNG SẾP CƯỜI HA HẢ, VẬY MÀ CŨNG HỎI. TẤT NHIÊN LÀ 111 RỒI ?
- SAI, 1,1 MỚI ĐÚNG. HÓA RA ÔNG CŨNG CHẲNG HƠN GÌ TÔI.

Roberto Carlos và cú sút siêu thực






1. Mười lăm năm trước, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, trên sân Stade de Gerland tại thành phố Lyon nước Pháp xảy ra một hiện tượng lạ mà sau này nhiều người ví như sự xuất hiện của đĩa bay trên trái đất.


Lúc đó, một giải bóng đá giao hữu có tên gọi Tournoi de France giữa bốn đội tuyển được xem là sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ gồm Pháp, Anh, Brazil, Đức được tổ chức tại Pháp, nước chủ nhà World Cup một năm sau đó.

Hiện tượng lạ đó xuất hiện vào phút thứ 21 trong trận Pháp gặp Brazil. Cho tới thời khắc đó, tỉ số trận đấu đang là 0-0 và Brazil được hưởng một quả phạt trực tiếp. Điểm phạt cách xa khung thành thủ môn Barthez gần 40 mét, tức là một khoảng cách an toàn đến mức thủ môn có thể vừa hái hoa vừa đón bóng mà không sợ bị thủng lưới. Thậm chí, nó còn kém nguy hiểm hơn một quả phạt góc.

2. Đứng trước quả bóng là một cầu thủ thấp, đậm, chẳng có gì đáng chú ý ngoài một cặp đùi to quá khổ, nói chung là hoàn toàn vô danh. Đã vô danh mà còn “màu mè”. Gã tiểu tốt đó sau khi đặt quả bóng xuống điểm đá phạt, bắt đầu bước thụt lui. Thông thường, để lấy đà, các cầu thủ đứng cách quả bóng khoảng 3 mét đã là xa. Đằng này, gã lui, lui mãi, như thể gã đang đối diện với một con chó dữ chứ không phải là một quả bóng. Nếu sau lưng gã là một mô đất thì gã đã té chổng gọng rồi.

Các cầu thủ trên sân, các vị trọng tài, hàng vạn khán giả trên khán đài và hàng triệu người ngồi dán mắt trước màn ảnh tivi hiếu kỳ mở căng mắt xem gã này định làm trò gì. Và rồi mọi người thấy gã chạy, trên đầu mũi giày - những bước ngắn, tiếp theo là những bước sải. Cuối cùng gã co chân sút vào quả bóng.

Tất nhiên trước mặt gã là các cầu thủ Pháp đang đứng sát vào nhau để làm hàng rào chắn. Nhưng theo như những gì vừa xảy ra trên sân thì các cầu thủ áo xanh không cần phải cảnh giác như vậy. Vì trái bóng từ chân gã bay cách xa rào chắn cả mét.

Trên khán đài, khán giả không nhịn được phá ra cười. Những ai đeo răng giả chắc văng cả răng xuống hàng ghế phía trước. Dưới sân, quả đá phạt của gã bay về phía cột cờ góc khiến các em bé nhặt bóng vội thụp người xuống để tránh bóng va phải đầu. Thủ môn Barthez liếc đường bay ngớ ngẩn của quả bóng bằng nửa con mắt rồi nhìn lên khán đài đang ầm ĩ, khẽ mỉm cười như muốn chia sẻ với khán giả cảm giác vui nhộn về màn kịch hài đang diễn ra.

Đột nhiên, Barthez cảm thấy có điều gì đó bất thường. Cả khán đài đang cười nghiêng ngả bỗng im bặt như cả vũ trụ đột ngột bị tắt volum.

Barthez ngoảnh phắt lại vừa kịp thấy quả bóng khi nãy đang bay về phía góc sân, bỗng bất thần đổi hướng, ngoặt về phía khung thành, khẽ chạm cột dọc và... chui tọt vào lưới.

Trên sân, không chỉ Barthez chết đứng. Cầu thủ hai bên lẫn các vị trọng tài áo đen đều trơ ra như trời trồng. Cơ bản là không ai tin vào mắt mình. Một cú sút siêu thực, ra ngoài mọi hiểu biết về chuyển động học.

3. Roberto Carlos da Silva Rocha sinh năm 1973, lúc đó đã 24 tuổi, lập tức được cả thế giới biết đến với cái tên rút gọn Roberto Carlos. Và cú sút phạt của anh trong ngày hè oi ả đó đã đi vào lịch sử bóng đá với tư cách là cú sút phạt đẹp nhất thế giới.

Cú sút phạt đó thần kỳ đến nỗi không chỉ các chuyên gia thể thao trầm trồ. Cả các nhà khoa học cũng vào cuộc. Họ đo vòng đùi của Roberto Carlos, họ cân trọng lượng quả bóng, họ đo sức gió, đo nhiệt độ, nói chung họ làm tất cả những gì có thể làm để chứng minh cú sút này không thuộc phạm trù huyền bí.

