Buffon là thủ môn hay nhất thế giới 25 năm qua

 Ngôi sao của Juventus và ĐT Italia, Gianluigi Buffon vừa được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) bầu chọn là thủ môn hay nhất thế giới trong một phần tư thế kỷ vừa qua (1987-2011).



Buffon (phải) vượt qua Casillas để trở thành thủ môn hay nhất thế giới 25 năm qua 

Với 226 điểm giành được từ cuộc bầu chọn của IFFHS, Buffon đã vượt qua hai ứng viên nặng ký khác là Iker Casillas (213 điểm) và Edwin van der Sar (201 điểm). Trong đó, Casillas là người vừa có lần thứ tư liên tiếp được chính IFFHS vinh danh là thủ môn hay nhất thế giới trong năm (2008, 2009, 2010, và 2011).
Trong top 10 thủ môn hay nhất thế giới trong 25 năm qua, có 3 người chưa từng được IFFHS tôn vinh là người gác đền xuất sắc nhất năm bao gồm Van der Sar, Andoni Zubizarreta và Claudio Taffarel.
Cũng trong top 10 nói trên, châu Âu góp mặt tới 8 đại diện bao gồm 2 người Italia, 2 TBN, 1 Đan Mạch, 1 Hà Lan, 1 Đức, 1 CH Czech trong khi hai gương mặt còn lại thuộc về Nam Mỹ (Chilavert của Paraguay và Taffarel của Brazil).
Top 10 thủ môn hay nhất thế giới trong 25 năm qua của IFFHS:
1. Gianluigi Buffon (Italia) 226 điểm 
2. Iker Casillas (TBN) 213
3. Edwin van der Sar (Hà Lan) 201
4. Peter Schmeichel (Đan Mạch) 179
5. Oliver Kahn (Đức) 162 
6. Petr Cech (CH Czech) 154 
7. Jose Luis Chilavert (Paraguay) 146
8. Walter Zenga (Italia) 132 
9. Andoni Zubizarreta (TBN) 132 
10. Claudio Taffarel (Brazil) 130

ĐỘNG TỪ MESSI

1. Không ngoài dự đoán của nhiều người, Lionel Messi một lần nữa được vinh danh ở Lễ trao giải Quả bóng vàng FIFA 2011. Đây là Quả bóng vàng thứ 3 liên tiếp của Messi (2009, 2010,2011).

Những nhà thống kê lập tức chỉ ra: Messi là cầu thủ thứ 4 giành được 3 Quả bóng vàng sau Johan Cruyff, Marco Van Basten, Michel Platini - là cầu thủ thứ 3 sau Ronaldo (Brazil) và Zidan 3 lần giành danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA” - là cầu thủ thứ 2 sau Michel Platini giành 3 Quả bóng vàng trong 3 năm liên tục.

Thực ra, nếu làm một phép so sánh, 3 danh hiệu của Messi có giá trị hơn, vì từ năm 2010 giải thưởng Quả bóng vàng của tạp chí France Football được hợp nhất với giải thưởng “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm” của Liên đoàn bóng đá thế giới để cho ra đời giải thưởng hiện nay: Quả bóng vàng FIFA. Trước đó, có cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng thì lại không đoạt giải "Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA", và ngược lại. Năm 2009, năm cuối cùng trước khi hai giải thưởng này hợp nhất thì Messi thâu tóm cả hai danh hiệu Quả bóng vàng lẫn “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA” . Xem như anh đã lập một hattrick giải thưởng (báo Daily Mirror của Anh gọi là "hattrick vàng"), đồng thời trở thành cầu thủ đầu tiên và duy nhất trên thế giới sở hữu danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới” 3 mùa gần đây...

2. Thực ra những con số thống kê không nói được nhiều điều về tầm vóc của các siêu sao. Pele, Mario Kempes, Maradona không có Quả bóng vàng nào dù họ là những nhà vô địch thế giới, vì giải thưởng Quả bóng vàng của tạp chí France Football ra đời năm 1956 chỉ xét tặng cho các cầu thủ châu Âu. Nếu không có sự khống chế này, chưa chắc các danh thủ Johan Cruyff, Marco Van Basten đoạt được 3 Quả bóng vàng. Ba Quả bóng vàng liên tiếp như Michel Platini lại càng không thể xảy ra khi chơi bóng đồng thời với ông là những tài năng lớn như Zico, Socrates của Brazil, đặc biệt là thiên tài Maradona của Argentina. Từ năm 1995 giải này mới xét tặng cả các cầu thủ có quốc tịch khác (nhưng phải chơi bóng tại châu Âu). 

Messi không nằm trong trường hợp đó: anh thách đấu sòng phẳng với cả thế giới và được thừa nhận là người số 1 của hành tinh. Với Quả bóng vàng FIFA ba năm liền, anh “là một, là riêng, là duy nhất”, dù vua bóng đá Pele không ngừng tìm cách “dìm hàng” anh - có lẽ Pele cảm nhận được nếu không bóp chết tên tuổi Messi ngay từ bây giờ thì trong tương lai ngôi vua của ông sẽ bị Messi làm cho lung lay. Lý lẽ của Pele: Messi chưa từng cùng đội tuyển Argentina đoạt chức vô địch thế giới nên không thể sánh với ông. Tất nhiên, với tính khí nhỏ nhen của vua bóng đá, khi Messi vô địch thế giới ắt ông sẽ bảo “Messi phải vô địch thế giới 3 lần như tôi thì mới tính” - giống như một cô gái đỏng đảnh chơi trò thách cưới.

3. Messi có thể vô địch thế giới, có thể không. Nhưng bất chấp điều đó, khi đoạt Quả bóng vàng FIFA 3 năm liên tiếp, anh đã đặt chân vào ngôi đền thiêng của những huyền thoại. Điều kinh khủng nhất là “huyền thoại sống” này mới có 24 tuổi và tài năng vẫn chưa có dấu hiệu gì là sẽ dừng lại. Mọi người đang hình dung cơn địa chấn nào sẽ xảy ra nếu Messi đoạt Quả bóng vàng FIFA lần thứ 4. “Thánh” Johan Cruyff, huyền thoại người Hà Lan, phát biểu như đinh đóng cột: “Messi còn có thể đoạt Quả bóng vàng thứ 5, thứ 6 hay thậm chí thứ 7”. Lúc đó, mọi so-sánh-kiểu-Pele sẽ không còn ý nghĩa nữa, vì thiên tài trong bóng đá không nhất thiết phải đo bằng cùng một thứ thước đo.

