Del Piero là cầu thủ đẳng cấp thế giới mà không cần phải lăng xê


Del Piero là cầu thủ đẳng cấp thế giới mà không cần phải lăng xê ( Carlo Ancelotti ).
Đôi lúc tôi cảm thấy bối rối khi để anh ngồi ghế dự bị, Del Piero là một nhà vô địch ( Fabio Capello ). 
Del Piero là một nhà vô địch với kỹ thuật siêu hạng và những phẩm chất tuyệt vời. Anh là tấm gương cho tất cả chúng ta. Người đội trưởng đúng nghĩa của Juve ( Marcello Lippi )

http://media.thethaovanhoa.vn/2012/04/13/11/26/ALEX%20%282%29.jpg

Del Piero trẻ mãi không già... - Ảnh Getty
Những bàn thắng đã đi vào lịch sử Juve của anh nhiều lắm: cú sút volley kinh điển vào lưới Fiorentina tháng 12/1994 thông báo cho thế giới thấy sự ra đời của một ngôi sao trẻ lúc ấy mới 21 tuổi có tên Del Piero (mà hồi đó, báo TT&VH thỉnh thoảng in sai thành Del Pibro); một cú sút khác 2 năm sau đó đưa Juventus lên đỉnh thế giới khi đánh bại River Plate trong trận chung kết Cúp Liên lục địa; quả penalty giúp Juve hạ Inter năm 1998 cho một Scudetto đầy kịch tính trong cuộc đua với Inter. Những năm sau đó vẫn không thiếu những bàn thắng để đời, như bàn thắng trên sân Udinese giúp Juve đoạt Scudetto trên tay Inter ở vòng cuối cùng của mùa bóng 2001/02, như bàn thắng góp phần loại Real Madrid khỏi trận chung kết Champions League 2003, như 20 bàn thắng trong mùa bóng Juve phải chơi ở Serie B. Mỗi bàn thắng đều có ý nghĩa, trong những thời điểm quan trọng của mùa bóng, với Juve và với chính anh, và bây giờ, bàn thắng này, trong một mùa bóng mà anh rất ít khi được ra sân, nhưng mỗi khi ra sân là thể hiện một bản lĩnh và nghị lực phi thường. Cả giai đoạn đầu giải, anh đã có lúc ngồi dự bị liên tiếp 12 trận, điều chưa từng xảy ra. Thế rồi năm mới bắt đầu, và Del Piero, như một con thú già bị giam cầm trong cũi sắt lâu ngày, giờ trở lại khu rừng nơi nó đã làm vua, bắt đầu thể hiện mình là ai. Anh đã sút tung lưới Milan ở Cúp Italia, đã hạ Inter trong trận derby nước Ý và giờ là cú sút phạt đem đến chiến thắng trước Lazio.
 Ai có thể tạo nên niềm vui lớn lao như thế? Chỉ có thể là anh, Alex. Con người của những kỷ lục, những danh hiệu, của tài năng và đạo đức song toàn. 37 năm trước, vào cái ngày 9.11.1974 đáng nhớ, Tạo hoá đã ban anh cho cuộc sống này. Để rồi từ đó anh lớn lên cùng năm tháng. Để rồi một ngày hè 1993, anh đem lòng "yêu" một mệnh phụ. Để rồi 6 năm sau đó, trái tim "nhiều ngăn" của anh lại đập vì "nàng Monalisa" của đời mình, Sonia Amoruso. Thời gian như ngọn gió cuốn anh đi cùng tháng năm… Del Piero sẽ già đi, Juve thậm chí có thể đổi chủ, thế sự luôn xoay vần, chỉ có tình yêu của các juventino cho anh và ngược lại không bao giờ đổi thay…





Quả penalty định mệnh


Là một trung vệ, níu kéo đối phương trong các tình huống phạt góc có lẽ đã là bản năng của Nesta, như bao trung vệ khác. Nhưng anh không ngờ, chính nó, với kết quả là cú ngã quen thuộc của Busquest khi bóng còn chưa vào cuộc, đã phá hỏng tất cả công lao của chính anh và các đồng đội trong đêm bóng đá ở Nou Camp.

