Tây Ban Nha không còn “độc quyền” về cầm bóng

Tây Ban Nha đã thắng, nhưng vẫn còn cảm thấy tim đập chân run. Italia đã chứng minh rằng khi một nền bóng đá có tư duy tổ chức tốt chuyển từ phòng ngự sang tấn công, thì họ sẽ nguy hiểm đến thế nào, ngay cả ở lĩnh vực mà người TBN tự hào nhất: Kiểm soát bóng.

Một trong những điểm đáng tự hào nhất của TBN và lối chơi Tiki-taka là kiểm soát bóng. Trận mở màn gặp Uruguay cho thấy họ vẫn có khả năng không cho phép đối phương chạm vào bóng (78% thời lượng cầm bóng), và đặc biệt thoải mái với lối chơi ấy khi đã dẫn trước. Từ trước đến nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (ngay cả khi thua trận), thì TBN vẫn luôn cầm bóng tốt hơn đối phương.

Vấn đề cũ

Hiệp một trận gặp Italia, vấn đề của người TBN vấn rất cũ: Cầm bóng nhiều, nhưng chơi không sắc sảo bằng đối phương. Chỉ trong 45 phút đầu tiên, Italia đã tung ra tổng cộng 9 cú sút về phía khung thành TBN, hầu hết đều nguy hiểm. Nên nhớ là ở trận chung kết EURO năm ngoái, đội Thiên thanh chỉ dứt điểm 11 lần trong cả trận về phía khung thành đối phương.

Chỉ cần một hiệp đấu, Italia đã làm được một nửa những gì mà TBN trải qua trong 3 trận trước đó: 3 đội Uruguay, Haiti và Nigeria chỉ dứt điểm tổng cộng 18 lần phía khung thành TBN trong hơn 270 phút thi đấu.

Nhưng vấn đề của người TBN cho đến thời điểm ấy vẫn rất cũ: Cầm bóng vẫn là “độc quyền” của họ, chỉ có hiệu quả của việc cầm bóng là chưa thực sự ấn tượng.
Italia gây ra nhiều khó khăn cho TBN

Giải mã Tiki-taka theo cách này thì nhiều đội đã làm được. Inter 2010 đánh bại Barcelona mà chỉ cần cầm bóng 16% thời lượng. Chelsea 2012 cũng chỉ cần 21%. Bayern mùa trước chỉ cầm bóng xấp xỉ 40%, nhưng đã đè bẹp Barca qua hai lượt trận với tổng tỉ số 7-0. Chính Italia ở vòng bảng EURO năm ngoái đã từng khiến TBN toát mồ hôi hột, dù tất nhiên, vẫn cầm bóng ít hơn.

Lý thuyết về bóng đá vị trí, tức là sử dụng trạng thái “tĩnh” hợp lý trong trong đội hình để khắc chế lối chơi “động” của đối phương, đã giúp họ chống lại lối chơi đặc trưng của TBN và Barca, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể đánh bại TBN bằng chính lối chơi cầm bóng của họ hay không?

Vấn đề mới

Italia đã đưa ra một phần câu trả lời trong hiệp hai trận gặp TBN: Thời lượng cầm bóng của họ trong 45 phút này lên đến 61%! Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới nhìn thấy TBN phải chạy theo bóng.

Sự nguy hiểm của Italia vẫn được duy trì, dù không sắc sảo như trong hiệp một (dù sao, cầm bóng vẫn không phải là sở trưởng của họ). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho thấy rằng nếu một đội tuyển có ý định chơi cầm bóng trước TBN, thì không phải là họ không có hy vọng. Thậm chí, Italia cầm bóng tốt mà không cần quá nhiều đường chuyền ngang và chuyền về như thói quen của TBN: Đội Thiên thanh luôn cố đẩy cao tốc độ trận đấu, hướng về phía trước và tập trung tấn công ở biên, nơi bóng được phát triển với tốc độ cao nhất.

