Milan - Barca đã hết mình vì người hâm mộ


Hai đội vào trận như những võ sĩ quyền anh hạng nặng, nếu Barca đang là ĐKVĐ thì Milan cũng giống như nhà cựu vô địch, sau khi giành vô số vinh quang vẫn muốn tận hưởng cảm giác chiến thắng thêm một lần nữa.


Milan đã chơi như những người đàn ông đích thực - Ảnh Getty
Không né đòn, không run rẩy, hai bên đều dùng hết sức để knock-out đối phương, các cú đấm của Barca đa dạng, nhanh, mạnh và tới tấp thì Milan như một võ sĩ dày dặn kinh nghiệm trong việc phòng thủ, ngăn chặn đối phương nhưng cũng không ngần ngại tung ra những cú phản đòn hiểm hóc.
Cả hai chơi rất hào sảng, Barca không ăn vạ, Milan chơi quyết liệt nhưng không rắn, các pha truy cản của Milan chính xác đến ngoạn mục, nhiều cú sút của Barca bị chặn hoặc đổi hướng chỉ vì các hậu vệ Milan can thiệp rất kịp thời.
Các cầu thủ Barca nên cảm ơn vì Milan đã chơi một trận đấu rất fair-play, cản bóng quyết liệt nhưng không thô bạo, không chặt chém, không có hành vi gây ức chế, không bu lại tranh cãi với trọng tài (hình ảnh rất thường thấy trong các trận đấu của Barca). Pha bóng Nesta buộc phải phạm lỗi với Messi, anh mỉm cười chấp nhận như một điều bình thường, rất lịch lãm và phong cách.
C. Seedorf, lại buộc phải nói về anh với sự thán phục, cũng không hiểu tại sao cầu thủ người Hà Lan này lại giữ được sự dẻo dai đến kinh ngạc, các pha giữ bóng nhẹ như lụa, bấm bóng mềm như nhung và xoay trở thì như vũ công bale thực thụ, anh rất giống với Giggs ở thời điểm hiện tại, đúng là “gừng càng già càng cay”.
Milan không nói nhiều vì họ đã nhiều lần vô địch CL, họ không cần chơi theo kiểu triệt hạ đối phương vì ông chủ của họ là người không bao giờ chấp nhận điều đó. Pha dứt điểm rất tồi của Ibra khiến tôi chỉ ước giá như người sở hữu cơ hội đó là Sheva, à không là Pippo thì Barca đã…rách lưới.
Nhưng hôm qua, Barca cho thấy tại sao họ lại là những nhà ĐKVĐ và như để đáp lại “thịnh tình” của Milan, họ đã chơi rất “đẹp”, sòng phẳng với các pha phối hợp sáng tạo ngoài sức tưởng tượng. Tôi thực sự khâm phục khả năng di duyển chiến thuật, chạy chỗ, hoán đổi vị trí, phối hợp với tốc độ cực cao của các cầu thủ Barca, với cách đá như vậy hàng phòng ngự nào cũng phải chao đảo, đáng tiếc là Barca đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội.
Messi thi đấu tích cực, bóng trong chân của anh biến ảo khôn lường, luôn cho người xem cái cảm giác anh chẳng cần quan tâm phía trước là bao nhiêu hậu vệ, sẵn sàng đi bóng như vào chỗ không người và Messi đã được tiếp đãi bởi Nesta theo đúng phong cách của hậu vệ Italia điển hình.
Một trận đấu thú vị, à không, phải là tuyệt vời, cuộc đọ sức giữa hai đội như một bữa tiệc thịnh soạn và việc không có bàn thắng phải chăng là vì Chúa muốn hai đội tiếp tục…”tăng hai” với những gì còn tuyệt vời hơn đang chờ đợi ở phía trước.
Hãy cứ hy vọng như thế, hãy mơ một giấc mơ đẹp và hãy tin dù kết quả có như thế nào thì cả hai bên đã chơi sòng phẳng hết mình vì người hâm mộ.
deepro8@gmail.com

Milan: Khi những cận vệ già vẫn đứng vững


(TT&VH Online) - Có những lúc họ đã định ra đi, có những người thậm chí tỏ ra phân vân khi ở lại. Nhưng cuối cùng, dù với bất cứ tình trạng hợp đồng ra sao và những suy nghĩ cho chặng cuối của một sự nghiệp vinh quang đang choán hết tâm trí họ, thì trong những trận đấu lớn như thế này, họ trở thành điểm tựa lớn lao cho tất cả. 
Đêm San Siro với Barca, những người cận vệ đã trải qua cả một thời kì vinh quang của Milan những năm trước kia, từ Abbiati, Nesta, Ambrosini cho đến Seedorf, những người đều đã 35, 36 tuổi, đã ngăn chặn Barca và Messi bằng tất cả năng lực, bản lĩnh và các phần cơ thể mình. Antonini không được xếp vào hàng ngũ của những người Cựu vận vệ. Bonera cũng thế. Nhưng họ cũng đã bước sang tuổi 31. Họ không phải là những ngôi sao đẳng cấp như những cái tên đã kể. Nhưng những “công nhân” ấy lại chính là những nhân vật tỏa sáng một cách âm thầm trong thế trận hợp lí của Milan. Antonini thậm chí được bầu là Cầu thủ hay nhất trận. Một sự tôn vinh thực sự đối với anh.