Như đã nói, Barca xứng đáng đi tiếp, nhưng nếu AC Milan xuất sắc bảo vệ tỉ số hòa thì người ta có nghĩ họ xứng đáng không? Chắc chắn cũng là có. Đội bóng yếu hơn, lép vế hơn vượt qua đối thủ mạnh là một tiền lệ không hiếm thấy trong bóng đá và thường được sự khâm phục của số đông người hâm mộ. Nếu nói Barca mạnh hơn nên sẽ thắng thì cúp đã phải được trao từ đầu mùa giải rồi. Milan đã chiến đấu vì điều đó, nhưng rất tiếc, họ có vừa đủ các sai lầm - dù rất nhỏ để giúp Barca điền tên vào tấm vé bán kết. Phải nói rằng, cho đến trước quả penalty thứ hai, bản lĩnh của Milan là ngang hàng với đoàn quân của Pep. Bản lĩnh không phải là anh cầm bóng bao nhiêu phần trăm, tung ra bao nhiêu cú sút, mà là với lực lượng trong tay, anh làm như thế nào để hoàn thành mục tiêu của mình. Một đội tấn công không mệt mỏi, một đội phòng ngự kiên cường, hai bàn thắng theo hai kịch bản, trận đấu đã đẹp cho tới thời điểm đó. Milan đã phòng ngự hiệu quả, và sự bế tắc cũng như luống cuống vì bị đẩy vào “tỷ số chết” của Barca là thấy rõ. Barca giữ bóng nhiều, chuyền nhiều, nhưng không có vẻ gì là sẽ ghi bàn cả.
Quả penalty thành công của Messi khiến AC Milan phải rời cuộc chơi ở tứ kết Champions League. Ảnh: Internet.
Mọi thứ chỉ khác từ quả penalty đó. Người ta coi quả penalty kỳ lạ mà “người mà ai cũng biết là ai đấy” thổi phạt chẳng qua là sự bù trừ cho 2 tình huống ngã trong vòng cấm ở lượt đi của Barca, nhưng sẽ có những người hâm mộ mặc áo xanh tự hỏi: “Ai sẽ bù cho Chelsea 4 quả penalty năm nào?”, phải, chẳng ai dùng sai lầm để sửa chữa sai lầm cả. Đó là chưa kể đến tình huống “giống hệt” pha ngã của Messi ở đầu trận khi Ibra bị đốn ngã nhưng trọng tài chỉ lắc đầu. Tất nhiên, nhiều người sẽ ghen tỵ với Barca, vì những sai lầm bất lợi cho họ thường ít được nhắc tới do nó chẳng mấy khi gây ra điều gì trầm trọng, còn những sai lầm có lợi thì y như rằng xuất hiện vào những thời điểm Barca “nguy kịch” nhất.

Song nói gì thì nói, giống như những trận đấu năm xưa với Chelsea hay Arsenal, những chi tiết như vậy sẽ mau chóng lắng chìm, người ta không thể mãi cằn nhằn về nó. Đơn giản, Barca mạnh nhất thế giới, và trong tương lai khi các đối thủ gặp đội bóng của Pep, tập trung cho trận đấu sẽ có ích hơn là băn khoăn về những thứ không thể nào thay đổi. Các fan AC Milan cũng không phải những người ồn ào, họ hiểu đội bóng của mình đang ở đâu, quả penalty kỳ quặc kia chủ yếu chính là giọt nước làm tràn “những chiếc ly cũ” trong lòng nhiều fan trung lập về “một phần của bóng đá” đã ứng nghiệm với nhiều đội bóng khác trong vài năm trở lại đây hơn là làm những người yêu Milan phải phẫn nộ hay cái gì đại loại thế. Cuộc sống sẽ lại tiếp diễn và không bị ngăn lại bởi những quả penalty được thổi hoặc không được thổi, mỗi người khi xem trận đấu đều đã có những nhận định của riêng mình, có thể trái ngược nhau, nhưng cũng là hết sức bình thường vậy.