“Chúng ta đã được chứng kiến một thứ đi ngược lại với logic và có thể sẽ không bao giờ thấy nó thêm lần nữa”. David Quere, một nhà khoa học công tác tại viện kỹ thuật ESPCI của Paris, tặc lưỡi tuyên bố. Sau đó, ông cùng các đồng nghiệp cố gắng giải thích quỹ đạo cú sút của hậu vệ Brazil. Họ tiến hành thí nghiệm bằng cách lấy một khẩu súng lục bắn vào trong nước. Và họ nhận ra tốc độ của viên đạn khi đạt tới hơn 100 km/giờ - tương đương tốc độ cú “nã đại bác” của Carlos thì nó cũng xoắn tròn và dần dần di chuyển vòng cung. Đến lúc đó họ mới tin cú sút đó đúng là do người làm chứ không phải... ma làm. Vấn đề là làm sao tạo ra một lực sút mạnh như thế. Đó chính là điều làm nên sự khác biệt giữa Roberto Carlos với các cầu thủ còn lại.

4. Trong 11 năm chơi cho Real Madrid, Carlos đoạt 4 chức vô địch quốc gia, 3 lần vô địch Champions League, ghi 74 bàn thắng, một con số đáng kinh ngạc với một hậu vệ. Nhưng nếu biết Roberto Carlos được ca ngợi là hậu vệ trái xuất sắc nhất hành tinh chính là nhờ phẩm chất tấn công với những cú sút mạnh như búa bổ, chúng ta sẽ không còn há hốc miệng nữa. Có nhiều trận đấu, hậu vệ Roberto Carlos còn bị phạt việt vị nhiều hơn cả các tiền đạo. Phẩm chất đó sau này chúng ta sẽ bắt gặp ở một cầu thủ Brazil khác: Daniel Alves, hậu vệ phải của Barcelona.

Roberto Carlos là hậu vệ rất mạnh về thể lực và tốc độ nhưng hiếm khi bị thẻ phạt. Real Madrid thời hoàng kim (vô địch Champions League 1998, 2000, 2002), ngoài Roberto Carlos còn có Fernando Redondo, Raul Gonzalez, Morientes, Mijatovic, Suker, Hierro, Sanchis, tiếp theo là MacManaman, Anelka, Luis Figo, Zidane... những danh thủ tôn vinh lối đá cống hiến, lịch lãm khiến cả thế giới ngưỡng mộ. So với những cầu thủ “chém đinh chặt sắt” hiện nay như Carvalho, Pepe, Sergio Ramos, Coentrao, Xabi Alonxo, Lass Diarra..., Roberto Carlos cùng thế hệ vàng của Real Madrid thời kỳ đó không những gặt hái được nhiều thành công mà bằng lối nhồi bóng bay bướm của mình đã giúp đội bóng thủ đô Tây Ban Nha xứng danh với hai chữ “Hoàng gia” (“Real”) do vua Alfonso XIII ban tặng.

Tin Roberto Calos từ giã sự nghiệp trong năm nay vì vậy không chỉ khiến người hâm mộ toàn cầu luyến tiếc mà còn khiến Real Marid buồn bã chia tay một biểu tượng mà không biết đến bao giờ họ mới có một nhân cách khác đủ sức thay thế!

CHU ĐÌNH NGẠN

TÍNH SAO ĐÂY ?

Cô vợ mới sinh em bé, ông chồng vui mừng , lấy điện thoại của vợ nhắn tin cho tất cả mọi người trong danh bạ điện thoại : " tôi có em bé "
các tin nhắn trả về :
- mẹ vợ : " sao bảo nó không thể ?,  con lại đi lại với thằng đấy đấy à ? "
- Anh rể : " không thể thế được ! em tính sao đây ? "
- Giám đốc : " tôi sẽ chuyển khoản cho cô 50 triệu ngay, cô hãy nghỉ ngơi một thời gian "
- Khách hàng : " đừng có giở trò hù dọa tôi kiểu đấy , nếu cô cần, ngày mai tôi sẽ ký cho cô hợp đồng đó. "
- Một số lạ : " hôm đó còn có cả thằng đấy, cô không tính đổ cả lên đầu tôi đấy chứ ?  "

TIN ĐỒN

trong cuộc tám truyện của các bà vợ trên thế giới đề tài "của quý" của đàn ông dĩ nhiên là  được nói nhiều nhất.
Bà người Anh nói : ở nước Anh chúng tôi gọi là GENTLEMEN, bởi vì mỗi khi gặp phụ nữ thì nó luôn đứng nghiêm chỉnh để chào.
Bà người Pháp : ở pháp thì thằng nhỏ đó người ta thường gọi là BỨC MÀN SÂN KHẤU. bởi vì sau khi biểu diễn xong thì nó sẽ từ từ hạ xuống như người ta hạ màn sân khấu vậy.
Bà người NGA : nước chúng tôi gọi cậu nhỏ đó là hỏa tiễn KACHIUSA vì chúng ta không biết được nó sẽ bắn vào lúc nào, vị trí nào ? cửa trước, cửa sau, cửa trên, cửa dưới,...   
Bà người Mỹ thì nói :  ở nước tôi người ta gọi của quý của đàn ông là TIN ĐỒN. 1 bà liền nói, sao ví dụ của bà trừu tượng quá, chúng tôi chưa hình dung ra được ?
bà người Mỹ đáp : người ta gọi nó là tin đồn bởi vì nó truyền từ hết miệng bà này sang miệng của bà khác.....