Nesta đã chơi một trận tuyệt vời - Ảnh Getty
Abbiati đã đẩy được những cú sút của Xavi và Messi, giúp cho Milan trắng lưới. Điều kì diệu đã xảy ra: Mùa này, Barca chỉ có 3 lần không ghi bàn thắng thì đều trên đất Tây Ban Nha. Abbiati do đó trở thành thủ môn đầu tiên chặn đứng Barca kể từ gần 3 năm qua! Phía trên anh, Nesta chỉ huy hàng phòng ngự với sự quyết đoán và chính xác cao độ, kinh nghiệm và đẳng cấp từ một phong độ gợi nhớ cái cách anh đã chơi tuyệt thế nào trong chiến dịch vô địch Champions League ở Old Trafford 9 năm về trước. Thế mà anh cũng mới chỉ trở lại sân cỏ sau hai tháng vắng mặt. 
Chấn thương của Thiago Silva từng bị coi là một thảm họa, nhưng Nesta đã xua đi những nỗi lo lắng tột cùng ấy, khi phòng ngự không phải với cơ bắp mà bằng sự thông minh (và thậm chí thanh lịch). Năm 2006, anh còn chơi với phong độ cao hơn thế này, mà không thể nào ngăn cản nổi Barca ở bán kết, sau trận đấu với họ ở San Siro. Hôm ấy, một ngày tháng Tư của 6 năm về trước, Nesta và Seedorf trên sân, Ambrosini vào sân khi trận đấu chỉ còn 15 phút và Abbiati trên ghế dự bị. Messi phải hai năm sau mới là Messi, nhưng Iniesta và Xavi đã tỏa sáng, trong khi Puyol đã là  một tượng đài ở Camp Nou. Cú sút kinh khủng của Giuly sau đường chuyền của Ronaldinho đã tiêu diệt Milan một cách tàn bạo.
Đêm hôm thứ tư, cả 4 cầu thủ ấy đều có mặt trên sân, người trấn giữ khung thành, người ở hàng thủ, người án ngữ khu trung tuyến và người kia điều chỉnh nhịp độ chơi bóng. Barca bây giờ còn mạnh hơn Barca ngày ấy (sau đó vô địch Champions League), thành một đội bóng ngoài hành tinh. Nhưng những người cận vệ già của đội quân Milan đã anh dũng đứng vững cùng các đồng đội khác, nhiều người trong đó cũng không còn trẻ (8/11 cầu thủ Milan ra sân đá chính đều đã từ 30 tuổi trở lên). Bốn người đó đều đang hế hợp đồng và Milan chưa nói đến việc gia hạn với họ. Nhưng vẫn họ chiến đấu với lòng trung thành, và rồi một ngày nào đó, con cháu họ sẽ bảo, chúng đã được xem cha ông chúng chặn đứng Barca và Messi như thế nào ở San Siro.                                                                                                                   
                                                                                                                                           anh ngọc

Champions League - nơi hẹn hò của "nhân duyên"


(TT&VH Online) - Phật giáo cho rằng : “Thuyết nhân duyên chính là một trong những yếu tố tạo ra thế giới này”. Và “nhân duyên” cũng chính là một trong những điều khiến cho bóng đá trở thành môn thể thao vua. Champions league chính là nơi thường xuyên xuất hiện  những cuộc “nhân duyên” định mệnh trong bóng đá. Những cuộc “nhân duyên” định mệnh này luôn mang lại cho người hâm mộ bóng đá những trận cầu lịch sử, chúng ta hãy một lần nhìn lại những cuộc “nhân duyên” định mệnh  sẽ viết tiếp vào lịch sử bóng đá.
Đầu tiên, chúng ta phải nói đến  những cuộc “nhân duyên” giữa Real Marid, Bayern Muchen và Manchester United. Có thể nói đây chính những đội bóng đã làm tạo nên sự hấp dẫn của Champions League và giải đấu này trở thành giải đấu cấp câu lạc bộ hấp dẫn nhất thế giới.