Tạm biệt Milan

Quyền tự hào thuộc về Milan. Barca không thắng bằng tiqui-taca, mà bằng 2 quả penalty và một pha đi bóng dứt điểm “lấy được” mà Messi đã làm nhiều lần trong trận đấu, chỉ khác lần này Iniesta đã có mặt quá kịp thời. AC Milan đã có những cơ hội ngon ăn thực sự ở lượt đi, nhưng họ đã không tận dụng được. Lượt về, họ vẫn phòng ngự tốt nhưng sức mạnh tổng thể đã suy giảm nghiêm trọng từ khi nhận bàn thua thứ hai. Các cầu thủ chuyền hỏng nhiều, mất động lực, để Barca nhàn hạ hơn, và tình huống đen đủi mà bóng… từ trên trời rơi trúng Iniesta đã kết thúc tất cả. Ibra đã đá rất hay, làm tường, phối hợp, tiếc rằng các lão tướng của AC quá già, Robinho chưa bao giờ là cầu thủ lớn, còn Pato không thể thi đấu dù được vào sân vài phút. Ibra hẳn cảm thấy mình vừa “nuốt một cục hận” khi bất lực nhìn số phận gọi tên Barca, anh và đội bóng của anh đã không đủ lực, không đủ may, và không “đủ được ưu ái” để làm nên chuyện ở Nou Camp.
Milan đã thua, nhưng họ đã thi đấu bằng thứ tinh thần của chiến thắng. Ảnh: Internet.
Dẫu sao, cái cách AC Milan đối đầu Barca năm nay đã khiến người ta thán phục. Một đội bóng già nua như thế nhưng đã buộc hàng công khủng khiếp “tắt điện” lần đầu sau 2 năm rưỡi ở châu Âu, và vẫn vững vàng chủ động đến mức làm người Barca phải tái mặt khi chọc thủng lưới Valdes ngay tại Nou Camp bất chấp việc bị dẫn trước từ khá sớm. Thế trận lúc ấy quả thực nói lên rằng Milan đủ khả năng để bảo vệ tỷ số đến cuối cùng, nhưng, giấc mơ đẹp không đến, thay cho nó là một kết cuộc hết sức… thông thường. Dù gì AC Milan vẫn có thể ngẩng đầu rời giải đấu, khác với Chelsea năm nào, họ đã phải cúi đầu - cái cúi đầu của nỗi ấm ức và thất vọng, khi mà Drogba và đồng đội thậm chí đã làm tốt hơn Milan khá nhiều.

Cám ơn Milan, cám ơn bản lĩnh của một “khắc tinh” đã làm Barca phải toát mồ hôi hột, họ chính là một trong những đội bóng ấn tượng nhất của Champions League mùa này. Tạm biệt Milan, và chúng ta sẽ tiếp tục dõi theo những guồng quay mới. Hi vọng kể từ đây, giải đấu sẽ toàn là các cuộc đối đầu hấp dẫn, là đất diễn của các đội bóng đẳng cấp, là sân chơi của bóng đá chứ không phải chỗ “tự lăng xê” theo nghĩa tiêu cực của những “người mà ai cũng biết là ai đấy” - như Ovrebo 3 năm về trước.

(Bạn đọc: Trần Mạnh Quang)

Dejan Savicevic - Người Nam Tư trầm lặng.


