Dejan Savicevic - Người Nam Tư trầm lặng.


Mùa bóng 1995/1996, chàng hoàng tử của nước Ý, Roberto Baggio gia nhập AC Milan là một sự kiện nổi bật nhất của Serie A. Lúc đó, báo chí, các CĐV Milan nói riêng và giới hâm mộ bóng đá Ý nói chung theo dõi rất sát sự kiện này. Câu hỏi được đặt ra là Baggio đến San Siro và sẽ khoác áo số 10? Dejan Savicevic sẽ phải nhường chiếc áo đấu số 10 cho Baggio? Bởi vì, chỉ có ai khoác áo số 10 ở Milan thì người đó mới thực sự là thủ lĩnh. Nhưng rốt cuộc thì người khoác áo số 10 của Milan vẫn là Savicevic còn Baggio đành ngậm ngùi đeo chiếc áo số 18 xa lạ. Điều này khẳng định vị thế số 1 của chàng trai tài hoa người Nam Tư ở Milan (thời điểm đó còn gọi là Nam Tư vì đất nước này chưa bị chia cắt vì những cuộc chiến tranh sắc tộc).
Ngược lại dòng thời gian, sau vòng chung kết Cúp thế giới Italia 90, bóng đá châu Âu lại đổ dồn vào đấu trường cúp C1, nơi danh giá nhất và thể hiện đẳng cấp của một CLB bóng đá. Lúc đó, AC Milan đang là nhà ĐKVĐ với bộ ba Hà Lan bay nổi tiếng Gullit - Van Basten - Rijkaard đang làm mưa làm gió ở Serie A lẫn châu Âu, nhưng thời điểm đó có một bộ ba khác mới thực sự nổi tiếng hơn ở đấu trước C1 này, đó chính là bộ ba người Nam Tư: Savicevic - Pancev - Prosinecki. Mùa bóng 1990/1991 đã ghi đậm dấu ấn của CLB lừng danh Red Star Belgrade, cái nôi sản sinh ra những tài năng kiệt xuất của đất nước Nam Tư. Cuộc siêu trình diễn của Red Star trước Bayern Munich ở vòng bán kết cúp C1 mà trong đó Savicevic đã ghi bàn thắng giúp "Sao đỏ" lọt vào trận chung kết gặp đội bóng của Pháp, Marseille, đội bóng đã loại ... Milan ở vòng tứ kết. Với sức mạnh của nhà tài trợ Adidas và các dành ngôi sao sáng chói như J.Papin. A.Pele, Deschamp,...OM là ứng cử viên số 1 nhưng Red Star mới là người đoạt cúp sau chiến thắng ở loạt đá luân lưu 11m. Red Star là nhà vua của châu Âu và Savicevic - Pancev - Prosinecki được xem như là những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.


Cũng như bao CLB Đông Âu khác, sự khó khăn tài chính là nguyên nhân khiến họ gặp phải nạn chảy máu các tài năng và Red Star không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau thành công ở cúp C1, bộ ba tài năng Savicevic - Pancev - Prosinecki đã ra đi và đích đến của họ là những CLB khổng lồ của châu Âu. Nhưng trong bộ "trio" này, chỉ có Savicevic là thành công nhất. Không giống như 2 người bạn của mình: Pancev mất hút ở Inter, Prosinecki vật lộn ở Real Madrid nhưng Savicevic thì trở thành biểu tượng của Milan cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.


Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.

Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11.



Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.

Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB.

Written by Kaka22.

3 comments:

Thursday, April 5, 2012

Dejan Savicevic - Người Nam Tư trầm lặng.


Mùa bóng 1995/1996, chàng hoàng tử của nước Ý, Roberto Baggio gia nhập AC Milan là một sự kiện nổi bật nhất của Serie A. Lúc đó, báo chí, các CĐV Milan nói riêng và giới hâm mộ bóng đá Ý nói chung theo dõi rất sát sự kiện này. Câu hỏi được đặt ra là Baggio đến San Siro và sẽ khoác áo số 10? Dejan Savicevic sẽ phải nhường chiếc áo đấu số 10 cho Baggio? Bởi vì, chỉ có ai khoác áo số 10 ở Milan thì người đó mới thực sự là thủ lĩnh. Nhưng rốt cuộc thì người khoác áo số 10 của Milan vẫn là Savicevic còn Baggio đành ngậm ngùi đeo chiếc áo số 18 xa lạ. Điều này khẳng định vị thế số 1 của chàng trai tài hoa người Nam Tư ở Milan (thời điểm đó còn gọi là Nam Tư vì đất nước này chưa bị chia cắt vì những cuộc chiến tranh sắc tộc).
Ngược lại dòng thời gian, sau vòng chung kết Cúp thế giới Italia 90, bóng đá châu Âu lại đổ dồn vào đấu trường cúp C1, nơi danh giá nhất và thể hiện đẳng cấp của một CLB bóng đá. Lúc đó, AC Milan đang là nhà ĐKVĐ với bộ ba Hà Lan bay nổi tiếng Gullit - Van Basten - Rijkaard đang làm mưa làm gió ở Serie A lẫn châu Âu, nhưng thời điểm đó có một bộ ba khác mới thực sự nổi tiếng hơn ở đấu trước C1 này, đó chính là bộ ba người Nam Tư: Savicevic - Pancev - Prosinecki. Mùa bóng 1990/1991 đã ghi đậm dấu ấn của CLB lừng danh Red Star Belgrade, cái nôi sản sinh ra những tài năng kiệt xuất của đất nước Nam Tư. Cuộc siêu trình diễn của Red Star trước Bayern Munich ở vòng bán kết cúp C1 mà trong đó Savicevic đã ghi bàn thắng giúp "Sao đỏ" lọt vào trận chung kết gặp đội bóng của Pháp, Marseille, đội bóng đã loại ... Milan ở vòng tứ kết. Với sức mạnh của nhà tài trợ Adidas và các dành ngôi sao sáng chói như J.Papin. A.Pele, Deschamp,...OM là ứng cử viên số 1 nhưng Red Star mới là người đoạt cúp sau chiến thắng ở loạt đá luân lưu 11m. Red Star là nhà vua của châu Âu và Savicevic - Pancev - Prosinecki được xem như là những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.


Cũng như bao CLB Đông Âu khác, sự khó khăn tài chính là nguyên nhân khiến họ gặp phải nạn chảy máu các tài năng và Red Star không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau thành công ở cúp C1, bộ ba tài năng Savicevic - Pancev - Prosinecki đã ra đi và đích đến của họ là những CLB khổng lồ của châu Âu. Nhưng trong bộ "trio" này, chỉ có Savicevic là thành công nhất. Không giống như 2 người bạn của mình: Pancev mất hút ở Inter, Prosinecki vật lộn ở Real Madrid nhưng Savicevic thì trở thành biểu tượng của Milan cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.


Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.

Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11.



Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.

Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB.

Written by Kaka22.

3 comments: