" Khoái Kiếm " Mourinho


“Khoái kiếm” - sứ mạng không thành



1. Chưa từng có trận đấu nào làm tốn nhiều giấy mực của báo giới bằng trận Real Madrid tiếp Barcelona trên sân Bernabeu vừa rồi. Hiển nhiên, những cuộc đụng độ Real - Barca luôn thu hút sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. Hơn bất cứ một trận thư hùng nào khác ở cấp câu lạc bộ, Real - Barca là sự đối địch kỳ thú không chỉ trong phạm vi bóng đá. Những đối kháng và những trải nghiệm chính trị trong quá khứ để lại quá nhiều dấu vết trong cuộc đối đầu này khiến nó trở thành một thứ đặc sản Tây Ban Nha cực kỳ hấp dẫn. Nó ngon đến mức lịch sử bóng đá, mỗi năm hai lần hoặc hơn nữa, buộc phải nếm nó khi đi qua.


Nhìn ở góc độ thuần tuý chuyên môn, trận Real - Barca tối 10-11 vừa rồi sở dĩ được các chuyên gia, giới truyền thông lẫn các fan bóng đá toàn cầu bình luận, phân tích, bàn tán ầm ĩ cả tháng trời trước khi trận đấu diễn ra bởi trong vòng ba năm qua chưa bao giờ Real Madrid của Mourinho lại mạnh đến thế và có cơ hội hạ gục đội quân của Pep Guardiola đến thế.

2. Từ khi Pep đặt chân đến sân Nou Camp, Barcelona trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của cả châu Âu. Barca trong mắt quần hào giống như một cao thủ bá đạo, một tay cầm kiếm một tay cầm bản danh sách... các đội bóng châu Âu, cứ thế mà lừng lững đi từ Madrid đến Manchester, từ Milan đến Copenhagen... lần lượt đánh bại từng đối thủ trên con đường sấm sét của mình. Pho kiếm pháp “tiqui-taca” của thầy trò Pep không có gì bí mật, nhưng sức tàn phá khủng khiếp của nó hầu như không ai có thể chống đỡ nổi. Ba năm qua, Barca vẫn chưa tìm thấy một đối thủ xứng tầm. Bằng thứ kiếm pháp vô địch đó, Barcelona nghiễm nhiên được quần hùng hắc bạch lưỡng đạo suy tôn là “Kiếm thánh”.


3. Suy tôn, vì không thể không suy tôn, vì không thể không thừa nhận thực tế. Chỉ có một tay kiếm không chấp nhận sự thực hiển nhiên đó, và tìm mọi cách để “giải thiêng” hiện tượng Barcelona. Tay kiếm kiêu hùng đó không ai khác ngoài một cái tên đặc biệt: Mourinho.

Mou cũng là một tay kiếm thiên tài. Ông đã gặt hái không ít vinh quang ở Bồ, ở Ý, ở Anh, đã hạ nhục không ít tên tuổi lớn dưới thanh kiếm của mình. Cuối cùng ông quyết định đến Tây Ban Nha, vì nghe đồn ở đó có Pep, một tay kiếm bách chiến bách thắng. Chưa đối đầu trực tiếp với Pep và giành chiến thắng, coi như không có thành tựu gì, chưa phải là người số một. Mou nghĩ thế, và năm ngoái ông thách đấu Pep đến 6 lần, tiếc thay chỉ thắng vỏn vẹn một lần trong trận đấu không nhiều ý nghĩa ở Cúp Nhà vua.

Cứ sau mỗi lần bại trận, Mou lại không cam tâm, lại chui vào “mật động” Bernabeu quay đầu vào vách vắt óc nghĩ ra một loại võ công mới để khắc chế “tiqui-taca”. Thực tế cho thấy trong 6 lần tranh tài với Pep, Mou đã sử dụng nhiều loại kiếm pháp khác nhau. Trận đầu tiên, Mou háo thắng sử dụng võ công dương cương quyết tranh cường và bị Pep lụi tới 5 nhát vào mạng mỡ: Real thua tới 0-5. Những trận sau, Mou sử kiếm pháp âm nhu, phòng ngự chặt để rình sơ hở của đối phương. Cũng không ăn thua. Tiếp đó, âm nhu bao hàm cả ngạnh công, nói nôm na là thủ pháp đốn giò. Thủ pháp này có chút thành tựu, các học trò của Pep quả có chùn chân, nhưng trận nào Real cũng bị đuổi một người nên hiệu quả rốt lại cũng không cao.