Chỉ một sự xuất hiện của Montolivo (thay Barzagli trong hiệp hai) là đủ để giúp Italia đánh bại TBN ở chính sở trường của đội bóng xứ Bò tót, vậy thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu cầm bóng như TBN có phải là điều gì đó quá ghê gớm?
Mở ra một hướng đi mới

Nói thế không phải để phủ nhận lối chơi tuyệt vời này. TBN cầm bóng và phối hợp dựa trên một tập thể “có nhắm mắt vẫn tìm thấy nhau”. Bộ khung của họ dựa trên sự ăn ý của các cầu thủ Barca, vốn chiếm đa số trong đội hình và đã phải luyện tập hàng năm trời, ăn ngủ bên nhau trong lò La Masia, mới có thể tạo ra sự gắn kết nhường ấy.
Hoàn toàn có thể cầm bóng tốt hơn TBN?

Nhưng sự ăn ý mà đội Italia đã thể hiện đêm qua với lối chơi cầm bóng cho thấy rằng để xây dựng một hệ thống cầm bóng tốt, có thể không cần mất công đến thế. Italia cũng không thật sự hiệu quả khi cầm bóng, nhưng hãy bao dung cho họ: Lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một đội bóng “dám” kiểm soát bóng vượt trội TBN đến thế, và đội Thiên thanh vẫn tạo ra được không ít cơ hội nguy hiểm.

Có lẽ vì cảm thấy không phù hợp với cách chơi này nên trong hai hiệp phụ, Italia đã “trả” quyền cầm bóng lại cho đối phương. Nhưng đó là vì lý do chiến thuật, chưa hẳn vì họ không thể cầm bóng tốt như TBN. Pirlo – De Rossi – Montolivo đã tỏ ra không hề kém Xavi hay Iniesta về nghệ thuật giữ bóng, ít nhất là trong 45 phút hiệp hai.

Bấy lâu nay, danh tiếng của Tiki-taka đã khiến cho tất cả các đối thủ đều chỉ áp dụng một cách tiếp cận trận đấu khi đối đầu Barca và TBN: Phòng ngự phản công, kéo đội hình xuống thấp và giữ vị trí tỉnh táo để khắc chế họ, trước khi cố gắng sử dụng thời gian cầm bóng ít ỏi một cách thật hiệu quả.

Nhưng Italia đã cho thấy rằng cầm bóng không hẳn là “độc quyền” của người TBN. Chỉ là đôi khi, chúng ta đã quen với lối suy nghĩ “đường mòn” ấy thôi.
 
Theo Phạm An - Tạp chí Khám phá

Muốn thắng, Italia phải 'sống' qua phút 30

Có điểm gì chung giữa những thất bại 1-3 rồi 0-4 của Milan trên sân Barcelona ở Champions League hai mùa gần đây, thất bại 0-4 của tuyển Italia trước tuyển Tây Ban Nha ở chung kết EURO 2012 và thất bại 2-4 của đội tuyển U21 Italia trước U21 Tây Ban Nha ở chung kết giải trẻ châu Âu vừa kết thúc?


U21 Italia (phải) đã thua TBN vì những bàn thua trong nửa đầu hiệp một
Đó đều là những thất bại tan nát, và thảm họa của người Italia đều được khởi nguồn bởi một bàn thua trong khoảng 15 phút đầu trận.
Trừ Milan ở trận lượt về vòng bảng Champions League mùa 2011-12, khi họ thất thủ 2-3 ngay trên sân San Siro ở thế phải liên tục rượt đuổi Barcelona, người Italia chưa bao giờ (trong những năm gần đây) dám chơi đôi công sòng phẳng trước lối chơi tiki-taka ma quái. Milan chơi tấn công Barca hôm đó là chỉ đơn giản vì họ không phải chịu sức ép, khi mà dù thắng hay thua thì họ cũng đều chỉ đứng nhì bảng.
Đó là thứ tâm lý “thử cho biết”. Ngay cả khi Bayern Munich chứng minh rằng tiki-taka có thể bị xé nát bởi chiến thuật tấn công đa diện, thì Italia (cũng như hầu hết các đối thủ khác của Tây Ban Nha) khó có thể học hỏi được vì thiếu những con người giỏi giang như đội tân vô địch Champions League. Bởi thế, chắc chắn Azzurri sẽ chơi phòng ngự, thậm chí là phòng ngự triệt để, ở sân Fortaleza đêm nay.
Nhưng thực tế cho thấy ngay cả khi chấp nhận “đổ bê tông” thì người Italia cũng vẫn thua tan nát, chẳng phải một lần. Toan tính của cả Milan và các đội tuyển Italia khi đối đầu với tiki-taka đều là phòng ngự chặt chẽ và chờ đợi sơ hở của đối thủ để tìm cơ hội ghi bàn. Không phải họ chưa từng thành công (Milan hòa Barca 2 lần và thắng 1 lần trong hai năm qua, Italia hòa TBN 1-1 ở vòng bảng EURO 2012), nhưng hãy nhìn xem, đó đều là những lần Barca hay Tây Ban Nha không thực sự cần phải thắng. Khi họ muốn thắng thì người Italia không cưỡng lại được. Ở cuộc chơi nào trước người Italia, tiki-taka của người TBN cũng nắm thế chủ động gần như tuyệt đối. Ngay từ lúc bóng lăn. Ngay cả khi áp lực tâm lý thuộc về họ.
Bí quyết của người Tây Ban Nha đơn giản lắm: ghi bàn từ rất sớm. Bàn thắng sớm sẽ phá tan ý đồ phòng ngự của đối thủ và giúp họ dễ đá hơn rất nhiều, thêm nữa là đẩy quả bom áp lực sang bên kia chiến tuyến. Ngược lại, khi dính bàn thua sớm, người Italia thường rơi vào tình thế hoảng loạn và dễ dàng đánh mất tất cả. Milan có lợi thế dẫn 2 bàn ở lượt đi cũng vẫn nát vụn sau khi bị Messi chọc thủng lưới ở ngay phút thứ 5 trận lượt về.
Italia tự tin đến thế ở EURO 2012 cũng chẳng khá hơn. U21 Italia mới đây những tưởng chiến thuật phòng ngự phản công xuất sắc giúp họ loại U21 Hà Lan ở bán kết sẽ là điểm tựa cho tham vọng vô địch châu Âu, nhưng kết cục tất cả đều đã biết. Nếu để người Tây Ban Nha ghi bàn trước phút 15, trận đấu coi như kết thúc từ thời khắc đó, với một tỷ số rất đậm. Vì mục tiêu giết chết cuộc chơi từ đầu, Tây Ban Nha chắc chắn sẽ dồn toàn lực tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc như họ vẫn làm và thường thành công.
Bởi thế, một trong những nhiệm vụ bắt buộc nếu Italia muốn tạo địa chấn đêm nay là phải không để thủng lưới ít nhất trước phút 15, thậm chí là phút 30. Nếu ý đồ “đánh nhanh, thắng sớm” thiếu hiệu quả, Tây Ban Nha có thể bị áp lực tâm lý làm nao núng. Chỉ khi đó, cơ hội mới “dè dặt” mở ra cho Pirlo và các đồng đội.
Vĩnh Nguyên

ket qua vong 38 giai tay ban nha - Spain laliga


02/06 02:00Celta Vigo1-0Espanyol
02/06 02:00Deportivo0-1Real Sociedad
02/06 02:00Granada2-0Getafe
02/06 02:00Levante1-1Betis
02/06 02:00Mallorca4-2Valladolid
02/06 02:00Rayo Vallecano2-2Athletic Bilbao
02/06 02:00Zaragoza1-3Atletico Madrid
02/06 02:00Sevilla4-3Valencia
02/06 00:00Barcelona4-1Malaga
01/06 22:00Real Madrid4-2Osasuna
Sân nhàSân khách
  STTHBTgThTHBTgThHSĐ
1 Barcelona381810631514325225115-40100
2 Real Madrid38172067219553621103-4285
3 Atletico Madrid3814234212955231965-3176
4 Real Sociedad3810724122856292770-4966
5 Valencia3813334225658252967-5465
6 Malaga3810543318649203253-5057
7 Betis389552818739293857-5656
8 Rayo Vallecano3893727297210233750-6653
9 Sevilla38131541211711173358-5450
10 Getafe3894625234411183443-5747
11 Levante388472526469153140-5746
12 Athletic Bilbao388382227469223844-6545
13 Espanyol3867625285410182443-5244
14 Valladolid3876629264411203249-5843
15 Granada3866721215311163337-5442
16 Osasuna3875715143412183633-5039
17 Celta Vigo3876623213115143137-5237
18 Mallorca3875726302413174243-7236
19 Deportivo3865823262611244447-7035
20 Zaragoza38541023274312143537-6234


Friday, June 28, 2013

Tây Ban Nha không còn “độc quyền” về cầm bóng

Tây Ban Nha đã thắng, nhưng vẫn còn cảm thấy tim đập chân run. Italia đã chứng minh rằng khi một nền bóng đá có tư duy tổ chức tốt chuyển từ phòng ngự sang tấn công, thì họ sẽ nguy hiểm đến thế nào, ngay cả ở lĩnh vực mà người TBN tự hào nhất: Kiểm soát bóng.