Mùa bóng 1995/1996, chàng hoàng tử của nước Ý, Roberto Baggio gia nhập AC Milan là một sự kiện nổi bật nhất của Serie A. Lúc đó, báo chí, các CĐV Milan nói riêng và giới hâm mộ bóng đá Ý nói chung theo dõi rất sát sự kiện này. Câu hỏi được đặt ra là Baggio đến San Siro và sẽ khoác áo số 10? Dejan Savicevic sẽ phải nhường chiếc áo đấu số 10 cho Baggio? Bởi vì, chỉ có ai khoác áo số 10 ở Milan thì người đó mới thực sự là thủ lĩnh. Nhưng rốt cuộc thì người khoác áo số 10 của Milan vẫn là Savicevic còn Baggio đành ngậm ngùi đeo chiếc áo số 18 xa lạ. Điều này khẳng định vị thế số 1 của chàng trai tài hoa người Nam Tư ở Milan (thời điểm đó còn gọi là Nam Tư vì đất nước này chưa bị chia cắt vì những cuộc chiến tranh sắc tộc).
Ngược lại dòng thời gian, sau vòng chung kết Cúp thế giới Italia 90, bóng đá châu Âu lại đổ dồn vào đấu trường cúp C1, nơi danh giá nhất và thể hiện đẳng cấp của một CLB bóng đá. Lúc đó, AC Milan đang là nhà ĐKVĐ với bộ ba Hà Lan bay nổi tiếng Gullit - Van Basten - Rijkaard đang làm mưa làm gió ở Serie A lẫn châu Âu, nhưng thời điểm đó có một bộ ba khác mới thực sự nổi tiếng hơn ở đấu trước C1 này, đó chính là bộ ba người Nam Tư: Savicevic - Pancev - Prosinecki. Mùa bóng 1990/1991 đã ghi đậm dấu ấn của CLB lừng danh Red Star Belgrade, cái nôi sản sinh ra những tài năng kiệt xuất của đất nước Nam Tư. Cuộc siêu trình diễn của Red Star trước Bayern Munich ở vòng bán kết cúp C1 mà trong đó Savicevic đã ghi bàn thắng giúp "Sao đỏ" lọt vào trận chung kết gặp đội bóng của Pháp, Marseille, đội bóng đã loại ... Milan ở vòng tứ kết. Với sức mạnh của nhà tài trợ Adidas và các dành ngôi sao sáng chói như J.Papin. A.Pele, Deschamp,...OM là ứng cử viên số 1 nhưng Red Star mới là người đoạt cúp sau chiến thắng ở loạt đá luân lưu 11m. Red Star là nhà vua của châu Âu và Savicevic - Pancev - Prosinecki được xem như là những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.


Cũng như bao CLB Đông Âu khác, sự khó khăn tài chính là nguyên nhân khiến họ gặp phải nạn chảy máu các tài năng và Red Star không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau thành công ở cúp C1, bộ ba tài năng Savicevic - Pancev - Prosinecki đã ra đi và đích đến của họ là những CLB khổng lồ của châu Âu. Nhưng trong bộ "trio" này, chỉ có Savicevic là thành công nhất. Không giống như 2 người bạn của mình: Pancev mất hút ở Inter, Prosinecki vật lộn ở Real Madrid nhưng Savicevic thì trở thành biểu tượng của Milan cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.


Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.

Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11.



Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.

Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB.

Written by Kaka22.

Saturday, April 14, 2012

Del Piero là cầu thủ đẳng cấp thế giới mà không cần phải lăng xê


Del Piero là cầu thủ đẳng cấp thế giới mà không cần phải lăng xê ( Carlo Ancelotti ).
Đôi lúc tôi cảm thấy bối rối khi để anh ngồi ghế dự bị, Del Piero là một nhà vô địch ( Fabio Capello ). 
Del Piero là một nhà vô địch với kỹ thuật siêu hạng và những phẩm chất tuyệt vời. Anh là tấm gương cho tất cả chúng ta. Người đội trưởng đúng nghĩa của Juve ( Marcello Lippi )