Thiên tài, thời nào cũng vậy, là người đã có những đóng góp rực rỡ cho nhân loại thông qua lãnh vực mình hoạt động. Có một nhận xét, khi giới chuyên môn so sánh Lionel Messi và Cristiano Ronaldo: “Xem Ronaldo thi đấu người ta thích Ronaldo, còn xem Messi thi đấu người ta yêu bóng đá”. Nhận xét chí lý này đã nói lên tất cả. Cristiano Ronaldo cho thấy tài năng của một cầu thủ, còn Messi bộc lộ phẩm chất của một thiên sứ - người có sứ mệnh rao truyền vẻ đẹp của nghệ thuật túc cầu. Đó chính là cống hiến của thiên tài: anh giúp cho bóng đá giữ được vẻ lộng lẫy của mình, thậm chí thúc đẩy nó tiến về phía trước.

Sau khi Maradona giải nghệ, những pha lừa bóng qua hàng loạt cầu thủ đối phương để ghi bàn tưởng đã thất truyền. Khi Owen ghi được một bàn như thế vào lưới đội Argentina ở World Cup 1998, thiên hạ trầm trồ cả năm trời. Những pha ghi bàn tương tự của George Weah, Ronaldo (Brazil) trong màu áo câu lạc bộ được các đài truyền hình chiếu đi chiếu lại đến nát phim, xem như của hiếm. Bây giờ, những pha bóng độc đáo như thế, Messi thực hiện hằng tuần một cách dễ dàng. Không gọi anh là thiên tài thì thực không biết gọi bằng gì!

4. Dĩ nhiên sự tỏa sáng của Messi gắn liền với Barcelona của Pep Guardiola. Khi Messi đứng lẻ loi trên đỉnh cao thế giới thì Barcelona cũng đang đứng cô đơn trên nóc hành tinh. Lối chơi bóng của Barcelona không giống với phần còn lại, độc nhất vô nhị. Đó là lối nhồi bóng in đậm cảm quan nghệ thuật, bay bướm và hoa mỹ. Quy luật của muôn đời là cái gì hoa mỹ thường mỏng manh, dễ vỡ. Hà Lan 1974 của Cruyff, Brazil 1982 của Zico đã từng gục ngã đau đớn trước ngưỡng cửa thiên đường là một minh chứng. Nhưng Barcelona, và Tây Ban Nha với nòng cốt là các cầu thủ Barca, đã cưỡng lại quy luật đó. Và họ đã thành công khi chứng minh được phản đề của định mệnh: Đẹp, nhưng vẫn hiệu quả! Hay nói cách khác: Hoàn toàn có thể đi tới chiến thắng bằng con đường của bóng đá đẹp!

Cách chơi bóng biến ảo của Barcelona là một tuyên ngôn về nghệ thuật. Họ chơi bóng với một ngữ pháp riêng, không ai học được. Trong thứ ngữ pháp độc đáo đó, Messi là một động từ bất quy tắc - là động từ mà với nó, Barcelona đã viết nên những trang sử phi thường trong những ngày qua...

Barca đã vượt Milan và Juve về số lần đoạt QBV


 Với danh hiệu Quả bóng Vàng thứ 3 liên tiếp mà Lionel Messi vừa giành được tại Gala bóng đá của FIFA, Barca đã trở thành đội bóng sở hữu nhiều QBV nhất thế giới với 9 lần. Xếp sau Barca là hai đội bóng của Italia, AC Milan và Juventus với cùng 8 lần đoạt QBV. 

Tuy vậy, nếu chỉ xét về số QBV (do France Football trao tặng) khi giải thưởng này còn chưa bị sáp nhập với danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA” để trở thành QBV FIFA, Juventus và Milan vẫn là hai đội dẫn đầu với 8 lần chiến thắng trong khi Barca chỉ có 7. Kể từ năm 2010, QBV của France Football đã được sáp nhập với “Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA” để trở thành QBV FIFA và Messi đã giành chiến thắng trong cả 2 lần giải thưởng này ra đời.

Trước Messi, Ronaldinho là người gần nhất đoạt QBV cho Barca - Ảnh Internet


Người đầu tiên giành QBV cho Barca là Luis Suarez năm 1960. Tiền đạo người TBN đã vượt qua hai đối thủ nặng ký là Ferenc Puskas (Real Madrid) và Uwe Seeler (Hamburg) để giành chiến thắng trong lần thứ 5 QBV được tổ chức. Phải tới hơn một thập kỷ sau, Johan Cruyff mới đem về liên tiếp 2 QBV cho Barca vào các năm 1973 và 1974. QBV thứ 4 được bổ sung vào phòng truyền thống của Barca năm 1994 khi Hristo Stoichkov giành chiến thắng trong cuộc đua tay ba với hai cầu thủ người Italia, Roberto Baggio và Paolo Maldini.
Trong năm cuối cùng của thế kỷ 20, Rivaldo chính là ngôi sao sáng nhất của Barca và chính tiền đạo người Brazil đã đem về QBV thứ 5 cho sân Camp Nou với số điểm áp đảo so với David Beckham và Andriy Shevchenko. Người gần nhất trước Messi đem về QBV cho Barca là Ronaldinho khi ngôi sao người Brazil giành chiến thắng tuyệt đối năm 2005 trước bộ đôi người Anh Frank Lampard và Steven Gerrard.
Và sau 3 năm QBV thuộc về Real Madrid (Fabio Cannavaro năm 2006), Milan (Kaka, 2007) và M.U (Cristiano Ronaldo, 2008), danh hiệu cá nhân cao quý nhất của bóng đá thế giới đã hoàn toàn thuộc về Barca với 3 chiến thắng gần đây nhất của Messi. Năm 2009, Messi đoạt QBV cuối cùng do France Football trao tặng trước khi bị sáp nhập để đem về cho Barca QBV thứ 7. Và kể từ thời điểm này, tiền đạo người Argentina không có đối thủ trong các cuộc đua tranh danh hiệu cá nhân khi đoạt 2 QBV FIFA liên tiếp. Với chiến thắng trong năm 2011 vừa qua, cá nhân Messi đã cân bằng kỷ lục 3 lần đoạt QBV của các huyền thoại: 
 Cruyff
 Michel Platini
 Marco Van Basten.