Một trong những điểm đáng tự hào nhất của TBN và lối chơi Tiki-taka là kiểm soát bóng. Trận mở màn gặp Uruguay cho thấy họ vẫn có khả năng không cho phép đối phương chạm vào bóng (78% thời lượng cầm bóng), và đặc biệt thoải mái với lối chơi ấy khi đã dẫn trước. Từ trước đến nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (ngay cả khi thua trận), thì TBN vẫn luôn cầm bóng tốt hơn đối phương.

Vấn đề cũ

Hiệp một trận gặp Italia, vấn đề của người TBN vấn rất cũ: Cầm bóng nhiều, nhưng chơi không sắc sảo bằng đối phương. Chỉ trong 45 phút đầu tiên, Italia đã tung ra tổng cộng 9 cú sút về phía khung thành TBN, hầu hết đều nguy hiểm. Nên nhớ là ở trận chung kết EURO năm ngoái, đội Thiên thanh chỉ dứt điểm 11 lần trong cả trận về phía khung thành đối phương.

Chỉ cần một hiệp đấu, Italia đã làm được một nửa những gì mà TBN trải qua trong 3 trận trước đó: 3 đội Uruguay, Haiti và Nigeria chỉ dứt điểm tổng cộng 18 lần phía khung thành TBN trong hơn 270 phút thi đấu.

Nhưng vấn đề của người TBN cho đến thời điểm ấy vẫn rất cũ: Cầm bóng vẫn là “độc quyền” của họ, chỉ có hiệu quả của việc cầm bóng là chưa thực sự ấn tượng.
Italia gây ra nhiều khó khăn cho TBN

Giải mã Tiki-taka theo cách này thì nhiều đội đã làm được. Inter 2010 đánh bại Barcelona mà chỉ cần cầm bóng 16% thời lượng. Chelsea 2012 cũng chỉ cần 21%. Bayern mùa trước chỉ cầm bóng xấp xỉ 40%, nhưng đã đè bẹp Barca qua hai lượt trận với tổng tỉ số 7-0. Chính Italia ở vòng bảng EURO năm ngoái đã từng khiến TBN toát mồ hôi hột, dù tất nhiên, vẫn cầm bóng ít hơn.

Lý thuyết về bóng đá vị trí, tức là sử dụng trạng thái “tĩnh” hợp lý trong trong đội hình để khắc chế lối chơi “động” của đối phương, đã giúp họ chống lại lối chơi đặc trưng của TBN và Barca, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể đánh bại TBN bằng chính lối chơi cầm bóng của họ hay không?

Vấn đề mới

Italia đã đưa ra một phần câu trả lời trong hiệp hai trận gặp TBN: Thời lượng cầm bóng của họ trong 45 phút này lên đến 61%! Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới nhìn thấy TBN phải chạy theo bóng.

Sự nguy hiểm của Italia vẫn được duy trì, dù không sắc sảo như trong hiệp một (dù sao, cầm bóng vẫn không phải là sở trưởng của họ). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho thấy rằng nếu một đội tuyển có ý định chơi cầm bóng trước TBN, thì không phải là họ không có hy vọng. Thậm chí, Italia cầm bóng tốt mà không cần quá nhiều đường chuyền ngang và chuyền về như thói quen của TBN: Đội Thiên thanh luôn cố đẩy cao tốc độ trận đấu, hướng về phía trước và tập trung tấn công ở biên, nơi bóng được phát triển với tốc độ cao nhất.