http://media.thethaovanhoa.vn/2012/04/13/11/26/ALEX%20%282%29.jpg

Del Piero trẻ mãi không già... - Ảnh Getty
Những bàn thắng đã đi vào lịch sử Juve của anh nhiều lắm: cú sút volley kinh điển vào lưới Fiorentina tháng 12/1994 thông báo cho thế giới thấy sự ra đời của một ngôi sao trẻ lúc ấy mới 21 tuổi có tên Del Piero (mà hồi đó, báo TT&VH thỉnh thoảng in sai thành Del Pibro); một cú sút khác 2 năm sau đó đưa Juventus lên đỉnh thế giới khi đánh bại River Plate trong trận chung kết Cúp Liên lục địa; quả penalty giúp Juve hạ Inter năm 1998 cho một Scudetto đầy kịch tính trong cuộc đua với Inter. Những năm sau đó vẫn không thiếu những bàn thắng để đời, như bàn thắng trên sân Udinese giúp Juve đoạt Scudetto trên tay Inter ở vòng cuối cùng của mùa bóng 2001/02, như bàn thắng góp phần loại Real Madrid khỏi trận chung kết Champions League 2003, như 20 bàn thắng trong mùa bóng Juve phải chơi ở Serie B. Mỗi bàn thắng đều có ý nghĩa, trong những thời điểm quan trọng của mùa bóng, với Juve và với chính anh, và bây giờ, bàn thắng này, trong một mùa bóng mà anh rất ít khi được ra sân, nhưng mỗi khi ra sân là thể hiện một bản lĩnh và nghị lực phi thường. Cả giai đoạn đầu giải, anh đã có lúc ngồi dự bị liên tiếp 12 trận, điều chưa từng xảy ra. Thế rồi năm mới bắt đầu, và Del Piero, như một con thú già bị giam cầm trong cũi sắt lâu ngày, giờ trở lại khu rừng nơi nó đã làm vua, bắt đầu thể hiện mình là ai. Anh đã sút tung lưới Milan ở Cúp Italia, đã hạ Inter trong trận derby nước Ý và giờ là cú sút phạt đem đến chiến thắng trước Lazio.
 Ai có thể tạo nên niềm vui lớn lao như thế? Chỉ có thể là anh, Alex. Con người của những kỷ lục, những danh hiệu, của tài năng và đạo đức song toàn. 37 năm trước, vào cái ngày 9.11.1974 đáng nhớ, Tạo hoá đã ban anh cho cuộc sống này. Để rồi từ đó anh lớn lên cùng năm tháng. Để rồi một ngày hè 1993, anh đem lòng "yêu" một mệnh phụ. Để rồi 6 năm sau đó, trái tim "nhiều ngăn" của anh lại đập vì "nàng Monalisa" của đời mình, Sonia Amoruso. Thời gian như ngọn gió cuốn anh đi cùng tháng năm… Del Piero sẽ già đi, Juve thậm chí có thể đổi chủ, thế sự luôn xoay vần, chỉ có tình yêu của các juventino cho anh và ngược lại không bao giờ đổi thay…





Saturday, April 7, 2012

Quả penalty định mệnh


Là một trung vệ, níu kéo đối phương trong các tình huống phạt góc có lẽ đã là bản năng của Nesta, như bao trung vệ khác. Nhưng anh không ngờ, chính nó, với kết quả là cú ngã quen thuộc của Busquest khi bóng còn chưa vào cuộc, đã phá hỏng tất cả công lao của chính anh và các đồng đội trong đêm bóng đá ở Nou Camp.

Như đã nói, Barca xứng đáng đi tiếp, nhưng nếu AC Milan xuất sắc bảo vệ tỉ số hòa thì người ta có nghĩ họ xứng đáng không? Chắc chắn cũng là có. Đội bóng yếu hơn, lép vế hơn vượt qua đối thủ mạnh là một tiền lệ không hiếm thấy trong bóng đá và thường được sự khâm phục của số đông người hâm mộ. Nếu nói Barca mạnh hơn nên sẽ thắng thì cúp đã phải được trao từ đầu mùa giải rồi. Milan đã chiến đấu vì điều đó, nhưng rất tiếc, họ có vừa đủ các sai lầm - dù rất nhỏ để giúp Barca điền tên vào tấm vé bán kết. Phải nói rằng, cho đến trước quả penalty thứ hai, bản lĩnh của Milan là ngang hàng với đoàn quân của Pep. Bản lĩnh không phải là anh cầm bóng bao nhiêu phần trăm, tung ra bao nhiêu cú sút, mà là với lực lượng trong tay, anh làm như thế nào để hoàn thành mục tiêu của mình. Một đội tấn công không mệt mỏi, một đội phòng ngự kiên cường, hai bàn thắng theo hai kịch bản, trận đấu đã đẹp cho tới thời điểm đó. Milan đã phòng ngự hiệu quả, và sự bế tắc cũng như luống cuống vì bị đẩy vào “tỷ số chết” của Barca là thấy rõ. Barca giữ bóng nhiều, chuyền nhiều, nhưng không có vẻ gì là sẽ ghi bàn cả.
Quả penalty thành công của Messi khiến AC Milan phải rời cuộc chơi ở tứ kết Champions League. Ảnh: Internet.
Mọi thứ chỉ khác từ quả penalty đó. Người ta coi quả penalty kỳ lạ mà “người mà ai cũng biết là ai đấy” thổi phạt chẳng qua là sự bù trừ cho 2 tình huống ngã trong vòng cấm ở lượt đi của Barca, nhưng sẽ có những người hâm mộ mặc áo xanh tự hỏi: “Ai sẽ bù cho Chelsea 4 quả penalty năm nào?”, phải, chẳng ai dùng sai lầm để sửa chữa sai lầm cả. Đó là chưa kể đến tình huống “giống hệt” pha ngã của Messi ở đầu trận khi Ibra bị đốn ngã nhưng trọng tài chỉ lắc đầu. Tất nhiên, nhiều người sẽ ghen tỵ với Barca, vì những sai lầm bất lợi cho họ thường ít được nhắc tới do nó chẳng mấy khi gây ra điều gì trầm trọng, còn những sai lầm có lợi thì y như rằng xuất hiện vào những thời điểm Barca “nguy kịch” nhất.