 Trong đó, chỉ có Messi và Platini là chiến thắng 3 lần liên tiếp. 
Những QBV của Barca:
Luis Suarez (1960)
Johan Cruyff (1973, 1974)
Hristo Stoichkov (1994)
Rivaldo (1999)
Ronaldinho (2005)
Lionel Messi (2009, 2010, 2011)


" Khoái Kiếm " Mourinho


“Khoái kiếm” - sứ mạng không thành



1. Chưa từng có trận đấu nào làm tốn nhiều giấy mực của báo giới bằng trận Real Madrid tiếp Barcelona trên sân Bernabeu vừa rồi. Hiển nhiên, những cuộc đụng độ Real - Barca luôn thu hút sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. Hơn bất cứ một trận thư hùng nào khác ở cấp câu lạc bộ, Real - Barca là sự đối địch kỳ thú không chỉ trong phạm vi bóng đá. Những đối kháng và những trải nghiệm chính trị trong quá khứ để lại quá nhiều dấu vết trong cuộc đối đầu này khiến nó trở thành một thứ đặc sản Tây Ban Nha cực kỳ hấp dẫn. Nó ngon đến mức lịch sử bóng đá, mỗi năm hai lần hoặc hơn nữa, buộc phải nếm nó khi đi qua.


Nhìn ở góc độ thuần tuý chuyên môn, trận Real - Barca tối 10-11 vừa rồi sở dĩ được các chuyên gia, giới truyền thông lẫn các fan bóng đá toàn cầu bình luận, phân tích, bàn tán ầm ĩ cả tháng trời trước khi trận đấu diễn ra bởi trong vòng ba năm qua chưa bao giờ Real Madrid của Mourinho lại mạnh đến thế và có cơ hội hạ gục đội quân của Pep Guardiola đến thế.

2. Từ khi Pep đặt chân đến sân Nou Camp, Barcelona trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của cả châu Âu. Barca trong mắt quần hào giống như một cao thủ bá đạo, một tay cầm kiếm một tay cầm bản danh sách... các đội bóng châu Âu, cứ thế mà lừng lững đi từ Madrid đến Manchester, từ Milan đến Copenhagen... lần lượt đánh bại từng đối thủ trên con đường sấm sét của mình. Pho kiếm pháp “tiqui-taca” của thầy trò Pep không có gì bí mật, nhưng sức tàn phá khủng khiếp của nó hầu như không ai có thể chống đỡ nổi. Ba năm qua, Barca vẫn chưa tìm thấy một đối thủ xứng tầm. Bằng thứ kiếm pháp vô địch đó, Barcelona nghiễm nhiên được quần hùng hắc bạch lưỡng đạo suy tôn là “Kiếm thánh”.


3. Suy tôn, vì không thể không suy tôn, vì không thể không thừa nhận thực tế. Chỉ có một tay kiếm không chấp nhận sự thực hiển nhiên đó, và tìm mọi cách để “giải thiêng” hiện tượng Barcelona. Tay kiếm kiêu hùng đó không ai khác ngoài một cái tên đặc biệt: Mourinho.

Mou cũng là một tay kiếm thiên tài. Ông đã gặt hái không ít vinh quang ở Bồ, ở Ý, ở Anh, đã hạ nhục không ít tên tuổi lớn dưới thanh kiếm của mình. Cuối cùng ông quyết định đến Tây Ban Nha, vì nghe đồn ở đó có Pep, một tay kiếm bách chiến bách thắng. Chưa đối đầu trực tiếp với Pep và giành chiến thắng, coi như không có thành tựu gì, chưa phải là người số một. Mou nghĩ thế, và năm ngoái ông thách đấu Pep đến 6 lần, tiếc thay chỉ thắng vỏn vẹn một lần trong trận đấu không nhiều ý nghĩa ở Cúp Nhà vua.

Cứ sau mỗi lần bại trận, Mou lại không cam tâm, lại chui vào “mật động” Bernabeu quay đầu vào vách vắt óc nghĩ ra một loại võ công mới để khắc chế “tiqui-taca”. Thực tế cho thấy trong 6 lần tranh tài với Pep, Mou đã sử dụng nhiều loại kiếm pháp khác nhau. Trận đầu tiên, Mou háo thắng sử dụng võ công dương cương quyết tranh cường và bị Pep lụi tới 5 nhát vào mạng mỡ: Real thua tới 0-5. Những trận sau, Mou sử kiếm pháp âm nhu, phòng ngự chặt để rình sơ hở của đối phương. Cũng không ăn thua. Tiếp đó, âm nhu bao hàm cả ngạnh công, nói nôm na là thủ pháp đốn giò. Thủ pháp này có chút thành tựu, các học trò của Pep quả có chùn chân, nhưng trận nào Real cũng bị đuổi một người nên hiệu quả rốt lại cũng không cao.




4. Chỉ có lần này, loại kiếm pháp nhanh như điện xẹt Mou vừa sáng tạo giúp Real Madrid thắng liền một mạch 15 trận trên toàn cõi châu Âu được xem là thứ võ công có thể đánh bại “tiqui-taca”. Báo chí xúm vào ca ngợi thứ “khoái kiếm” của Real lên mây: nhanh như điện, sắc như dao! Sự thực thì sức bắn phá khủng khiếp của hàng tấn công Real hoàn toàn xứng đáng với những mỹ từ đó. Và, như một quy luật tâm lý, một tháng trước khi Real - Barca gặp nhau, hầu như quần hùng đều ngả về phía Real trong trận đại chiến. Không phải khách giang hồ nào cũng yêu mến Mou, thậm chí ghét cay ghét đắng thói ngạo mạn và ưa khiêu khích của ông, nhưng xét về đại cục họ tin rằng trong thiên hạ hiện nay chỉ có Real của Mou mới đủ khả năng lật đổ được ách thống trị của Barca. Chính Mourinho cũng tin như thế khi thói quen khẩu chiến của ông biến mất. Ông tin rằng lần này ông có thể thắng Barca mà không cần tới những trò tâm lý chiến ưa thích. Sân cỏ sẽ đưa ra câu trả lời!