Champions League là nơi hẹn hò của "nhân duyên" - Ảnh Getty

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên được cuộc lội ngược dòng lịch sử của M.U trước Bayern tại  Camp Nou ở Barcelona, Tây Ban Nha. Đây chắc chắn sẽ là một trong những trận đấu lịch sử nhất của bóng đá. Chính từ trận đấu này đã mở ra cuộc “nhân duyên” giữa 2 câu lạc bộ này trong những năm tiếp theo.Khi cả hai câu lạc bộ đã gặp nhau ở tứ kết Champions League năm 2000-2001 và gần đây nhất là 2009-2010.

Không kịch tính như cuộc “nhân duyên” giữa Bayern với M.U nhưng cuộc “nhân duyên” giữa đội bóng nước Đức và Real Marid luôn được người hâm mộ nhắc đến. Trong lần chạm trán gần đây nhất tại Champions League của 2 đội đã làm xuất hiện điều lịch sử của Champion League khi Roy Maakay với pha mở tỷ số cho Bayern Munich ở giây thứ 9,9. Mối “nhân duyên” của 2 đội không chỉ vì cả 2 là những “ông lớn” của bóng đá Châu Âu mà còn là những cảm xúc và sự hấp dẫn  của cả 2 đội mỗi khi gặp nhau mang lại cho người hâm mộ.

Tuy nhiên, AC Milan và Barcelona mới chính là hai đội có cuộc “nhân duyên” dài nhất trong lịch sử  Champion League, khi cả hai đội đã gặp nhau đến 12 lần, trong đó có 8 lần gặp nhau tại Champions League. Đỉnh điểm nhất là  trận gặp nhau lịch sử tại Athens 1994 với chiến thắng hủy diệt thuộc AC Milan trước Barcelona, đội bóng lúc đó được gọi là “Dream Dream”  dưới thời của “thánh” Cruyff.

Nhưng có lẽ tất cả phải nhường chỗ cho cuộc “nhân duyên” giữa M.U với Barcelona.Vì đây mới chính là cuộc “nhân duyên” lớn nhất của lịch sử Champions League. Hai đội đã có 2 lần gặp nhau tại trận chung kết Champions League và những lần gặp nhau khác.Có một điểm chung cho mối “nhân duyên” này là : những lần gặp nhau của 2 đội tại Champions League đều là những trận cầu đỉnh cao của bóng đá thế giới, tất cả tạo nên sự thu hút đến tột cùng cho người hâm mộ.

Tất cả những cuộc “nhân duyên” ở Champions League không chỉ dừng ở đó, chúng ta có thể kể đến những mối “nhân duyên” khác như : Liverpool với Chelsea hay là Barcelona với Chelsea …và chúng ta hi vọng trong tương lai sẽ có những cuộc “nhân duyên” đỉnh cao mới ra đời kiểu như siêu kinh điển Barcelona với Real Marid hay derby giữa AC Milan với Inter Milan.

 Có thể nói tất cả những cuộc “nhân duyên” ấy đã là góp một phần tạo nên lịch sử Champions League nói riêng và lịch sử bóng đá nói chung. Tất cả người hâm mộ trái bóng tròn đang chờ những mối “nhân duyên” ấy được viết tiếp, khi kết quả bốc thăm Champions League mùa này đã diễn ra với sự tái hợp “nhân duyên” lịch sử giữa Barcelona và AC Milan tại tứ kết  và nếu như không có gì bất ngờ thì tại bán kết sẽ viết tiếp lịch sử cho những cuộc “nhân duyên” giữa Barcelona với Chelsea hay Real Marid với Bayern Munich. Hi vọng những “nhân duyên” định mệnh này sẽ đem lại cho người hâm mộ những phút giây thật đáng nhớ như trong lịch sử đã từng khắc ghi.

Văn Quốc Nhân
Sinh viên lớp 11cdbc1, khoa báo chí trường cao đẳng Phát thanh-Truyền
hình 2 TP.HCM

Buffon hãy cư xử cho xứng đáng là một đội trưởng ĐT Italia


Ở thời điểm Milan vượt lên dẫn trước 1-0, Milan có pha phối hợp đá phạt góc ở phút thứ 24. Mexes là người có cú đánh đầu buộc thủ thành Buffon phải cản phá. Ngay lập tức Muntari băng vào đánh đầu bồi. Bóng đi qua vạch vôi nửa mét nhưng trước khi Buffon với bóng ra. Tuy nhiên trọng tài lại không cho rằng đây là một bàn thắng và để trận đấu tiếp tục.