Thursday, September 22, 2011

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA TÌNH YÊU

Tôi đã từng có một thói quen, thói quen từ ngày mua chiếc máy tính. Nhiều lúc có tâm sự, buồn có, vui có tôi bật xem lại những giây phút trong trận đấu chia tay của Baresi. Tôi đã xem đến cả trăm lần, nhưng cảm xúc dâng trào trong tôi thì vẫn vẹn nguyên như lần đầu, cái lần tôi đã xem trên tivi khi mới 11 tuổi.
Nhưng rồi cuộc đời cứ trôi, con người ta lớn lên, những lo toan, suy nghĩ mới, những niềm vui, nỗi buồn, những đam mê của tuổi trẻ, tất cả đã khiến con người ta thay đổi.

Những thói quen mới hình thành, những thói quen cũ dần chìm trong dĩ vãng. Đôi khi ta cũng chẳng kịp dừng lại để mà hoài niệm, để mà vấn vương, dù trong giây lát, có thể nó đã thoáng trôi qua trong tâm tưởng chúng ta.

Chiều qua, cái file xưa cũ đó vô tình hiện ra trước mắt tôi. Phải, xưa lắm rồi, cũ lắm rồi. Và tôi lại xem, mải miết, xúc động như lần đầu tiên. Tôi ước sao mình được khóc, khóc để quên hết u sầu, khóc để quên đi những gì không thuộc về tôi nữa. Nhưng tôi không khóc, hẳn là thế rồi. Tôi chỉ nhìn Baresi khóc thôi. Để tôi thêm quý trọng anh, để tình yêu Milan của tôi thêm rực cháy.
Anh đã khóc khi vẫy tay chào khán giả. Giây phút đó, hẳn những kỷ niệm đã sống lại trong anh. Giây phút đó, hẳn hàng vạn khán giả đã khóc theo anh. Anh chẳng cần nói anh yêu Milan thế nào, sự nghiệp của anh, cuộc đời của anh đã nói lên tất cả. Tôi chỉ được xem vài trận đấu trong 3 năm cuối sự nghiệp của anh, nhưng có lẽ chỉ cần nhìn thấy những giọt nước mắt của anh, tôi cũng đã hiểu tất cả.
Có những giọt nước mắt giả tạo. Có những giọt nước mắt của niềm vui, nỗi buồn. Có những giọt nước mắt của sự yếu hèn. Có những giọt nước mắt của những xúc cảm nhất thời. Nhưng trên hết thảy, có những giọt nước mắt của tình yêu. Đó là những giọt nước mắt long lanh nhất, đáng quý nhất. Và đó là những giọt nước mắt tôi đã thấy ở anh, trong buổi chia tay đầy cảm động.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ tuyệt vời để diễn giải suy nghĩ, để biểu tả tình cảm, nhưng có những thứ mà ngôn ngữ không bao giờ diễn tả nổi. Tôi đã nhận được rất nhiều từ những giọt nước mắt của anh, nhưng rồi đã bất lực để diễn tả nó. Tôi cũng tin chắc rằng, không có một diễn viên nào, dù tài năng đến bao nhiêu có thể diễn lại được những giây phút đó.
Phải, nó chỉ có thể được diễn tả bằng những giọt nước mắt, những giọt nước mắt của tình yêu. Bởi nó là hiện thân của một tình yêu đang cồn cào, cháy bỏng trong tim anh. Nó là hiện thân của cả một cuộc đời gắn bó với Milan, của vinh quang tột cùng, của tột cùng cay đắng.
Tôi nghĩ đến Sheva. Khi ra đi, anh nói rằng Milan luôn trong tim anh, là gia đình thứ hai của anh. Bản thân tôi cũng tin rằng, anh vẫn còn nhiều luyến tiếc với Milan, còn nhiều kỷ niệm với đội bóng này. Nhưng tôi tin chắc rằng, nếu trước đó anh nhớ lại những giọt nước mắt của Baresi, có lẽ không bao giờ anh dám nói thế.
Các bạn nói:"Các cầu thủ cứ đến rồi đi, chỉ có Milan là mãi mãi." Vâng, cuộc đời cầu thủ có là bao so với một CLB. Nhưng có những cầu thủ không chỉ thuộc về quá khứ, họ còn luôn sống trong hiện tại và cả tương lai nữa. Họ luôn có trong trái tim của mỗi Milanista không chỉ bởi những cống hiến mà còn vì tình yêu của họ nữa.
Chúng ta đã chia tay một huyền thoại, chúng ta sắp chia tay một huyền thoại khác. Baresi đã ra đi trong một năm ảm đạm của đội bóng. Maldini thì sao? Trong suy nghĩ của tôi, nếu như Baresi kết thúc sự nghiệp với Scudetto 15(1996), nếu như Maldini ra đi với Champions League thứ 7 (2007), liệu còn gì đẹp hơn. Trong suy nghĩ của tôi, tại sao Baresi và Maldini không ra đi sơm hơn? Sao không tạo cơ hội cho lớp trẻ? Sao cứ vấn vương ôm đồm mãi cho đến sức tàn lực tận?
Nhưng tôi cũng hiểu rằng đó là tình yêu. Các anh thừa thông minh để hiểu rằng sự ra đi trong vinh quang là tuyệt vời nhất. Nhưng các anh không làm như vậy bởi hơn tất cả đó là đội bóng của các anh, là tình yêu, là máu mủ của các anh. Tình yêu là vậy, nó phải chứa đựng đầy đủ, cao thượng và hẹp hòi, vị tha và ích kỷ. Nếu như chúng ta biết ơn các anh đã ở lại, là chỗ dựa tinh thần trong những tháng ngày đen tối, thì tại sao chúng ta không thể chấp nhận cho các anh sống cho trọn tình yêu của mình.
Có những giây phút tôi bực dọc khi thấy Maldini ra sân, thậm chí còn mong anh chấn thương. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy thương cảm, sẻ chia với anh. Chính các anh cũng chẳng cần ra đi trong vinh quang, chẳng cần có một bảng vàng chói lọi không tì, không vết. Các anh chỉ muốn sống trọn với tình yêu của mình. Hãy để các anh làm như vậy, bởi các anh thuộc về Milan, và Milan là cuộc sống của các anh. Để cho chúng ta được thấy những giọt nước mắt chia ly, những giọt nước mắt của tình yêu. Nồng nàn và cháy bỏng.