5. Ai cũng tin thế, trừ Pep và các học trò. “Tiqui-taca” là kiếm pháp vô địch, thậm chí đã trở thành một “kỳ quan”. Họ đáp máy bay đến thành Madrid mà không chút bận lòng. Thứ triết lý bóng đá tấn công xây dựng trên kỹ thuật kiểm soát bóng siêu hạng đã thấm vào máu Xavi và đồng đội. Trong khi các đối thủ nghĩ ra hết loại võ công này đến loại võ công khác để khắc chế Barca thì Barca một mực trung thành với thứ kiếm pháp của mình và cố gắng hoàn thiện nó. Alexis Sanchez và Cesc Fabregas chính là những nhân tố giúp “tiqui-taca” trở nên toàn bích và khó lường: cả hai đã lần lượt ghi bàn trong trận Barca đè bẹp Real 3-1 ngay tại thánh địa của đối phương. 


Tóm lại, đúng vào thời điểm Real của Mou được kỳ vọng nhiều nhất thì trận đại bại vừa rồi cho thấy thứ “khoái kiếm” Mou vừa sáng tạo vẫn chưa tiệm cận được trình độ của Barcelona. Như muôn đời, Mou không thừa nhận sự thua kém trước Pep, nhưng lần này thay vì đổ thừa cho trọng tài, cho ban tổ chức hay cho... UNICEF, Mou đổ thừa cho “ông thần may mắn”: “Barca may mắn quá trời quá đất, bà con ơi!”.

Giang hồ lưỡng đạo nghe Mou nói vậy chỉ cười mũi. Ông thần may mắn, nếu có ông thần đó, chắc ông cũng mỉm cười. Không ai hé môi vì chẳng ai lạ gì tính khí của Mou. Và vì một lý do khác quan trọng hơn: Mọi người đang mải nghĩ: “Khoái kiếm” của Mou sát khí rờn rợn dường kia mà vẫn không khắc chế được Barca thì còn mong cao thủ nào dưới gầm trời này hoá giải được kiếm pháp “tiqui-taca” của Pep! Hay là đành phải đợi cho thế hệ Xavi, Iniesta, Messi, Fabregas... già đi?

TẠI SAO ĐÀN ÔNG THÍCH BÓNG ĐÁ ?


Sau nhiều năm nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tập hợp các nguyên nhân lý giải điều đó:

1.  Đàn ông thích bóng đá vì… đàn bà không thích bóng đá. Được chứng tỏ mình khác hẳn… tụi bên kia luôn luôn là niềm khao khát thầm kín của đàn  ông.
2. Đàn ông thích bóng đá vì hầu như ai cũng đã từng đá bóng. Tuy phần lớn họ  chả có năng khiếu gì, các trận đấu ấy chỉ còn dấu vết lờ mờ theo thời gian,  nhưng  đàn ông nào cũng tự hào là đáng ra họ đã thành một ngôi sao lớn.
3. Đàn ông thích bóng đá do hôm nay rất nhiều cầu thủ bóng đá cực giàu mà không phải… cắp sách đến trường. Bản chất đàn ông đều chán học, và bóng  đá là cơ hội hùng hồn cho thấy chả học cũng… tốt như thường.
4.  Đàn  ông  khoái  bóng đá do nhiều trận bóng đá diễn ra lúc đêm khuya. Những dịp ra khỏi nhà vào lúc đêm khuya luôn luôn quý báu.
5. Đàn ông thích bóng đá vì trên sân bóng đá hiện nay có nhiều cô gái lúc reo hò thì… nhấc áo lên.
6.  Đàn ông thích bóng đá vì bóng đá luôn dễ hiểu hơn so với điện ảnh, ca  nhạc hoặc… cải lương. Đặc biệt dễ hiểu hơn so với văn học.
7.  Một  số đàn ông thích bóng đá nữ do đấy là một trong những cơ hội xem  các cô gái mặc quần đùi.
8.  Bóng  đá có thể thay đổi vào phút cuối cùng. Đàn ông luôn luôn mơ ước   được như thế, đặc biệt là trong hôn nhân.
9. Đàn ông luôn luôn mơ đá vào ai đó và tránh được ai đó đá vào mình.
10.  Các  cầu  thủ hôm nay nếu nổi tiếng là mơ ước của các cô gái đẹp. Mà   các cô gái đẹp là mơ ước của đàn ông.
11.  Đàn  ông thích xem bóng đá vì nếu không xem, có thể hỏi đứa bên cạnh  mà vẫn biết được kết quả.
12.  Khi  theo  dõi bóng đá, đàn ông nào cũng hạnh phúc khi cảm thấy mình thông minh hơn trọng tài.
13.  Trong  bóng  đá,  cái lý bao giờ cũng thuộc về kẻ thắng. Đàn ông rất  thích điều này.
14.  Bóng đá là môn duy nhất đôi lúc thắng lợi không phải do mình hay, mà do  chúng  nó  đá phản lưới nhà. Đấy là thứ những đàn ông thiếu tự tin hy  vọng.
15. Trong bóng đá, cầu thủ đẹp trai chưa chắc đã là cầu thủ giỏi. Mà hầu   hết đàn ông trên đời này đều không đẹp trai. Chân lý ấy khiến họ sung      sướng.
16.  Khi đội nhà thất bại, khán giả có quyền đập phá. Đó là mong ước thầm kín của đàn ông.
17.  Khi  ghi bàn, cầu thủ được đồng đội thi nhau ôm chầm lấy, mà hầu hết  đàn ông đều thích được ôm.
18.  Khi xem bóng đá, đàn ông có quyền hát to những bài hát mà mình không   thuộc.
19.  Khi  xem bóng đá, có thể túm cổ đứa ngồi bên cạnh. Khi xem phim hoặc  xem ca nhạc chẳng làm được việc này.
20.  Khi  đi  xem  bóng  đá  với bồ nhí, khả năng bị vợ bắt gặp là con số
không.
21. Đàn ông thích bóng đá có quyền khinh đứa nào không thích bóng đá. Với hội họa hay kịch nói thì không thể làm thế.
22. Cuối cùng, đàn ông thích bóng đá bởi nếu không thì họ thích gì?
ADVERTISEMENT

Friday, January 27, 2012

Buffon là thủ môn hay nhất thế giới 25 năm qua

 Ngôi sao của Juventus và ĐT Italia, Gianluigi Buffon vừa được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) bầu chọn là thủ môn hay nhất thế giới trong một phần tư thế kỷ vừa qua (1987-2011).