Bức ảnh cho thấy bóng đã đi qua vạch vôi - Ảnh chụp màn hình
"Tôi cảm thấy hài hước trong một trận đấu mà Milan đã chơi rất tốt. Không may là đây là một tình huống khiến cho kết quả trận đấu bị thay đổi. Cả trọng tài biên lẫn trọng tài chính đều không quan sát thấy và tôi nghĩ đây là một sai lầm nghiêm trọng... Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận nó", Allegri nói đầy mỉa mai sau trận đấu

 Đấy là một pha bóng nhạy cảm, không phải chỉ vì nó đụng chạm đến Milan khi bàn thắng của Muntari không được công nhận, mà còn gây chấn động bởi nhiều lẽ. 
Trọng tài Tagliavento không nhìn thấy vì ông đứng quá xa. Trợ lí Romagnoli không công nhận, vì ông không cho là bóng đã qua vạch vôi. Hai nhân vật sẽ chịu kỉ luật nặng ấy đã bước vào lịch sử calcio với tư cách của những người làm sai lệch kết quả của một trận thư hùng truyền thống mà lẽ ra phải rất hấp dẫn và đầy cống hiến. Thế còn Buffon? Anh đã làm cái việc anh phải làm, theo đúng trách nhiệm của người thủ thành: cản phá một cú đánh đầu và bắt bằng được bóng, dù nó đã vào gôn hay chưa. Điều đó hoàn toàn đúng.


Thủ thành Buffon- Ảnh Getty
Nhưng những gì Buffon tuyên bố sau trận đấu đã làm thất vọng tất cả khi được hỏi, bóng đã vào gôn hay chưa: “Chắc chắn là tôi không thể nói là bóng đã vào gôn hay chưa. Mà nếu có thấy thì tôi cũng không thể nói với trọng tài. Tôi hoàn toàn chân thành và tôi khẳng định, đấy không phải là bàn thắng của Milan”. Buffon đã nói điều ấy trước khi hãng Sky cho anh xem pha quay chậm, và sau khi được xem lại băng hình, anh vẫn một mực khẳng định, bóng chưa hề qua vạch vôi. Tuyên bố ấy đã thổi bùng lên một lần nữa cuộc chiến Milan-Juve, đẩy nó qua mọi giới hạn chịu đựng. Bởi tất cả đều nhìn thấy đấy là một bàn thắng, rõ ràng mười mươi vì bóng đã vào trong không phải vài milimet, mà đến nửa mét, trừ anh và các ông trọng tài khốn khổ. Mà các ông trọng tài kia cách anh vài chục mét. Còn anh thì bắt được quả bóng khi đôi tay anh (và bóng trong tay anh) đã qua vạch vôi!
Người Ý bảo, Italia là đất nước của các ông thánh, các nhà thơ và những thủ môn. Buffon là một thủ môn. Nhưng cũng không ai cần anh trở thành một nhà thơ hay một vị thánh. Người ta chỉ cần nhìn thấy ở anh một người chân thành, có đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng. Nếu một thủ môn nào đó tầm thường ở Serie A nói điều này, cũng chẳng ai nhíu mày quan tâm. Nhưng đây là Buffon, là đội trưởng đội tuyển Italia, là người được Tổng thống Italia trao huân chương cống hiến, là thần tượng của nhiều đứa trẻ. Anh không thể có mặt ở dinh Tổng thống để nói những lời có cánh về một đất nước đang khó khăn về kinh tế và khủng hoảng về niềm tin để rồi anh công khai hợp pháp hóa một điều không đúng đắn. Người ta nhớ lại những gì anh đã nói trước lũ trẻ nghèo ở một sân tập được xây trên đất thu được của mafia ở Calabria, những tuyên bố gây xúc động thực sự: “Thể thao cần phải tôn trọng luật chơi và phải chân thành, trung thực, hướng đến cái đẹp của cuộc chơi và nhân cách người chơi”. 
Dĩ nhiên, anh ăn lương của Juve, anh thường xuyên đeo băng đội trưởng Juve, anh phải bảo vệ Juve và chính sách của họ. Các juventino có lẽ sẽ lấy đầu anh nếu anh khẳng định đấy là một bàn thắng, vô tình tiếp tay cho Milan trong cuộc chiến chống lại đội bóng của anh. Chúng ta nên thông cảm cho anh vì điều ấy. Nhưng đa số các tifosi không chấp nhận điều anh đã tuyên bố về bàn thắng không được công nhận của Muntari. Nhà bình luận nổi tiếng Gianni Mura cho rằng, HLV Prandelli không nên gọi anh vào đội tuyển cho trận giao hữu với Mỹ giữa tuần này. Chủ tịch HĐ trọng tài Nicchi: “Gigi, anh không phải là biểu tượng của giới trẻ”. Còn Buffon đã đáp lại ra sao? “Tôi vẫn sẽ nói những gì tôi đã nói sau trận đấu!
Gigi, hãy lau sạch bùn ở tay anh và cư xử cho xứng đáng là một đội trưởng ĐT Italia. 