4. Chỉ có lần này, loại kiếm pháp nhanh như điện xẹt Mou vừa sáng tạo giúp Real Madrid thắng liền một mạch 15 trận trên toàn cõi châu Âu được xem là thứ võ công có thể đánh bại “tiqui-taca”. Báo chí xúm vào ca ngợi thứ “khoái kiếm” của Real lên mây: nhanh như điện, sắc như dao! Sự thực thì sức bắn phá khủng khiếp của hàng tấn công Real hoàn toàn xứng đáng với những mỹ từ đó. Và, như một quy luật tâm lý, một tháng trước khi Real - Barca gặp nhau, hầu như quần hùng đều ngả về phía Real trong trận đại chiến. Không phải khách giang hồ nào cũng yêu mến Mou, thậm chí ghét cay ghét đắng thói ngạo mạn và ưa khiêu khích của ông, nhưng xét về đại cục họ tin rằng trong thiên hạ hiện nay chỉ có Real của Mou mới đủ khả năng lật đổ được ách thống trị của Barca. Chính Mourinho cũng tin như thế khi thói quen khẩu chiến của ông biến mất. Ông tin rằng lần này ông có thể thắng Barca mà không cần tới những trò tâm lý chiến ưa thích. Sân cỏ sẽ đưa ra câu trả lời!


5. Ai cũng tin thế, trừ Pep và các học trò. “Tiqui-taca” là kiếm pháp vô địch, thậm chí đã trở thành một “kỳ quan”. Họ đáp máy bay đến thành Madrid mà không chút bận lòng. Thứ triết lý bóng đá tấn công xây dựng trên kỹ thuật kiểm soát bóng siêu hạng đã thấm vào máu Xavi và đồng đội. Trong khi các đối thủ nghĩ ra hết loại võ công này đến loại võ công khác để khắc chế Barca thì Barca một mực trung thành với thứ kiếm pháp của mình và cố gắng hoàn thiện nó. Alexis Sanchez và Cesc Fabregas chính là những nhân tố giúp “tiqui-taca” trở nên toàn bích và khó lường: cả hai đã lần lượt ghi bàn trong trận Barca đè bẹp Real 3-1 ngay tại thánh địa của đối phương. 


Tóm lại, đúng vào thời điểm Real của Mou được kỳ vọng nhiều nhất thì trận đại bại vừa rồi cho thấy thứ “khoái kiếm” Mou vừa sáng tạo vẫn chưa tiệm cận được trình độ của Barcelona. Như muôn đời, Mou không thừa nhận sự thua kém trước Pep, nhưng lần này thay vì đổ thừa cho trọng tài, cho ban tổ chức hay cho... UNICEF, Mou đổ thừa cho “ông thần may mắn”: “Barca may mắn quá trời quá đất, bà con ơi!”.

Giang hồ lưỡng đạo nghe Mou nói vậy chỉ cười mũi. Ông thần may mắn, nếu có ông thần đó, chắc ông cũng mỉm cười. Không ai hé môi vì chẳng ai lạ gì tính khí của Mou. Và vì một lý do khác quan trọng hơn: Mọi người đang mải nghĩ: “Khoái kiếm” của Mou sát khí rờn rợn dường kia mà vẫn không khắc chế được Barca thì còn mong cao thủ nào dưới gầm trời này hoá giải được kiếm pháp “tiqui-taca” của Pep! Hay là đành phải đợi cho thế hệ Xavi, Iniesta, Messi, Fabregas... già đi?

No comments:

Post a Comment

Tuesday, January 10, 2012

" Khoái Kiếm " Mourinho


“Khoái kiếm” - sứ mạng không thành



1. Chưa từng có trận đấu nào làm tốn nhiều giấy mực của báo giới bằng trận Real Madrid tiếp Barcelona trên sân Bernabeu vừa rồi. Hiển nhiên, những cuộc đụng độ Real - Barca luôn thu hút sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. Hơn bất cứ một trận thư hùng nào khác ở cấp câu lạc bộ, Real - Barca là sự đối địch kỳ thú không chỉ trong phạm vi bóng đá. Những đối kháng và những trải nghiệm chính trị trong quá khứ để lại quá nhiều dấu vết trong cuộc đối đầu này khiến nó trở thành một thứ đặc sản Tây Ban Nha cực kỳ hấp dẫn. Nó ngon đến mức lịch sử bóng đá, mỗi năm hai lần hoặc hơn nữa, buộc phải nếm nó khi đi qua.


Nhìn ở góc độ thuần tuý chuyên môn, trận Real - Barca tối 10-11 vừa rồi sở dĩ được các chuyên gia, giới truyền thông lẫn các fan bóng đá toàn cầu bình luận, phân tích, bàn tán ầm ĩ cả tháng trời trước khi trận đấu diễn ra bởi trong vòng ba năm qua chưa bao giờ Real Madrid của Mourinho lại mạnh đến thế và có cơ hội hạ gục đội quân của Pep Guardiola đến thế.