Buffon (phải) vượt qua Casillas để trở thành thủ môn hay nhất thế giới 25 năm qua 

Với 226 điểm giành được từ cuộc bầu chọn của IFFHS, Buffon đã vượt qua hai ứng viên nặng ký khác là Iker Casillas (213 điểm) và Edwin van der Sar (201 điểm). Trong đó, Casillas là người vừa có lần thứ tư liên tiếp được chính IFFHS vinh danh là thủ môn hay nhất thế giới trong năm (2008, 2009, 2010, và 2011).
Trong top 10 thủ môn hay nhất thế giới trong 25 năm qua, có 3 người chưa từng được IFFHS tôn vinh là người gác đền xuất sắc nhất năm bao gồm Van der Sar, Andoni Zubizarreta và Claudio Taffarel.
Cũng trong top 10 nói trên, châu Âu góp mặt tới 8 đại diện bao gồm 2 người Italia, 2 TBN, 1 Đan Mạch, 1 Hà Lan, 1 Đức, 1 CH Czech trong khi hai gương mặt còn lại thuộc về Nam Mỹ (Chilavert của Paraguay và Taffarel của Brazil).
Top 10 thủ môn hay nhất thế giới trong 25 năm qua của IFFHS:
1. Gianluigi Buffon (Italia) 226 điểm 
2. Iker Casillas (TBN) 213
3. Edwin van der Sar (Hà Lan) 201
4. Peter Schmeichel (Đan Mạch) 179
5. Oliver Kahn (Đức) 162 
6. Petr Cech (CH Czech) 154 
7. Jose Luis Chilavert (Paraguay) 146
8. Walter Zenga (Italia) 132 
9. Andoni Zubizarreta (TBN) 132 
10. Claudio Taffarel (Brazil) 130

Sunday, January 22, 2012

ĐỘNG TỪ MESSI

1. Không ngoài dự đoán của nhiều người, Lionel Messi một lần nữa được vinh danh ở Lễ trao giải Quả bóng vàng FIFA 2011. Đây là Quả bóng vàng thứ 3 liên tiếp của Messi (2009, 2010,2011).

Những nhà thống kê lập tức chỉ ra: Messi là cầu thủ thứ 4 giành được 3 Quả bóng vàng sau Johan Cruyff, Marco Van Basten, Michel Platini - là cầu thủ thứ 3 sau Ronaldo (Brazil) và Zidan 3 lần giành danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA” - là cầu thủ thứ 2 sau Michel Platini giành 3 Quả bóng vàng trong 3 năm liên tục.

Thực ra, nếu làm một phép so sánh, 3 danh hiệu của Messi có giá trị hơn, vì từ năm 2010 giải thưởng Quả bóng vàng của tạp chí France Football được hợp nhất với giải thưởng “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm” của Liên đoàn bóng đá thế giới để cho ra đời giải thưởng hiện nay: Quả bóng vàng FIFA. Trước đó, có cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng thì lại không đoạt giải "Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA", và ngược lại. Năm 2009, năm cuối cùng trước khi hai giải thưởng này hợp nhất thì Messi thâu tóm cả hai danh hiệu Quả bóng vàng lẫn “Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA” . Xem như anh đã lập một hattrick giải thưởng (báo Daily Mirror của Anh gọi là "hattrick vàng"), đồng thời trở thành cầu thủ đầu tiên và duy nhất trên thế giới sở hữu danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới” 3 mùa gần đây...

2. Thực ra những con số thống kê không nói được nhiều điều về tầm vóc của các siêu sao. Pele, Mario Kempes, Maradona không có Quả bóng vàng nào dù họ là những nhà vô địch thế giới, vì giải thưởng Quả bóng vàng của tạp chí France Football ra đời năm 1956 chỉ xét tặng cho các cầu thủ châu Âu. Nếu không có sự khống chế này, chưa chắc các danh thủ Johan Cruyff, Marco Van Basten đoạt được 3 Quả bóng vàng. Ba Quả bóng vàng liên tiếp như Michel Platini lại càng không thể xảy ra khi chơi bóng đồng thời với ông là những tài năng lớn như Zico, Socrates của Brazil, đặc biệt là thiên tài Maradona của Argentina. Từ năm 1995 giải này mới xét tặng cả các cầu thủ có quốc tịch khác (nhưng phải chơi bóng tại châu Âu). 

Messi không nằm trong trường hợp đó: anh thách đấu sòng phẳng với cả thế giới và được thừa nhận là người số 1 của hành tinh. Với Quả bóng vàng FIFA ba năm liền, anh “là một, là riêng, là duy nhất”, dù vua bóng đá Pele không ngừng tìm cách “dìm hàng” anh - có lẽ Pele cảm nhận được nếu không bóp chết tên tuổi Messi ngay từ bây giờ thì trong tương lai ngôi vua của ông sẽ bị Messi làm cho lung lay. Lý lẽ của Pele: Messi chưa từng cùng đội tuyển Argentina đoạt chức vô địch thế giới nên không thể sánh với ông. Tất nhiên, với tính khí nhỏ nhen của vua bóng đá, khi Messi vô địch thế giới ắt ông sẽ bảo “Messi phải vô địch thế giới 3 lần như tôi thì mới tính” - giống như một cô gái đỏng đảnh chơi trò thách cưới.

3. Messi có thể vô địch thế giới, có thể không. Nhưng bất chấp điều đó, khi đoạt Quả bóng vàng FIFA 3 năm liên tiếp, anh đã đặt chân vào ngôi đền thiêng của những huyền thoại. Điều kinh khủng nhất là “huyền thoại sống” này mới có 24 tuổi và tài năng vẫn chưa có dấu hiệu gì là sẽ dừng lại. Mọi người đang hình dung cơn địa chấn nào sẽ xảy ra nếu Messi đoạt Quả bóng vàng FIFA lần thứ 4. “Thánh” Johan Cruyff, huyền thoại người Hà Lan, phát biểu như đinh đóng cột: “Messi còn có thể đoạt Quả bóng vàng thứ 5, thứ 6 hay thậm chí thứ 7”. Lúc đó, mọi so-sánh-kiểu-Pele sẽ không còn ý nghĩa nữa, vì thiên tài trong bóng đá không nhất thiết phải đo bằng cùng một thứ thước đo.