Friday, March 30, 2012

Milan - Barca đã hết mình vì người hâm mộ


Hai đội vào trận như những võ sĩ quyền anh hạng nặng, nếu Barca đang là ĐKVĐ thì Milan cũng giống như nhà cựu vô địch, sau khi giành vô số vinh quang vẫn muốn tận hưởng cảm giác chiến thắng thêm một lần nữa.


Milan đã chơi như những người đàn ông đích thực - Ảnh Getty
Không né đòn, không run rẩy, hai bên đều dùng hết sức để knock-out đối phương, các cú đấm của Barca đa dạng, nhanh, mạnh và tới tấp thì Milan như một võ sĩ dày dặn kinh nghiệm trong việc phòng thủ, ngăn chặn đối phương nhưng cũng không ngần ngại tung ra những cú phản đòn hiểm hóc.
Cả hai chơi rất hào sảng, Barca không ăn vạ, Milan chơi quyết liệt nhưng không rắn, các pha truy cản của Milan chính xác đến ngoạn mục, nhiều cú sút của Barca bị chặn hoặc đổi hướng chỉ vì các hậu vệ Milan can thiệp rất kịp thời.
Các cầu thủ Barca nên cảm ơn vì Milan đã chơi một trận đấu rất fair-play, cản bóng quyết liệt nhưng không thô bạo, không chặt chém, không có hành vi gây ức chế, không bu lại tranh cãi với trọng tài (hình ảnh rất thường thấy trong các trận đấu của Barca). Pha bóng Nesta buộc phải phạm lỗi với Messi, anh mỉm cười chấp nhận như một điều bình thường, rất lịch lãm và phong cách.
C. Seedorf, lại buộc phải nói về anh với sự thán phục, cũng không hiểu tại sao cầu thủ người Hà Lan này lại giữ được sự dẻo dai đến kinh ngạc, các pha giữ bóng nhẹ như lụa, bấm bóng mềm như nhung và xoay trở thì như vũ công bale thực thụ, anh rất giống với Giggs ở thời điểm hiện tại, đúng là “gừng càng già càng cay”.
Milan không nói nhiều vì họ đã nhiều lần vô địch CL, họ không cần chơi theo kiểu triệt hạ đối phương vì ông chủ của họ là người không bao giờ chấp nhận điều đó. Pha dứt điểm rất tồi của Ibra khiến tôi chỉ ước giá như người sở hữu cơ hội đó là Sheva, à không là Pippo thì Barca đã…rách lưới.
Nhưng hôm qua, Barca cho thấy tại sao họ lại là những nhà ĐKVĐ và như để đáp lại “thịnh tình” của Milan, họ đã chơi rất “đẹp”, sòng phẳng với các pha phối hợp sáng tạo ngoài sức tưởng tượng. Tôi thực sự khâm phục khả năng di duyển chiến thuật, chạy chỗ, hoán đổi vị trí, phối hợp với tốc độ cực cao của các cầu thủ Barca, với cách đá như vậy hàng phòng ngự nào cũng phải chao đảo, đáng tiếc là Barca đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội.
Messi thi đấu tích cực, bóng trong chân của anh biến ảo khôn lường, luôn cho người xem cái cảm giác anh chẳng cần quan tâm phía trước là bao nhiêu hậu vệ, sẵn sàng đi bóng như vào chỗ không người và Messi đã được tiếp đãi bởi Nesta theo đúng phong cách của hậu vệ Italia điển hình.
Một trận đấu thú vị, à không, phải là tuyệt vời, cuộc đọ sức giữa hai đội như một bữa tiệc thịnh soạn và việc không có bàn thắng phải chăng là vì Chúa muốn hai đội tiếp tục…”tăng hai” với những gì còn tuyệt vời hơn đang chờ đợi ở phía trước.
Hãy cứ hy vọng như thế, hãy mơ một giấc mơ đẹp và hãy tin dù kết quả có như thế nào thì cả hai bên đã chơi sòng phẳng hết mình vì người hâm mộ.
deepro8@gmail.com

Milan: Khi những cận vệ già vẫn đứng vững


(TT&VH Online) - Có những lúc họ đã định ra đi, có những người thậm chí tỏ ra phân vân khi ở lại. Nhưng cuối cùng, dù với bất cứ tình trạng hợp đồng ra sao và những suy nghĩ cho chặng cuối của một sự nghiệp vinh quang đang choán hết tâm trí họ, thì trong những trận đấu lớn như thế này, họ trở thành điểm tựa lớn lao cho tất cả. 
Đêm San Siro với Barca, những người cận vệ đã trải qua cả một thời kì vinh quang của Milan những năm trước kia, từ Abbiati, Nesta, Ambrosini cho đến Seedorf, những người đều đã 35, 36 tuổi, đã ngăn chặn Barca và Messi bằng tất cả năng lực, bản lĩnh và các phần cơ thể mình. Antonini không được xếp vào hàng ngũ của những người Cựu vận vệ. Bonera cũng thế. Nhưng họ cũng đã bước sang tuổi 31. Họ không phải là những ngôi sao đẳng cấp như những cái tên đã kể. Nhưng những “công nhân” ấy lại chính là những nhân vật tỏa sáng một cách âm thầm trong thế trận hợp lí của Milan. Antonini thậm chí được bầu là Cầu thủ hay nhất trận. Một sự tôn vinh thực sự đối với anh.