Sunday, September 18, 2011

CHÀNG THỦ MÔN TỘI NGHIỆP

Ai cũng biết bóng đá là môn chơi bóng bằng chân. Trong tiếng Anh, chữ “football” (foot = bàn chân) đã nói rõ điều đó. Ngược lại với “football” là “handball” (hand = bàn tay), từ dùng chỉ môn bóng ném. 

Nhưng trong đội hình 11 cầu thủ “football” có mặt trên sân, gã lại chơi môn “handball” . Nội điều đó, gã đã là một nhân vật trái khoáy. Đã thế, gã ăn vận cũng chẳng giống ai. Màu áo của gã khác mọi người, lúc nào gã cũng mang bao tay, đôi khi gã mặc quần dài, cao hứng lên gã thậm chí đội cả nón. Gã giống như một người đi lạc trong đám đông. Tên của gã là “thủ môn”.





2. Tôi tin hầu hết thủ môn trên thế giới đến với vai trò giữ gôn chỉ là do tình cờ hoặc cơ duyên đưa đẩy, đại khái do gặp phải khúc quanh bất ngờ của số phận. Trong các bài phỏng vấn trên báo chí, rất nhiều thủ môn tiết lộ vị trí đầu tiên của họ là ở hàng tấn công. Chỉ do huấn luyện viên sắp xếp, nhiều khi từ một lý do rất ngẫu nhiên (do có ưu thế về chiều cao so với đồng đội chẳng hạn) mà họ bất đắc dĩ trở thành thủ môn, thoạt đầu tưởng chỉ tạm “thế vai” trong một giai đoạn ngắn, rốt cuộc trở thành con tin suốt đời của xà ngang và cột dọc.


3. Về logic, một chú nhóc sau một đêm thức dậy bỗng nhận ra mình có khả năng chơi bóng khéo léo bằng tay hẳn chú sẽ tìm đến sân bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng ném. Còn những chú nhóc suốt ngày phơi đầu trần chạy nhảy trên các bãi đất trống ngoài đường phố hoặc trên các thửa ruộng mới gặt kia chắc chắn khao khát lớn nhất trong lòng các chú là được rê dắt bóng thỏa thích và trổ tài sút tung lưới đối phương. Chẳng chú bé nào đến với bãi bóng chỉ để chôn đời mình trong khung thành. Hồi bé, tôi cũng hay chơi trò banh bóng. Ở các đội bóng bé con đó, tóm lại chẳng đứa nào chịu giữ gôn. Cuối cùng phải giải quyết bằng cách bắt thăm hoặc thỏa thuận luân phiên nhau làm thủ môn. 

Vậy, làm thủ môn có sung sướng gì!


4. Về mặt trình diễn, thủ môn không có nhiều cơ hội bằng các cầu thủ khác. 

Giật gót, tâng bóng bằng đùi, chuyền bóng bằng má ngoài bàn chân, sút “cú mập” bằng mu chính diện, vê bóng bằng gầm giày, bắt vôlê, ngả bàn đèn, đá phạt theo hình quả chuối, sục bóng theo kiểu lá vàng rơi... hàng mớ những pha ảo thuật với bóng được khán giả trầm trồ tán thưởng, được tivi hào hứng chiếu đi chiếu lại kia, chẳng pha nào dính dáng đến thủ môn. 

Anh chàng thủ môn tội nghiệp đó, đôi lúc cũng thấy cuộc đời đáng chán, cũng muốn khỏa lấp sự nhạt nhẽo của vị trí thủ thành bằng thứ nghệ thuật có tính cống hiến. Nhưng khi Higuita, thủ môn đội tuyển Colombia, xông ra khỏi khu vực 16, 50m để vờn bóng với tiền đạo đối phương hay biểu diễn màn tung người phá bóng bằng gót chân theo kiểu “con bò cạp” để đem lại sự phấn khích cho người xem, lập tức anh ta bị giới huấn luyện viên xem như một tấm gương xấu. Những pha trình diễn của Higuita nhanh chóng được cập nhật vào các “giáo trình bóng đá”, nhưng nằm trong mục “những điều thủ môn tuyệt đối không nên làm”. Điều duy nhất Higuita nhận được sau những phút ngẫu hứng của mình là biệt danh “El Loco” - tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “thằng điên”. Thế đấy!