Thiên tài, thời nào cũng vậy, là người đã có những đóng góp rực rỡ cho nhân loại thông qua lãnh vực mình hoạt động. Có một nhận xét, khi giới chuyên môn so sánh Lionel Messi và Cristiano Ronaldo: “Xem Ronaldo thi đấu người ta thích Ronaldo, còn xem Messi thi đấu người ta yêu bóng đá”. Nhận xét chí lý này đã nói lên tất cả. Cristiano Ronaldo cho thấy tài năng của một cầu thủ, còn Messi bộc lộ phẩm chất của một thiên sứ - người có sứ mệnh rao truyền vẻ đẹp của nghệ thuật túc cầu. Đó chính là cống hiến của thiên tài: anh giúp cho bóng đá giữ được vẻ lộng lẫy của mình, thậm chí thúc đẩy nó tiến về phía trước.

Sau khi Maradona giải nghệ, những pha lừa bóng qua hàng loạt cầu thủ đối phương để ghi bàn tưởng đã thất truyền. Khi Owen ghi được một bàn như thế vào lưới đội Argentina ở World Cup 1998, thiên hạ trầm trồ cả năm trời. Những pha ghi bàn tương tự của George Weah, Ronaldo (Brazil) trong màu áo câu lạc bộ được các đài truyền hình chiếu đi chiếu lại đến nát phim, xem như của hiếm. Bây giờ, những pha bóng độc đáo như thế, Messi thực hiện hằng tuần một cách dễ dàng. Không gọi anh là thiên tài thì thực không biết gọi bằng gì!

4. Dĩ nhiên sự tỏa sáng của Messi gắn liền với Barcelona của Pep Guardiola. Khi Messi đứng lẻ loi trên đỉnh cao thế giới thì Barcelona cũng đang đứng cô đơn trên nóc hành tinh. Lối chơi bóng của Barcelona không giống với phần còn lại, độc nhất vô nhị. Đó là lối nhồi bóng in đậm cảm quan nghệ thuật, bay bướm và hoa mỹ. Quy luật của muôn đời là cái gì hoa mỹ thường mỏng manh, dễ vỡ. Hà Lan 1974 của Cruyff, Brazil 1982 của Zico đã từng gục ngã đau đớn trước ngưỡng cửa thiên đường là một minh chứng. Nhưng Barcelona, và Tây Ban Nha với nòng cốt là các cầu thủ Barca, đã cưỡng lại quy luật đó. Và họ đã thành công khi chứng minh được phản đề của định mệnh: Đẹp, nhưng vẫn hiệu quả! Hay nói cách khác: Hoàn toàn có thể đi tới chiến thắng bằng con đường của bóng đá đẹp!

Cách chơi bóng biến ảo của Barcelona là một tuyên ngôn về nghệ thuật. Họ chơi bóng với một ngữ pháp riêng, không ai học được. Trong thứ ngữ pháp độc đáo đó, Messi là một động từ bất quy tắc - là động từ mà với nó, Barcelona đã viết nên những trang sử phi thường trong những ngày qua...

Thursday, January 12, 2012

Barca đã vượt Milan và Juve về số lần đoạt QBV


 Với danh hiệu Quả bóng Vàng thứ 3 liên tiếp mà Lionel Messi vừa giành được tại Gala bóng đá của FIFA, Barca đã trở thành đội bóng sở hữu nhiều QBV nhất thế giới với 9 lần. Xếp sau Barca là hai đội bóng của Italia, AC Milan và Juventus với cùng 8 lần đoạt QBV. 

Tuy vậy, nếu chỉ xét về số QBV (do France Football trao tặng) khi giải thưởng này còn chưa bị sáp nhập với danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA” để trở thành QBV FIFA, Juventus và Milan vẫn là hai đội dẫn đầu với 8 lần chiến thắng trong khi Barca chỉ có 7. Kể từ năm 2010, QBV của France Football đã được sáp nhập với “Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA” để trở thành QBV FIFA và Messi đã giành chiến thắng trong cả 2 lần giải thưởng này ra đời.

Trước Messi, Ronaldinho là người gần nhất đoạt QBV cho Barca - Ảnh Internet


Người đầu tiên giành QBV cho Barca là Luis Suarez năm 1960. Tiền đạo người TBN đã vượt qua hai đối thủ nặng ký là Ferenc Puskas (Real Madrid) và Uwe Seeler (Hamburg) để giành chiến thắng trong lần thứ 5 QBV được tổ chức. Phải tới hơn một thập kỷ sau, Johan Cruyff mới đem về liên tiếp 2 QBV cho Barca vào các năm 1973 và 1974. QBV thứ 4 được bổ sung vào phòng truyền thống của Barca năm 1994 khi Hristo Stoichkov giành chiến thắng trong cuộc đua tay ba với hai cầu thủ người Italia, Roberto Baggio và Paolo Maldini.
Trong năm cuối cùng của thế kỷ 20, Rivaldo chính là ngôi sao sáng nhất của Barca và chính tiền đạo người Brazil đã đem về QBV thứ 5 cho sân Camp Nou với số điểm áp đảo so với David Beckham và Andriy Shevchenko. Người gần nhất trước Messi đem về QBV cho Barca là Ronaldinho khi ngôi sao người Brazil giành chiến thắng tuyệt đối năm 2005 trước bộ đôi người Anh Frank Lampard và Steven Gerrard.
Và sau 3 năm QBV thuộc về Real Madrid (Fabio Cannavaro năm 2006), Milan (Kaka, 2007) và M.U (Cristiano Ronaldo, 2008), danh hiệu cá nhân cao quý nhất của bóng đá thế giới đã hoàn toàn thuộc về Barca với 3 chiến thắng gần đây nhất của Messi. Năm 2009, Messi đoạt QBV cuối cùng do France Football trao tặng trước khi bị sáp nhập để đem về cho Barca QBV thứ 7. Và kể từ thời điểm này, tiền đạo người Argentina không có đối thủ trong các cuộc đua tranh danh hiệu cá nhân khi đoạt 2 QBV FIFA liên tiếp. Với chiến thắng trong năm 2011 vừa qua, cá nhân Messi đã cân bằng kỷ lục 3 lần đoạt QBV của các huyền thoại: 
 Cruyff
 Michel Platini
 Marco Van Basten.