Nesta đã chơi một trận tuyệt vời - Ảnh Getty
Abbiati đã đẩy được những cú sút của Xavi và Messi, giúp cho Milan trắng lưới. Điều kì diệu đã xảy ra: Mùa này, Barca chỉ có 3 lần không ghi bàn thắng thì đều trên đất Tây Ban Nha. Abbiati do đó trở thành thủ môn đầu tiên chặn đứng Barca kể từ gần 3 năm qua! Phía trên anh, Nesta chỉ huy hàng phòng ngự với sự quyết đoán và chính xác cao độ, kinh nghiệm và đẳng cấp từ một phong độ gợi nhớ cái cách anh đã chơi tuyệt thế nào trong chiến dịch vô địch Champions League ở Old Trafford 9 năm về trước. Thế mà anh cũng mới chỉ trở lại sân cỏ sau hai tháng vắng mặt. 
Chấn thương của Thiago Silva từng bị coi là một thảm họa, nhưng Nesta đã xua đi những nỗi lo lắng tột cùng ấy, khi phòng ngự không phải với cơ bắp mà bằng sự thông minh (và thậm chí thanh lịch). Năm 2006, anh còn chơi với phong độ cao hơn thế này, mà không thể nào ngăn cản nổi Barca ở bán kết, sau trận đấu với họ ở San Siro. Hôm ấy, một ngày tháng Tư của 6 năm về trước, Nesta và Seedorf trên sân, Ambrosini vào sân khi trận đấu chỉ còn 15 phút và Abbiati trên ghế dự bị. Messi phải hai năm sau mới là Messi, nhưng Iniesta và Xavi đã tỏa sáng, trong khi Puyol đã là  một tượng đài ở Camp Nou. Cú sút kinh khủng của Giuly sau đường chuyền của Ronaldinho đã tiêu diệt Milan một cách tàn bạo.
Đêm hôm thứ tư, cả 4 cầu thủ ấy đều có mặt trên sân, người trấn giữ khung thành, người ở hàng thủ, người án ngữ khu trung tuyến và người kia điều chỉnh nhịp độ chơi bóng. Barca bây giờ còn mạnh hơn Barca ngày ấy (sau đó vô địch Champions League), thành một đội bóng ngoài hành tinh. Nhưng những người cận vệ già của đội quân Milan đã anh dũng đứng vững cùng các đồng đội khác, nhiều người trong đó cũng không còn trẻ (8/11 cầu thủ Milan ra sân đá chính đều đã từ 30 tuổi trở lên). Bốn người đó đều đang hế hợp đồng và Milan chưa nói đến việc gia hạn với họ. Nhưng vẫn họ chiến đấu với lòng trung thành, và rồi một ngày nào đó, con cháu họ sẽ bảo, chúng đã được xem cha ông chúng chặn đứng Barca và Messi như thế nào ở San Siro.                                                                                                                   
                                                                                                                                           anh ngọc

Saturday, March 17, 2012

Champions League - nơi hẹn hò của "nhân duyên"


(TT&VH Online) - Phật giáo cho rằng : “Thuyết nhân duyên chính là một trong những yếu tố tạo ra thế giới này”. Và “nhân duyên” cũng chính là một trong những điều khiến cho bóng đá trở thành môn thể thao vua. Champions league chính là nơi thường xuyên xuất hiện  những cuộc “nhân duyên” định mệnh trong bóng đá. Những cuộc “nhân duyên” định mệnh này luôn mang lại cho người hâm mộ bóng đá những trận cầu lịch sử, chúng ta hãy một lần nhìn lại những cuộc “nhân duyên” định mệnh  sẽ viết tiếp vào lịch sử bóng đá.
Đầu tiên, chúng ta phải nói đến  những cuộc “nhân duyên” giữa Real Marid, Bayern Muchen và Manchester United. Có thể nói đây chính những đội bóng đã làm tạo nên sự hấp dẫn của Champions League và giải đấu này trở thành giải đấu cấp câu lạc bộ hấp dẫn nhất thế giới.