5. Vậy thì thủ môn còn lại gì để thể hiện tình yêu với cái đẹp? 

Người ta không cần anh đẹp, chỉ cần anh an toàn. Trong sân bóng có kích thước 105m x 68m, anh chỉ được đi lại trong khu vực giới hạn 16,50m, đẹp mà làm gì! Ngay ở các đội bóng mà chủ nghĩa duy mỹ được xem như tôn chỉ, thì vị trí của thủ môn cũng không được quyền “đẹp”. Không được “đẹp” nên cũng ít có cơ hội được tôn vinh. Mặc dù người ta cứ bô bô lên ở mọi lúc mọi nơi rằng “thủ môn là một nửa đội bóng”, nhưng khi cần trao tặng thưởng, người ta chỉ nhớ đến một nửa còn lại. Danh hiệu “quả bóng vàng châu Âu” với lịch sử hơn một nửa thế kỷ, chỉ có một thủ môn duy nhất được tấn phong là Lev Yashin. 

Thậm chí, cầu thủ đá hỏng phạt đền còn được nhớ hơn so với thủ môn đỡ được quả phạt đó. Người ta luôn nhắc đến “những người đá hỏng 11 mét vĩ đại” Socrates, Platini, Zico ở World Cup 1986. Người ta nhắc “tóc đuôi ngựa thần thánh” Roberto Baggio đá hỏng quả 11 mét cuối cùng trong trận chung kết World Cup 1994 như thế nào nhưng tên tuổi người thủ môn đứng đối diện với anh trong buổi chiều lịch sử đó gần như trượt khỏi trí nhớ của người xem từ lâu. Người ta sẵn sàng nhắc đến Palermo, cầu thủ Argentina, người đá hỏng 3 quả penalty liên tiếp trong một trận đấu nhưng thủ môn thì người ta làm như không quen gã, thậm chí chưa nhìn thấy gã bao giờ. 

“Tinh thần” đã vậy, “vật chất” cũng chẳng hơn gì. Theo thống kê của báo chí Anh mới đây, trong một đội bóng, lương của thủ môn luôn luôn xếp hạng bét. Tiền đạo lương trung bình 806.000 bảng/năm. Kế đến là các tiền vệ: 754.000 bảng. Hậu vệ: 653.000 bảng. Cuối cùng là thủ môn, chỉ với mức lương 533.000 bảng.

Saturday, September 10, 2011

CHUỘT NHŨI


(TT&VH Online) - Bạn sẽ làm gì nếu như bạn chỉ sống một ngày duy nhất? Bạn sẽ làm gì nếu như chỉ sống trong ngày hôm nay mà không bao giờ có ngày mai? Đó có vẻ là một câu hỏi không tưởng nhưng đôi khi nó vẫn xuất hiện trong đầu ta một cách vô thức...