 Trong đó, chỉ có Messi và Platini là chiến thắng 3 lần liên tiếp. 
Những QBV của Barca:
Luis Suarez (1960)
Johan Cruyff (1973, 1974)
Hristo Stoichkov (1994)
Rivaldo (1999)
Ronaldinho (2005)
Lionel Messi (2009, 2010, 2011)


Tuesday, January 10, 2012

" Khoái Kiếm " Mourinho


“Khoái kiếm” - sứ mạng không thành



1. Chưa từng có trận đấu nào làm tốn nhiều giấy mực của báo giới bằng trận Real Madrid tiếp Barcelona trên sân Bernabeu vừa rồi. Hiển nhiên, những cuộc đụng độ Real - Barca luôn thu hút sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. Hơn bất cứ một trận thư hùng nào khác ở cấp câu lạc bộ, Real - Barca là sự đối địch kỳ thú không chỉ trong phạm vi bóng đá. Những đối kháng và những trải nghiệm chính trị trong quá khứ để lại quá nhiều dấu vết trong cuộc đối đầu này khiến nó trở thành một thứ đặc sản Tây Ban Nha cực kỳ hấp dẫn. Nó ngon đến mức lịch sử bóng đá, mỗi năm hai lần hoặc hơn nữa, buộc phải nếm nó khi đi qua.


Nhìn ở góc độ thuần tuý chuyên môn, trận Real - Barca tối 10-11 vừa rồi sở dĩ được các chuyên gia, giới truyền thông lẫn các fan bóng đá toàn cầu bình luận, phân tích, bàn tán ầm ĩ cả tháng trời trước khi trận đấu diễn ra bởi trong vòng ba năm qua chưa bao giờ Real Madrid của Mourinho lại mạnh đến thế và có cơ hội hạ gục đội quân của Pep Guardiola đến thế.

2. Từ khi Pep đặt chân đến sân Nou Camp, Barcelona trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của cả châu Âu. Barca trong mắt quần hào giống như một cao thủ bá đạo, một tay cầm kiếm một tay cầm bản danh sách... các đội bóng châu Âu, cứ thế mà lừng lững đi từ Madrid đến Manchester, từ Milan đến Copenhagen... lần lượt đánh bại từng đối thủ trên con đường sấm sét của mình. Pho kiếm pháp “tiqui-taca” của thầy trò Pep không có gì bí mật, nhưng sức tàn phá khủng khiếp của nó hầu như không ai có thể chống đỡ nổi. Ba năm qua, Barca vẫn chưa tìm thấy một đối thủ xứng tầm. Bằng thứ kiếm pháp vô địch đó, Barcelona nghiễm nhiên được quần hùng hắc bạch lưỡng đạo suy tôn là “Kiếm thánh”.


3. Suy tôn, vì không thể không suy tôn, vì không thể không thừa nhận thực tế. Chỉ có một tay kiếm không chấp nhận sự thực hiển nhiên đó, và tìm mọi cách để “giải thiêng” hiện tượng Barcelona. Tay kiếm kiêu hùng đó không ai khác ngoài một cái tên đặc biệt: Mourinho.

Mou cũng là một tay kiếm thiên tài. Ông đã gặt hái không ít vinh quang ở Bồ, ở Ý, ở Anh, đã hạ nhục không ít tên tuổi lớn dưới thanh kiếm của mình. Cuối cùng ông quyết định đến Tây Ban Nha, vì nghe đồn ở đó có Pep, một tay kiếm bách chiến bách thắng. Chưa đối đầu trực tiếp với Pep và giành chiến thắng, coi như không có thành tựu gì, chưa phải là người số một. Mou nghĩ thế, và năm ngoái ông thách đấu Pep đến 6 lần, tiếc thay chỉ thắng vỏn vẹn một lần trong trận đấu không nhiều ý nghĩa ở Cúp Nhà vua.

Cứ sau mỗi lần bại trận, Mou lại không cam tâm, lại chui vào “mật động” Bernabeu quay đầu vào vách vắt óc nghĩ ra một loại võ công mới để khắc chế “tiqui-taca”. Thực tế cho thấy trong 6 lần tranh tài với Pep, Mou đã sử dụng nhiều loại kiếm pháp khác nhau. Trận đầu tiên, Mou háo thắng sử dụng võ công dương cương quyết tranh cường và bị Pep lụi tới 5 nhát vào mạng mỡ: Real thua tới 0-5. Những trận sau, Mou sử kiếm pháp âm nhu, phòng ngự chặt để rình sơ hở của đối phương. Cũng không ăn thua. Tiếp đó, âm nhu bao hàm cả ngạnh công, nói nôm na là thủ pháp đốn giò. Thủ pháp này có chút thành tựu, các học trò của Pep quả có chùn chân, nhưng trận nào Real cũng bị đuổi một người nên hiệu quả rốt lại cũng không cao.




4. Chỉ có lần này, loại kiếm pháp nhanh như điện xẹt Mou vừa sáng tạo giúp Real Madrid thắng liền một mạch 15 trận trên toàn cõi châu Âu được xem là thứ võ công có thể đánh bại “tiqui-taca”. Báo chí xúm vào ca ngợi thứ “khoái kiếm” của Real lên mây: nhanh như điện, sắc như dao! Sự thực thì sức bắn phá khủng khiếp của hàng tấn công Real hoàn toàn xứng đáng với những mỹ từ đó. Và, như một quy luật tâm lý, một tháng trước khi Real - Barca gặp nhau, hầu như quần hùng đều ngả về phía Real trong trận đại chiến. Không phải khách giang hồ nào cũng yêu mến Mou, thậm chí ghét cay ghét đắng thói ngạo mạn và ưa khiêu khích của ông, nhưng xét về đại cục họ tin rằng trong thiên hạ hiện nay chỉ có Real của Mou mới đủ khả năng lật đổ được ách thống trị của Barca. Chính Mourinho cũng tin như thế khi thói quen khẩu chiến của ông biến mất. Ông tin rằng lần này ông có thể thắng Barca mà không cần tới những trò tâm lý chiến ưa thích. Sân cỏ sẽ đưa ra câu trả lời!