Champions League là nơi hẹn hò của "nhân duyên" - Ảnh Getty

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên được cuộc lội ngược dòng lịch sử của M.U trước Bayern tại  Camp Nou ở Barcelona, Tây Ban Nha. Đây chắc chắn sẽ là một trong những trận đấu lịch sử nhất của bóng đá. Chính từ trận đấu này đã mở ra cuộc “nhân duyên” giữa 2 câu lạc bộ này trong những năm tiếp theo.Khi cả hai câu lạc bộ đã gặp nhau ở tứ kết Champions League năm 2000-2001 và gần đây nhất là 2009-2010.

Không kịch tính như cuộc “nhân duyên” giữa Bayern với M.U nhưng cuộc “nhân duyên” giữa đội bóng nước Đức và Real Marid luôn được người hâm mộ nhắc đến. Trong lần chạm trán gần đây nhất tại Champions League của 2 đội đã làm xuất hiện điều lịch sử của Champion League khi Roy Maakay với pha mở tỷ số cho Bayern Munich ở giây thứ 9,9. Mối “nhân duyên” của 2 đội không chỉ vì cả 2 là những “ông lớn” của bóng đá Châu Âu mà còn là những cảm xúc và sự hấp dẫn  của cả 2 đội mỗi khi gặp nhau mang lại cho người hâm mộ.

Tuy nhiên, AC Milan và Barcelona mới chính là hai đội có cuộc “nhân duyên” dài nhất trong lịch sử  Champion League, khi cả hai đội đã gặp nhau đến 12 lần, trong đó có 8 lần gặp nhau tại Champions League. Đỉnh điểm nhất là  trận gặp nhau lịch sử tại Athens 1994 với chiến thắng hủy diệt thuộc AC Milan trước Barcelona, đội bóng lúc đó được gọi là “Dream Dream”  dưới thời của “thánh” Cruyff.

Nhưng có lẽ tất cả phải nhường chỗ cho cuộc “nhân duyên” giữa M.U với Barcelona.Vì đây mới chính là cuộc “nhân duyên” lớn nhất của lịch sử Champions League. Hai đội đã có 2 lần gặp nhau tại trận chung kết Champions League và những lần gặp nhau khác.Có một điểm chung cho mối “nhân duyên” này là : những lần gặp nhau của 2 đội tại Champions League đều là những trận cầu đỉnh cao của bóng đá thế giới, tất cả tạo nên sự thu hút đến tột cùng cho người hâm mộ.

Tất cả những cuộc “nhân duyên” ở Champions League không chỉ dừng ở đó, chúng ta có thể kể đến những mối “nhân duyên” khác như : Liverpool với Chelsea hay là Barcelona với Chelsea …và chúng ta hi vọng trong tương lai sẽ có những cuộc “nhân duyên” đỉnh cao mới ra đời kiểu như siêu kinh điển Barcelona với Real Marid hay derby giữa AC Milan với Inter Milan.

 Có thể nói tất cả những cuộc “nhân duyên” ấy đã là góp một phần tạo nên lịch sử Champions League nói riêng và lịch sử bóng đá nói chung. Tất cả người hâm mộ trái bóng tròn đang chờ những mối “nhân duyên” ấy được viết tiếp, khi kết quả bốc thăm Champions League mùa này đã diễn ra với sự tái hợp “nhân duyên” lịch sử giữa Barcelona và AC Milan tại tứ kết  và nếu như không có gì bất ngờ thì tại bán kết sẽ viết tiếp lịch sử cho những cuộc “nhân duyên” giữa Barcelona với Chelsea hay Real Marid với Bayern Munich. Hi vọng những “nhân duyên” định mệnh này sẽ đem lại cho người hâm mộ những phút giây thật đáng nhớ như trong lịch sử đã từng khắc ghi.

Văn Quốc Nhân
Sinh viên lớp 11cdbc1, khoa báo chí trường cao đẳng Phát thanh-Truyền
hình 2 TP.HCM

Thursday, March 1, 2012

Buffon hãy cư xử cho xứng đáng là một đội trưởng ĐT Italia


Ở thời điểm Milan vượt lên dẫn trước 1-0, Milan có pha phối hợp đá phạt góc ở phút thứ 24. Mexes là người có cú đánh đầu buộc thủ thành Buffon phải cản phá. Ngay lập tức Muntari băng vào đánh đầu bồi. Bóng đi qua vạch vôi nửa mét nhưng trước khi Buffon với bóng ra. Tuy nhiên trọng tài lại không cho rằng đây là một bàn thắng và để trận đấu tiếp tục.