Chuyện kể rằng loài chuột chũi (groundhog) có thói quen thức dậy sau những ngày đầu đông, chui ra khỏi hang & ngắm nhìn bóng mình để quyết định xem... ngủ tiếp hay là rời khỏi hang?! Nếu chuột chũi nhìn thấy bóng của mình, chàng ta sẽ chui xuống hang, ngủ tiếp khoảng chừng 6 tuần lễ. Có nghĩa là mùa đông sẽ kéo dài thêm hơn 6 tuần kể từ ngày chuột chũi ta thức dậy. Còn nếu như ngày hôm đó có mây và chuột chũi ta không nhìn thấy bóng mình thì chàng ta sẽ thức dậy hẳn, mùa đông sẽ qua rất nhanh, mùa xuân đang chực chờ đến.
Đó là câu chuyện về loài chuột chũi. Còn giờ là chuyện của Leo Messi...
... Câu chuyện bắt đầu bằng một chiếc giấy ăn, tại một nhà hàng trong CLB quần vợt Pompeia, thành phố Barcelona. Cậu bé Messi bị một chứng bệnh thiếu hormone tăng trưởng, và nếu không được chữa trị kịp thời, cậu bé ấy sẽ không thể lớn được chứ chưa nói đến việc theo đuổi niềm đam mê với trái bóng. Horacio Gaggioli, một người bạn của ông Jorge Messi, đã khuyên đưa cậu bé Leo đến Barcelona để thử việc. Cuộc hành trình hơn 10 vạn dặm tới đất nước bên bờ Địa Trung Hải bắt đầu.
Sau khi được chứng kiến những gì Messi thể hiện trong các buổi tập, Carles Rexach đã thực sự bị mê hoặc. Nhưng thuyết phục được tân chủ tịch Joan Gaspart ký hợp đồng với cậu bé 13 tuổi là chuyện không hề đơn giản, trong khi đội bóng đang còn hàng ngàn vấn đề cần phải giải quyết. Trước sự chần chừ của BLĐ đội bóng, Carles Rexach với quyền hạn của mình đã quyết định ký hợp đồng ghi nhớ với ông Jorge Messi, bởi ông biết không thể tìm được ở đâu trên thế giới này một cầu thủ như vậy nữa.
"Ông ấy nhìn quanh, cố gắng tìm kiếm một cái gì đó để viết lên, nhưng chẳng có gì cả. Và thế là ông ấy rút một tờ giấy ăn ra", Minguella nhớ lại. Và đây là những gì đã được viết trên mảnh giấy ăn ấy: "Ở Barcelona, vào ngày 14/12/2000, trước sự chứng kiến của Josep Minguella và Horacio (Gaggioli), tôi, Carles Rexach, Thư ký kỹ thuật của Barça , cam kết trong quyền hạn của mình, bất chấp những ý kiến phản đối, rằng Barça sẽ ký hợp đồng với cầu thủ Lionel Messi nếu chúng ta tiếp tục thống nhất với những điều khoản đã được bàn bạc trên đây". 
Tờ giấy ăn đó đã thay đổi vận mệnh cuộc đời của Leo Messi, và thay đổi cả lịch sử của CLB xứ Catalunya! 
Màn ra mắt của Messi trong màu áo đội I, trận derby xứ Catalunya không để lại cho tôi cũng như đa số mọi người nhiều ấn tượng. Đó là một cậu bé nhỏ thó, với mái tóc dài và khuôn mặt búng ra sữa. Nếu có nữa, thì cũng chỉ là ấn tượng về những bước chạy khá tự tin, và việc Messi trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử CLB được thi đấu tại La Liga (sau này Krkic đã phá vỡ kỷ lục này). Chấm hết! Nhưng giờ đây, việc thưởng thức Messi chơi bóng dường như là món ăn tinh thần không thể thiếu với đa số những người hâm mộ túc cầu giáo trên toàn thế giới. Niềm vui với trái bóng của Messi là bất tận, và anh tận hưởng nó trên những thảm cỏ xanh. Người ta từng tự hỏi tại sao Pep lại sử dụng Messi nhiều đến vậy mà không cho cậu bé nghỉ ngơi. Khổ nỗi, Leo đâu có chịu. Trừ khi không thể tiếp tục chạy trên sân vì những chấn thương, xiềng xích cũng chưa chắc ngăn được anh.
Đó chính là điều đã xảy ra trong trận đấu với Osasuna ở lượt đi vòng 1/8 Copa del Rey. Như mọi năm, Messi được đặc cách tập trung muộn hơn các đồng đội. Nhưng ít khi anh tập trung đúng hẹn, mà còn sớm hơn dự kiến. Một ngày trước trận đấu, BLĐ Barcelona thông báo Lionel Messi bị cúm và sẽ không thể ra sân. Buổi sáng trước trận, Messi không tham gia vào buổi tập cuối cùng với toàn đội. Nhưng như một điều thần kỳ, Messi có tên trong danh sách dự bị. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Chỉ với hơn 20 phút có mặt trên sân, Messi đã khiến thủ thành Riesgo phải vào lưới nhặt bóng đến 2 lần. Nên nhớ, đó mới là hình ảnh của một Messi chưa hoàn toàn khỏe mạnh!
Với anh, bóng đá là cuộc đời, và được chơi bóng là cách tận hưởng cuộc sống tuyệt vời nhất. Với mọi người, anh đơn giản là hiện thân của cái đẹp trong bóng đá, vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời. Người ta mong chờ những màn trình diễn của anh, cũng tương tự như những con người ở thị trấn Punxsutawney (Hoa Kỳ) chờ đợi sự xuất hiện của chú chuột chũi vào ngày 2/2 hàng năm. Chú chuột chũi kia xua tan cái giá lạnh của mùa đông, còn Messi khiến những trái tim nguội lạnh nhất trở nên nóng hổi và cuồng nhiệt. Đó không chỉ là cảm nhận của con tim Blaugrana. Những quả bóng vàng kia là cách Thế giới tôn vinh anh, nhưng đối với anh đó không phải là tất cả những gì anh hướng tới. Nếu được, anh sẵn sàng chia sẻ nó với những người đồng đội của anh, với Xavi và Iniesta: "Tôi muốn cảm ơn các đồng đội tại Barcelona và Argentina, không có họ tôi không thể có gì cả. Nhưng trên hết, tôi muốn chia sẻ danh hiệu này với Xavi: anh cũng xứng đáng với danh hiệu này như tôi, Xavi ạ!".
Vẫn câu hỏi đã nêu ra ở đầu bài viết: Bạn sẽ làm gì nếu như bạn chỉ sống một ngày duy nhất? Bạn sẽ làm gì nếu như chỉ sống trong ngày hôm nay mà không bao giờ có ngày mai? Với tôi, một phần trong ngày đó chắc chắn phải có bóng đá, có Barça và dĩ nhiên là phải được xem Messi "làm bạn với trái bóng"...

AI NGỐC HƠN AI ?

TRONG MỘT CUỘC PHỎNG VẤN TUYỂN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY, SẾP HỎI CÔ GÁI ĐANG MẶC VÁY NGẮN.
- CÔ ĐÃ KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC 2 CÂU HỎI CỦA TÔI, BÂY GIỜ TÔI CHO CÔ CƠ HỘI CUỐI CÙNG, NẾU CÔ TRẢ LỜI ĐƯỢC TÔI SẼ NHẬN CÔ VÀO LÀM. NẾU KHÔNG THÌ PHẢI CHIA TAY CÔ Ở ĐÂY.
- NẾU VIẾT SỐ 1 LÊN ĐÙI TRÁI VÀ ĐÙI PHẢI CỦA CÔ, THÌ SẼ ĐỌC LÀ SỐ MẤY ?
- CÔ GÁI TRẢ LỜI : 
- SỐ 11 THƯA ÔNG.