Chỉ một sự xuất hiện của Montolivo (thay Barzagli trong hiệp hai) là đủ để giúp Italia đánh bại TBN ở chính sở trường của đội bóng xứ Bò tót, vậy thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu cầm bóng như TBN có phải là điều gì đó quá ghê gớm?
Mở ra một hướng đi mới

Nói thế không phải để phủ nhận lối chơi tuyệt vời này. TBN cầm bóng và phối hợp dựa trên một tập thể “có nhắm mắt vẫn tìm thấy nhau”. Bộ khung của họ dựa trên sự ăn ý của các cầu thủ Barca, vốn chiếm đa số trong đội hình và đã phải luyện tập hàng năm trời, ăn ngủ bên nhau trong lò La Masia, mới có thể tạo ra sự gắn kết nhường ấy.
Hoàn toàn có thể cầm bóng tốt hơn TBN?

Nhưng sự ăn ý mà đội Italia đã thể hiện đêm qua với lối chơi cầm bóng cho thấy rằng để xây dựng một hệ thống cầm bóng tốt, có thể không cần mất công đến thế. Italia cũng không thật sự hiệu quả khi cầm bóng, nhưng hãy bao dung cho họ: Lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một đội bóng “dám” kiểm soát bóng vượt trội TBN đến thế, và đội Thiên thanh vẫn tạo ra được không ít cơ hội nguy hiểm.

Có lẽ vì cảm thấy không phù hợp với cách chơi này nên trong hai hiệp phụ, Italia đã “trả” quyền cầm bóng lại cho đối phương. Nhưng đó là vì lý do chiến thuật, chưa hẳn vì họ không thể cầm bóng tốt như TBN. Pirlo – De Rossi – Montolivo đã tỏ ra không hề kém Xavi hay Iniesta về nghệ thuật giữ bóng, ít nhất là trong 45 phút hiệp hai.

Bấy lâu nay, danh tiếng của Tiki-taka đã khiến cho tất cả các đối thủ đều chỉ áp dụng một cách tiếp cận trận đấu khi đối đầu Barca và TBN: Phòng ngự phản công, kéo đội hình xuống thấp và giữ vị trí tỉnh táo để khắc chế họ, trước khi cố gắng sử dụng thời gian cầm bóng ít ỏi một cách thật hiệu quả.

Nhưng Italia đã cho thấy rằng cầm bóng không hẳn là “độc quyền” của người TBN. Chỉ là đôi khi, chúng ta đã quen với lối suy nghĩ “đường mòn” ấy thôi.
 
Theo Phạm An - Tạp chí Khám phá

Muốn thắng, Italia phải 'sống' qua phút 30

Có điểm gì chung giữa những thất bại 1-3 rồi 0-4 của Milan trên sân Barcelona ở Champions League hai mùa gần đây, thất bại 0-4 của tuyển Italia trước tuyển Tây Ban Nha ở chung kết EURO 2012 và thất bại 2-4 của đội tuyển U21 Italia trước U21 Tây Ban Nha ở chung kết giải trẻ châu Âu vừa kết thúc?