Bức ảnh cho thấy bóng đã đi qua vạch vôi - Ảnh chụp màn hình
"Tôi cảm thấy hài hước trong một trận đấu mà Milan đã chơi rất tốt. Không may là đây là một tình huống khiến cho kết quả trận đấu bị thay đổi. Cả trọng tài biên lẫn trọng tài chính đều không quan sát thấy và tôi nghĩ đây là một sai lầm nghiêm trọng... Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận nó", Allegri nói đầy mỉa mai sau trận đấu

 Đấy là một pha bóng nhạy cảm, không phải chỉ vì nó đụng chạm đến Milan khi bàn thắng của Muntari không được công nhận, mà còn gây chấn động bởi nhiều lẽ. 
Trọng tài Tagliavento không nhìn thấy vì ông đứng quá xa. Trợ lí Romagnoli không công nhận, vì ông không cho là bóng đã qua vạch vôi. Hai nhân vật sẽ chịu kỉ luật nặng ấy đã bước vào lịch sử calcio với tư cách của những người làm sai lệch kết quả của một trận thư hùng truyền thống mà lẽ ra phải rất hấp dẫn và đầy cống hiến. Thế còn Buffon? Anh đã làm cái việc anh phải làm, theo đúng trách nhiệm của người thủ thành: cản phá một cú đánh đầu và bắt bằng được bóng, dù nó đã vào gôn hay chưa. Điều đó hoàn toàn đúng.


Thủ thành Buffon- Ảnh Getty
Nhưng những gì Buffon tuyên bố sau trận đấu đã làm thất vọng tất cả khi được hỏi, bóng đã vào gôn hay chưa: “Chắc chắn là tôi không thể nói là bóng đã vào gôn hay chưa. Mà nếu có thấy thì tôi cũng không thể nói với trọng tài. Tôi hoàn toàn chân thành và tôi khẳng định, đấy không phải là bàn thắng của Milan”. Buffon đã nói điều ấy trước khi hãng Sky cho anh xem pha quay chậm, và sau khi được xem lại băng hình, anh vẫn một mực khẳng định, bóng chưa hề qua vạch vôi. Tuyên bố ấy đã thổi bùng lên một lần nữa cuộc chiến Milan-Juve, đẩy nó qua mọi giới hạn chịu đựng. Bởi tất cả đều nhìn thấy đấy là một bàn thắng, rõ ràng mười mươi vì bóng đã vào trong không phải vài milimet, mà đến nửa mét, trừ anh và các ông trọng tài khốn khổ. Mà các ông trọng tài kia cách anh vài chục mét. Còn anh thì bắt được quả bóng khi đôi tay anh (và bóng trong tay anh) đã qua vạch vôi!
Người Ý bảo, Italia là đất nước của các ông thánh, các nhà thơ và những thủ môn. Buffon là một thủ môn. Nhưng cũng không ai cần anh trở thành một nhà thơ hay một vị thánh. Người ta chỉ cần nhìn thấy ở anh một người chân thành, có đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng. Nếu một thủ môn nào đó tầm thường ở Serie A nói điều này, cũng chẳng ai nhíu mày quan tâm. Nhưng đây là Buffon, là đội trưởng đội tuyển Italia, là người được Tổng thống Italia trao huân chương cống hiến, là thần tượng của nhiều đứa trẻ. Anh không thể có mặt ở dinh Tổng thống để nói những lời có cánh về một đất nước đang khó khăn về kinh tế và khủng hoảng về niềm tin để rồi anh công khai hợp pháp hóa một điều không đúng đắn. Người ta nhớ lại những gì anh đã nói trước lũ trẻ nghèo ở một sân tập được xây trên đất thu được của mafia ở Calabria, những tuyên bố gây xúc động thực sự: “Thể thao cần phải tôn trọng luật chơi và phải chân thành, trung thực, hướng đến cái đẹp của cuộc chơi và nhân cách người chơi”. 
Dĩ nhiên, anh ăn lương của Juve, anh thường xuyên đeo băng đội trưởng Juve, anh phải bảo vệ Juve và chính sách của họ. Các juventino có lẽ sẽ lấy đầu anh nếu anh khẳng định đấy là một bàn thắng, vô tình tiếp tay cho Milan trong cuộc chiến chống lại đội bóng của anh. Chúng ta nên thông cảm cho anh vì điều ấy. Nhưng đa số các tifosi không chấp nhận điều anh đã tuyên bố về bàn thắng không được công nhận của Muntari. Nhà bình luận nổi tiếng Gianni Mura cho rằng, HLV Prandelli không nên gọi anh vào đội tuyển cho trận giao hữu với Mỹ giữa tuần này. Chủ tịch HĐ trọng tài Nicchi: “Gigi, anh không phải là biểu tượng của giới trẻ”. Còn Buffon đã đáp lại ra sao? “Tôi vẫn sẽ nói những gì tôi đã nói sau trận đấu!
Gigi, hãy lau sạch bùn ở tay anh và cư xử cho xứng đáng là một đội trưởng ĐT Italia.