CÔ THẬT LÀ NGỐC, CÂU HỎI DỄ VẬY MÀ TRẢ LỜI KHÔNG ĐƯỢC, PHẢI LÀ SỐ 101 MỚI ĐÚNG.
CÔ GÁI NGƯỢNG ĐỎ MẶT, BƯỚC RA KHỎI PHÒNG NHƯNG VẪN CHƯA PHỤC. CÔ QUAY LẠI HỎI ÔNG GIÁM ĐỐC :
- VẬY TÔI HỎI ÔNG NẾU TÔI CŨNG VIẾT SỐ 1 LÊN 2 ĐÙI CỦA ÔNG, THÌ ÔNG ĐỌC LÀ SỐ MẤY ?
- ÔNG SẾP CƯỜI HA HẢ, VẬY MÀ CŨNG HỎI. TẤT NHIÊN LÀ 111 RỒI ?
- SAI, 1,1 MỚI ĐÚNG. HÓA RA ÔNG CŨNG CHẲNG HƠN GÌ TÔI.

Roberto Carlos và cú sút siêu thực






1. Mười lăm năm trước, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, trên sân Stade de Gerland tại thành phố Lyon nước Pháp xảy ra một hiện tượng lạ mà sau này nhiều người ví như sự xuất hiện của đĩa bay trên trái đất.


Lúc đó, một giải bóng đá giao hữu có tên gọi Tournoi de France giữa bốn đội tuyển được xem là sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ gồm Pháp, Anh, Brazil, Đức được tổ chức tại Pháp, nước chủ nhà World Cup một năm sau đó.

Hiện tượng lạ đó xuất hiện vào phút thứ 21 trong trận Pháp gặp Brazil. Cho tới thời khắc đó, tỉ số trận đấu đang là 0-0 và Brazil được hưởng một quả phạt trực tiếp. Điểm phạt cách xa khung thành thủ môn Barthez gần 40 mét, tức là một khoảng cách an toàn đến mức thủ môn có thể vừa hái hoa vừa đón bóng mà không sợ bị thủng lưới. Thậm chí, nó còn kém nguy hiểm hơn một quả phạt góc.

2. Đứng trước quả bóng là một cầu thủ thấp, đậm, chẳng có gì đáng chú ý ngoài một cặp đùi to quá khổ, nói chung là hoàn toàn vô danh. Đã vô danh mà còn “màu mè”. Gã tiểu tốt đó sau khi đặt quả bóng xuống điểm đá phạt, bắt đầu bước thụt lui. Thông thường, để lấy đà, các cầu thủ đứng cách quả bóng khoảng 3 mét đã là xa. Đằng này, gã lui, lui mãi, như thể gã đang đối diện với một con chó dữ chứ không phải là một quả bóng. Nếu sau lưng gã là một mô đất thì gã đã té chổng gọng rồi.

Các cầu thủ trên sân, các vị trọng tài, hàng vạn khán giả trên khán đài và hàng triệu người ngồi dán mắt trước màn ảnh tivi hiếu kỳ mở căng mắt xem gã này định làm trò gì. Và rồi mọi người thấy gã chạy, trên đầu mũi giày - những bước ngắn, tiếp theo là những bước sải. Cuối cùng gã co chân sút vào quả bóng.

Tất nhiên trước mặt gã là các cầu thủ Pháp đang đứng sát vào nhau để làm hàng rào chắn. Nhưng theo như những gì vừa xảy ra trên sân thì các cầu thủ áo xanh không cần phải cảnh giác như vậy. Vì trái bóng từ chân gã bay cách xa rào chắn cả mét.

Trên khán đài, khán giả không nhịn được phá ra cười. Những ai đeo răng giả chắc văng cả răng xuống hàng ghế phía trước. Dưới sân, quả đá phạt của gã bay về phía cột cờ góc khiến các em bé nhặt bóng vội thụp người xuống để tránh bóng va phải đầu. Thủ môn Barthez liếc đường bay ngớ ngẩn của quả bóng bằng nửa con mắt rồi nhìn lên khán đài đang ầm ĩ, khẽ mỉm cười như muốn chia sẻ với khán giả cảm giác vui nhộn về màn kịch hài đang diễn ra.

Đột nhiên, Barthez cảm thấy có điều gì đó bất thường. Cả khán đài đang cười nghiêng ngả bỗng im bặt như cả vũ trụ đột ngột bị tắt volum.

Barthez ngoảnh phắt lại vừa kịp thấy quả bóng khi nãy đang bay về phía góc sân, bỗng bất thần đổi hướng, ngoặt về phía khung thành, khẽ chạm cột dọc và... chui tọt vào lưới.

Trên sân, không chỉ Barthez chết đứng. Cầu thủ hai bên lẫn các vị trọng tài áo đen đều trơ ra như trời trồng. Cơ bản là không ai tin vào mắt mình. Một cú sút siêu thực, ra ngoài mọi hiểu biết về chuyển động học.

3. Roberto Carlos da Silva Rocha sinh năm 1973, lúc đó đã 24 tuổi, lập tức được cả thế giới biết đến với cái tên rút gọn Roberto Carlos. Và cú sút phạt của anh trong ngày hè oi ả đó đã đi vào lịch sử bóng đá với tư cách là cú sút phạt đẹp nhất thế giới.

Cú sút phạt đó thần kỳ đến nỗi không chỉ các chuyên gia thể thao trầm trồ. Cả các nhà khoa học cũng vào cuộc. Họ đo vòng đùi của Roberto Carlos, họ cân trọng lượng quả bóng, họ đo sức gió, đo nhiệt độ, nói chung họ làm tất cả những gì có thể làm để chứng minh cú sút này không thuộc phạm trù huyền bí.