5. Ai cũng tin thế, trừ Pep và các học trò. “Tiqui-taca” là kiếm pháp vô địch, thậm chí đã trở thành một “kỳ quan”. Họ đáp máy bay đến thành Madrid mà không chút bận lòng. Thứ triết lý bóng đá tấn công xây dựng trên kỹ thuật kiểm soát bóng siêu hạng đã thấm vào máu Xavi và đồng đội. Trong khi các đối thủ nghĩ ra hết loại võ công này đến loại võ công khác để khắc chế Barca thì Barca một mực trung thành với thứ kiếm pháp của mình và cố gắng hoàn thiện nó. Alexis Sanchez và Cesc Fabregas chính là những nhân tố giúp “tiqui-taca” trở nên toàn bích và khó lường: cả hai đã lần lượt ghi bàn trong trận Barca đè bẹp Real 3-1 ngay tại thánh địa của đối phương. 


Tóm lại, đúng vào thời điểm Real của Mou được kỳ vọng nhiều nhất thì trận đại bại vừa rồi cho thấy thứ “khoái kiếm” Mou vừa sáng tạo vẫn chưa tiệm cận được trình độ của Barcelona. Như muôn đời, Mou không thừa nhận sự thua kém trước Pep, nhưng lần này thay vì đổ thừa cho trọng tài, cho ban tổ chức hay cho... UNICEF, Mou đổ thừa cho “ông thần may mắn”: “Barca may mắn quá trời quá đất, bà con ơi!”.

Giang hồ lưỡng đạo nghe Mou nói vậy chỉ cười mũi. Ông thần may mắn, nếu có ông thần đó, chắc ông cũng mỉm cười. Không ai hé môi vì chẳng ai lạ gì tính khí của Mou. Và vì một lý do khác quan trọng hơn: Mọi người đang mải nghĩ: “Khoái kiếm” của Mou sát khí rờn rợn dường kia mà vẫn không khắc chế được Barca thì còn mong cao thủ nào dưới gầm trời này hoá giải được kiếm pháp “tiqui-taca” của Pep! Hay là đành phải đợi cho thế hệ Xavi, Iniesta, Messi, Fabregas... già đi?

Sunday, January 8, 2012

TẠI SAO ĐÀN ÔNG THÍCH BÓNG ĐÁ ?


Sau nhiều năm nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tập hợp các nguyên nhân lý giải điều đó:

1.  Đàn ông thích bóng đá vì… đàn bà không thích bóng đá. Được chứng tỏ mình khác hẳn… tụi bên kia luôn luôn là niềm khao khát thầm kín của đàn  ông.
2. Đàn ông thích bóng đá vì hầu như ai cũng đã từng đá bóng. Tuy phần lớn họ  chả có năng khiếu gì, các trận đấu ấy chỉ còn dấu vết lờ mờ theo thời gian,  nhưng  đàn ông nào cũng tự hào là đáng ra họ đã thành một ngôi sao lớn.
3. Đàn ông thích bóng đá do hôm nay rất nhiều cầu thủ bóng đá cực giàu mà không phải… cắp sách đến trường. Bản chất đàn ông đều chán học, và bóng  đá là cơ hội hùng hồn cho thấy chả học cũng… tốt như thường.
4.  Đàn  ông  khoái  bóng đá do nhiều trận bóng đá diễn ra lúc đêm khuya. Những dịp ra khỏi nhà vào lúc đêm khuya luôn luôn quý báu.
5. Đàn ông thích bóng đá vì trên sân bóng đá hiện nay có nhiều cô gái lúc reo hò thì… nhấc áo lên.
6.  Đàn ông thích bóng đá vì bóng đá luôn dễ hiểu hơn so với điện ảnh, ca  nhạc hoặc… cải lương. Đặc biệt dễ hiểu hơn so với văn học.
7.  Một  số đàn ông thích bóng đá nữ do đấy là một trong những cơ hội xem  các cô gái mặc quần đùi.
8.  Bóng  đá có thể thay đổi vào phút cuối cùng. Đàn ông luôn luôn mơ ước   được như thế, đặc biệt là trong hôn nhân.
9. Đàn ông luôn luôn mơ đá vào ai đó và tránh được ai đó đá vào mình.
10.  Các  cầu  thủ hôm nay nếu nổi tiếng là mơ ước của các cô gái đẹp. Mà   các cô gái đẹp là mơ ước của đàn ông.
11.  Đàn  ông thích xem bóng đá vì nếu không xem, có thể hỏi đứa bên cạnh  mà vẫn biết được kết quả.
12.  Khi  theo  dõi bóng đá, đàn ông nào cũng hạnh phúc khi cảm thấy mình thông minh hơn trọng tài.
13.  Trong  bóng  đá,  cái lý bao giờ cũng thuộc về kẻ thắng. Đàn ông rất  thích điều này.
14.  Bóng đá là môn duy nhất đôi lúc thắng lợi không phải do mình hay, mà do  chúng  nó  đá phản lưới nhà. Đấy là thứ những đàn ông thiếu tự tin hy  vọng.
15. Trong bóng đá, cầu thủ đẹp trai chưa chắc đã là cầu thủ giỏi. Mà hầu   hết đàn ông trên đời này đều không đẹp trai. Chân lý ấy khiến họ sung      sướng.
16.  Khi đội nhà thất bại, khán giả có quyền đập phá. Đó là mong ước thầm kín của đàn ông.
17.  Khi  ghi bàn, cầu thủ được đồng đội thi nhau ôm chầm lấy, mà hầu hết  đàn ông đều thích được ôm.
18.  Khi xem bóng đá, đàn ông có quyền hát to những bài hát mà mình không   thuộc.
19.  Khi  xem bóng đá, có thể túm cổ đứa ngồi bên cạnh. Khi xem phim hoặc  xem ca nhạc chẳng làm được việc này.
20.  Khi  đi  xem  bóng  đá  với bồ nhí, khả năng bị vợ bắt gặp là con số
không.
21. Đàn ông thích bóng đá có quyền khinh đứa nào không thích bóng đá. Với hội họa hay kịch nói thì không thể làm thế.
22. Cuối cùng, đàn ông thích bóng đá bởi nếu không thì họ thích gì?
ADVERTISEMENT