Song nói gì thì nói, giống như những trận đấu năm xưa với Chelsea hay Arsenal, những chi tiết như vậy sẽ mau chóng lắng chìm, người ta không thể mãi cằn nhằn về nó. Đơn giản, Barca mạnh nhất thế giới, và trong tương lai khi các đối thủ gặp đội bóng của Pep, tập trung cho trận đấu sẽ có ích hơn là băn khoăn về những thứ không thể nào thay đổi. Các fan AC Milan cũng không phải những người ồn ào, họ hiểu đội bóng của mình đang ở đâu, quả penalty kỳ quặc kia chủ yếu chính là giọt nước làm tràn “những chiếc ly cũ” trong lòng nhiều fan trung lập về “một phần của bóng đá” đã ứng nghiệm với nhiều đội bóng khác trong vài năm trở lại đây hơn là làm những người yêu Milan phải phẫn nộ hay cái gì đại loại thế. Cuộc sống sẽ lại tiếp diễn và không bị ngăn lại bởi những quả penalty được thổi hoặc không được thổi, mỗi người khi xem trận đấu đều đã có những nhận định của riêng mình, có thể trái ngược nhau, nhưng cũng là hết sức bình thường vậy.

Tạm biệt Milan

Quyền tự hào thuộc về Milan. Barca không thắng bằng tiqui-taca, mà bằng 2 quả penalty và một pha đi bóng dứt điểm “lấy được” mà Messi đã làm nhiều lần trong trận đấu, chỉ khác lần này Iniesta đã có mặt quá kịp thời. AC Milan đã có những cơ hội ngon ăn thực sự ở lượt đi, nhưng họ đã không tận dụng được. Lượt về, họ vẫn phòng ngự tốt nhưng sức mạnh tổng thể đã suy giảm nghiêm trọng từ khi nhận bàn thua thứ hai. Các cầu thủ chuyền hỏng nhiều, mất động lực, để Barca nhàn hạ hơn, và tình huống đen đủi mà bóng… từ trên trời rơi trúng Iniesta đã kết thúc tất cả. Ibra đã đá rất hay, làm tường, phối hợp, tiếc rằng các lão tướng của AC quá già, Robinho chưa bao giờ là cầu thủ lớn, còn Pato không thể thi đấu dù được vào sân vài phút. Ibra hẳn cảm thấy mình vừa “nuốt một cục hận” khi bất lực nhìn số phận gọi tên Barca, anh và đội bóng của anh đã không đủ lực, không đủ may, và không “đủ được ưu ái” để làm nên chuyện ở Nou Camp.
Milan đã thua, nhưng họ đã thi đấu bằng thứ tinh thần của chiến thắng. Ảnh: Internet.
Dẫu sao, cái cách AC Milan đối đầu Barca năm nay đã khiến người ta thán phục. Một đội bóng già nua như thế nhưng đã buộc hàng công khủng khiếp “tắt điện” lần đầu sau 2 năm rưỡi ở châu Âu, và vẫn vững vàng chủ động đến mức làm người Barca phải tái mặt khi chọc thủng lưới Valdes ngay tại Nou Camp bất chấp việc bị dẫn trước từ khá sớm. Thế trận lúc ấy quả thực nói lên rằng Milan đủ khả năng để bảo vệ tỷ số đến cuối cùng, nhưng, giấc mơ đẹp không đến, thay cho nó là một kết cuộc hết sức… thông thường. Dù gì AC Milan vẫn có thể ngẩng đầu rời giải đấu, khác với Chelsea năm nào, họ đã phải cúi đầu - cái cúi đầu của nỗi ấm ức và thất vọng, khi mà Drogba và đồng đội thậm chí đã làm tốt hơn Milan khá nhiều.