“Chúng ta đã được chứng kiến một thứ đi ngược lại với logic và có thể sẽ không bao giờ thấy nó thêm lần nữa”. David Quere, một nhà khoa học công tác tại viện kỹ thuật ESPCI của Paris, tặc lưỡi tuyên bố. Sau đó, ông cùng các đồng nghiệp cố gắng giải thích quỹ đạo cú sút của hậu vệ Brazil. Họ tiến hành thí nghiệm bằng cách lấy một khẩu súng lục bắn vào trong nước. Và họ nhận ra tốc độ của viên đạn khi đạt tới hơn 100 km/giờ - tương đương tốc độ cú “nã đại bác” của Carlos thì nó cũng xoắn tròn và dần dần di chuyển vòng cung. Đến lúc đó họ mới tin cú sút đó đúng là do người làm chứ không phải... ma làm. Vấn đề là làm sao tạo ra một lực sút mạnh như thế. Đó chính là điều làm nên sự khác biệt giữa Roberto Carlos với các cầu thủ còn lại.

4. Trong 11 năm chơi cho Real Madrid, Carlos đoạt 4 chức vô địch quốc gia, 3 lần vô địch Champions League, ghi 74 bàn thắng, một con số đáng kinh ngạc với một hậu vệ. Nhưng nếu biết Roberto Carlos được ca ngợi là hậu vệ trái xuất sắc nhất hành tinh chính là nhờ phẩm chất tấn công với những cú sút mạnh như búa bổ, chúng ta sẽ không còn há hốc miệng nữa. Có nhiều trận đấu, hậu vệ Roberto Carlos còn bị phạt việt vị nhiều hơn cả các tiền đạo. Phẩm chất đó sau này chúng ta sẽ bắt gặp ở một cầu thủ Brazil khác: Daniel Alves, hậu vệ phải của Barcelona.

Roberto Carlos là hậu vệ rất mạnh về thể lực và tốc độ nhưng hiếm khi bị thẻ phạt. Real Madrid thời hoàng kim (vô địch Champions League 1998, 2000, 2002), ngoài Roberto Carlos còn có Fernando Redondo, Raul Gonzalez, Morientes, Mijatovic, Suker, Hierro, Sanchis, tiếp theo là MacManaman, Anelka, Luis Figo, Zidane... những danh thủ tôn vinh lối đá cống hiến, lịch lãm khiến cả thế giới ngưỡng mộ. So với những cầu thủ “chém đinh chặt sắt” hiện nay như Carvalho, Pepe, Sergio Ramos, Coentrao, Xabi Alonxo, Lass Diarra..., Roberto Carlos cùng thế hệ vàng của Real Madrid thời kỳ đó không những gặt hái được nhiều thành công mà bằng lối nhồi bóng bay bướm của mình đã giúp đội bóng thủ đô Tây Ban Nha xứng danh với hai chữ “Hoàng gia” (“Real”) do vua Alfonso XIII ban tặng.

Tin Roberto Calos từ giã sự nghiệp trong năm nay vì vậy không chỉ khiến người hâm mộ toàn cầu luyến tiếc mà còn khiến Real Marid buồn bã chia tay một biểu tượng mà không biết đến bao giờ họ mới có một nhân cách khác đủ sức thay thế!

CHU ĐÌNH NGẠN

Thursday, September 8, 2011

TÍNH SAO ĐÂY ?

Cô vợ mới sinh em bé, ông chồng vui mừng , lấy điện thoại của vợ nhắn tin cho tất cả mọi người trong danh bạ điện thoại : " tôi có em bé "
các tin nhắn trả về :
- mẹ vợ : " sao bảo nó không thể ?,  con lại đi lại với thằng đấy đấy à ? "
- Anh rể : " không thể thế được ! em tính sao đây ? "
- Giám đốc : " tôi sẽ chuyển khoản cho cô 50 triệu ngay, cô hãy nghỉ ngơi một thời gian "
- Khách hàng : " đừng có giở trò hù dọa tôi kiểu đấy , nếu cô cần, ngày mai tôi sẽ ký cho cô hợp đồng đó. "
- Một số lạ : " hôm đó còn có cả thằng đấy, cô không tính đổ cả lên đầu tôi đấy chứ ?  "

Sunday, September 4, 2011

TIN ĐỒN

trong cuộc tám truyện của các bà vợ trên thế giới đề tài "của quý" của đàn ông dĩ nhiên là  được nói nhiều nhất.
Bà người Anh nói : ở nước Anh chúng tôi gọi là GENTLEMEN, bởi vì mỗi khi gặp phụ nữ thì nó luôn đứng nghiêm chỉnh để chào.
Bà người Pháp : ở pháp thì thằng nhỏ đó người ta thường gọi là BỨC MÀN SÂN KHẤU. bởi vì sau khi biểu diễn xong thì nó sẽ từ từ hạ xuống như người ta hạ màn sân khấu vậy.
Bà người NGA : nước chúng tôi gọi cậu nhỏ đó là hỏa tiễn KACHIUSA vì chúng ta không biết được nó sẽ bắn vào lúc nào, vị trí nào ? cửa trước, cửa sau, cửa trên, cửa dưới,...   
Bà người Mỹ thì nói :  ở nước tôi người ta gọi của quý của đàn ông là TIN ĐỒN. 1 bà liền nói, sao ví dụ của bà trừu tượng quá, chúng tôi chưa hình dung ra được ?
bà người Mỹ đáp : người ta gọi nó là tin đồn bởi vì nó truyền từ hết miệng bà này sang miệng của bà khác.....