U21 Italia (phải) đã thua TBN vì những bàn thua trong nửa đầu hiệp một
Đó đều là những thất bại tan nát, và thảm họa của người Italia đều được khởi nguồn bởi một bàn thua trong khoảng 15 phút đầu trận.
Trừ Milan ở trận lượt về vòng bảng Champions League mùa 2011-12, khi họ thất thủ 2-3 ngay trên sân San Siro ở thế phải liên tục rượt đuổi Barcelona, người Italia chưa bao giờ (trong những năm gần đây) dám chơi đôi công sòng phẳng trước lối chơi tiki-taka ma quái. Milan chơi tấn công Barca hôm đó là chỉ đơn giản vì họ không phải chịu sức ép, khi mà dù thắng hay thua thì họ cũng đều chỉ đứng nhì bảng.
Đó là thứ tâm lý “thử cho biết”. Ngay cả khi Bayern Munich chứng minh rằng tiki-taka có thể bị xé nát bởi chiến thuật tấn công đa diện, thì Italia (cũng như hầu hết các đối thủ khác của Tây Ban Nha) khó có thể học hỏi được vì thiếu những con người giỏi giang như đội tân vô địch Champions League. Bởi thế, chắc chắn Azzurri sẽ chơi phòng ngự, thậm chí là phòng ngự triệt để, ở sân Fortaleza đêm nay.
Nhưng thực tế cho thấy ngay cả khi chấp nhận “đổ bê tông” thì người Italia cũng vẫn thua tan nát, chẳng phải một lần. Toan tính của cả Milan và các đội tuyển Italia khi đối đầu với tiki-taka đều là phòng ngự chặt chẽ và chờ đợi sơ hở của đối thủ để tìm cơ hội ghi bàn. Không phải họ chưa từng thành công (Milan hòa Barca 2 lần và thắng 1 lần trong hai năm qua, Italia hòa TBN 1-1 ở vòng bảng EURO 2012), nhưng hãy nhìn xem, đó đều là những lần Barca hay Tây Ban Nha không thực sự cần phải thắng. Khi họ muốn thắng thì người Italia không cưỡng lại được. Ở cuộc chơi nào trước người Italia, tiki-taka của người TBN cũng nắm thế chủ động gần như tuyệt đối. Ngay từ lúc bóng lăn. Ngay cả khi áp lực tâm lý thuộc về họ.
Bí quyết của người Tây Ban Nha đơn giản lắm: ghi bàn từ rất sớm. Bàn thắng sớm sẽ phá tan ý đồ phòng ngự của đối thủ và giúp họ dễ đá hơn rất nhiều, thêm nữa là đẩy quả bom áp lực sang bên kia chiến tuyến. Ngược lại, khi dính bàn thua sớm, người Italia thường rơi vào tình thế hoảng loạn và dễ dàng đánh mất tất cả. Milan có lợi thế dẫn 2 bàn ở lượt đi cũng vẫn nát vụn sau khi bị Messi chọc thủng lưới ở ngay phút thứ 5 trận lượt về.
Italia tự tin đến thế ở EURO 2012 cũng chẳng khá hơn. U21 Italia mới đây những tưởng chiến thuật phòng ngự phản công xuất sắc giúp họ loại U21 Hà Lan ở bán kết sẽ là điểm tựa cho tham vọng vô địch châu Âu, nhưng kết cục tất cả đều đã biết. Nếu để người Tây Ban Nha ghi bàn trước phút 15, trận đấu coi như kết thúc từ thời khắc đó, với một tỷ số rất đậm. Vì mục tiêu giết chết cuộc chơi từ đầu, Tây Ban Nha chắc chắn sẽ dồn toàn lực tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc như họ vẫn làm và thường thành công.
Bởi thế, một trong những nhiệm vụ bắt buộc nếu Italia muốn tạo địa chấn đêm nay là phải không để thủng lưới ít nhất trước phút 15, thậm chí là phút 30. Nếu ý đồ “đánh nhanh, thắng sớm” thiếu hiệu quả, Tây Ban Nha có thể bị áp lực tâm lý làm nao núng. Chỉ khi đó, cơ hội mới “dè dặt” mở ra cho Pirlo và các đồng đội.
Vĩnh Nguyên

Sunday, June 16, 2013

ket qua vong 38 giai tay ban nha - Spain laliga


02/06 02:00Celta Vigo1-0Espanyol
02/06 02:00Deportivo0-1Real Sociedad
02/06 02:00Granada2-0Getafe
02/06 02:00Levante1-1Betis
02/06 02:00Mallorca4-2Valladolid
02/06 02:00Rayo Vallecano2-2Athletic Bilbao
02/06 02:00Zaragoza1-3Atletico Madrid
02/06 02:00Sevilla4-3Valencia
02/06 00:00Barcelona4-1Malaga
01/06 22:00Real Madrid4-2Osasuna
Sân nhàSân khách
  STTHBTgThTHBTgThHSĐ
1 Barcelona381810631514325225115-40100
2 Real Madrid38172067219553621103-4285
3 Atletico Madrid3814234212955231965-3176
4 Real Sociedad3810724122856292770-4966
5 Valencia3813334225658252967-5465
6 Malaga3810543318649203253-5057
7 Betis389552818739293857-5656
8 Rayo Vallecano3893727297210233750-6653
9 Sevilla38131541211711173358-5450
10 Getafe3894625234411183443-5747
11 Levante388472526469153140-5746
12 Athletic Bilbao388382227469223844-6545
13 Espanyol3867625285410182443-5244
14 Valladolid3876629264411203249-5843
15 Granada3866721215311163337-5442
16 Osasuna3875715143412183633-5039
17 Celta Vigo3876623213115143137-5237
18 Mallorca3875726302413174243-7236
19 Deportivo3865823262611244447-7035
20 Zaragoza38541023274312143537-6234