Cám ơn Milan, cám ơn bản lĩnh của một “khắc tinh” đã làm Barca phải toát mồ hôi hột, họ chính là một trong những đội bóng ấn tượng nhất của Champions League mùa này. Tạm biệt Milan, và chúng ta sẽ tiếp tục dõi theo những guồng quay mới. Hi vọng kể từ đây, giải đấu sẽ toàn là các cuộc đối đầu hấp dẫn, là đất diễn của các đội bóng đẳng cấp, là sân chơi của bóng đá chứ không phải chỗ “tự lăng xê” theo nghĩa tiêu cực của những “người mà ai cũng biết là ai đấy” - như Ovrebo 3 năm về trước.

(Bạn đọc: Trần Mạnh Quang)

Thursday, April 5, 2012

Dejan Savicevic - Người Nam Tư trầm lặng.


Mùa bóng 1995/1996, chàng hoàng tử của nước Ý, Roberto Baggio gia nhập AC Milan là một sự kiện nổi bật nhất của Serie A. Lúc đó, báo chí, các CĐV Milan nói riêng và giới hâm mộ bóng đá Ý nói chung theo dõi rất sát sự kiện này. Câu hỏi được đặt ra là Baggio đến San Siro và sẽ khoác áo số 10? Dejan Savicevic sẽ phải nhường chiếc áo đấu số 10 cho Baggio? Bởi vì, chỉ có ai khoác áo số 10 ở Milan thì người đó mới thực sự là thủ lĩnh. Nhưng rốt cuộc thì người khoác áo số 10 của Milan vẫn là Savicevic còn Baggio đành ngậm ngùi đeo chiếc áo số 18 xa lạ. Điều này khẳng định vị thế số 1 của chàng trai tài hoa người Nam Tư ở Milan (thời điểm đó còn gọi là Nam Tư vì đất nước này chưa bị chia cắt vì những cuộc chiến tranh sắc tộc).
Ngược lại dòng thời gian, sau vòng chung kết Cúp thế giới Italia 90, bóng đá châu Âu lại đổ dồn vào đấu trường cúp C1, nơi danh giá nhất và thể hiện đẳng cấp của một CLB bóng đá. Lúc đó, AC Milan đang là nhà ĐKVĐ với bộ ba Hà Lan bay nổi tiếng Gullit - Van Basten - Rijkaard đang làm mưa làm gió ở Serie A lẫn châu Âu, nhưng thời điểm đó có một bộ ba khác mới thực sự nổi tiếng hơn ở đấu trước C1 này, đó chính là bộ ba người Nam Tư: Savicevic - Pancev - Prosinecki. Mùa bóng 1990/1991 đã ghi đậm dấu ấn của CLB lừng danh Red Star Belgrade, cái nôi sản sinh ra những tài năng kiệt xuất của đất nước Nam Tư. Cuộc siêu trình diễn của Red Star trước Bayern Munich ở vòng bán kết cúp C1 mà trong đó Savicevic đã ghi bàn thắng giúp "Sao đỏ" lọt vào trận chung kết gặp đội bóng của Pháp, Marseille, đội bóng đã loại ... Milan ở vòng tứ kết. Với sức mạnh của nhà tài trợ Adidas và các dành ngôi sao sáng chói như J.Papin. A.Pele, Deschamp,...OM là ứng cử viên số 1 nhưng Red Star mới là người đoạt cúp sau chiến thắng ở loạt đá luân lưu 11m. Red Star là nhà vua của châu Âu và Savicevic - Pancev - Prosinecki được xem như là những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.


Cũng như bao CLB Đông Âu khác, sự khó khăn tài chính là nguyên nhân khiến họ gặp phải nạn chảy máu các tài năng và Red Star không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau thành công ở cúp C1, bộ ba tài năng Savicevic - Pancev - Prosinecki đã ra đi và đích đến của họ là những CLB khổng lồ của châu Âu. Nhưng trong bộ "trio" này, chỉ có Savicevic là thành công nhất. Không giống như 2 người bạn của mình: Pancev mất hút ở Inter, Prosinecki vật lộn ở Real Madrid nhưng Savicevic thì trở thành biểu tượng của Milan cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.


Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.

Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11.



Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.

Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB.

Written by Kaka22.