2. Từ khi Pep đặt chân đến sân Nou Camp, Barcelona trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của cả châu Âu. Barca trong mắt quần hào giống như một cao thủ bá đạo, một tay cầm kiếm một tay cầm bản danh sách... các đội bóng châu Âu, cứ thế mà lừng lững đi từ Madrid đến Manchester, từ Milan đến Copenhagen... lần lượt đánh bại từng đối thủ trên con đường sấm sét của mình. Pho kiếm pháp “tiqui-taca” của thầy trò Pep không có gì bí mật, nhưng sức tàn phá khủng khiếp của nó hầu như không ai có thể chống đỡ nổi. Ba năm qua, Barca vẫn chưa tìm thấy một đối thủ xứng tầm. Bằng thứ kiếm pháp vô địch đó, Barcelona nghiễm nhiên được quần hùng hắc bạch lưỡng đạo suy tôn là “Kiếm thánh”.


3. Suy tôn, vì không thể không suy tôn, vì không thể không thừa nhận thực tế. Chỉ có một tay kiếm không chấp nhận sự thực hiển nhiên đó, và tìm mọi cách để “giải thiêng” hiện tượng Barcelona. Tay kiếm kiêu hùng đó không ai khác ngoài một cái tên đặc biệt: Mourinho.

Mou cũng là một tay kiếm thiên tài. Ông đã gặt hái không ít vinh quang ở Bồ, ở Ý, ở Anh, đã hạ nhục không ít tên tuổi lớn dưới thanh kiếm của mình. Cuối cùng ông quyết định đến Tây Ban Nha, vì nghe đồn ở đó có Pep, một tay kiếm bách chiến bách thắng. Chưa đối đầu trực tiếp với Pep và giành chiến thắng, coi như không có thành tựu gì, chưa phải là người số một. Mou nghĩ thế, và năm ngoái ông thách đấu Pep đến 6 lần, tiếc thay chỉ thắng vỏn vẹn một lần trong trận đấu không nhiều ý nghĩa ở Cúp Nhà vua.

Cứ sau mỗi lần bại trận, Mou lại không cam tâm, lại chui vào “mật động” Bernabeu quay đầu vào vách vắt óc nghĩ ra một loại võ công mới để khắc chế “tiqui-taca”. Thực tế cho thấy trong 6 lần tranh tài với Pep, Mou đã sử dụng nhiều loại kiếm pháp khác nhau. Trận đầu tiên, Mou háo thắng sử dụng võ công dương cương quyết tranh cường và bị Pep lụi tới 5 nhát vào mạng mỡ: Real thua tới 0-5. Những trận sau, Mou sử kiếm pháp âm nhu, phòng ngự chặt để rình sơ hở của đối phương. Cũng không ăn thua. Tiếp đó, âm nhu bao hàm cả ngạnh công, nói nôm na là thủ pháp đốn giò. Thủ pháp này có chút thành tựu, các học trò của Pep quả có chùn chân, nhưng trận nào Real cũng bị đuổi một người nên hiệu quả rốt lại cũng không cao.




4. Chỉ có lần này, loại kiếm pháp nhanh như điện xẹt Mou vừa sáng tạo giúp Real Madrid thắng liền một mạch 15 trận trên toàn cõi châu Âu được xem là thứ võ công có thể đánh bại “tiqui-taca”. Báo chí xúm vào ca ngợi thứ “khoái kiếm” của Real lên mây: nhanh như điện, sắc như dao! Sự thực thì sức bắn phá khủng khiếp của hàng tấn công Real hoàn toàn xứng đáng với những mỹ từ đó. Và, như một quy luật tâm lý, một tháng trước khi Real - Barca gặp nhau, hầu như quần hùng đều ngả về phía Real trong trận đại chiến. Không phải khách giang hồ nào cũng yêu mến Mou, thậm chí ghét cay ghét đắng thói ngạo mạn và ưa khiêu khích của ông, nhưng xét về đại cục họ tin rằng trong thiên hạ hiện nay chỉ có Real của Mou mới đủ khả năng lật đổ được ách thống trị của Barca. Chính Mourinho cũng tin như thế khi thói quen khẩu chiến của ông biến mất. Ông tin rằng lần này ông có thể thắng Barca mà không cần tới những trò tâm lý chiến ưa thích. Sân cỏ sẽ đưa ra câu trả lời!


5. Ai cũng tin thế, trừ Pep và các học trò. “Tiqui-taca” là kiếm pháp vô địch, thậm chí đã trở thành một “kỳ quan”. Họ đáp máy bay đến thành Madrid mà không chút bận lòng. Thứ triết lý bóng đá tấn công xây dựng trên kỹ thuật kiểm soát bóng siêu hạng đã thấm vào máu Xavi và đồng đội. Trong khi các đối thủ nghĩ ra hết loại võ công này đến loại võ công khác để khắc chế Barca thì Barca một mực trung thành với thứ kiếm pháp của mình và cố gắng hoàn thiện nó. Alexis Sanchez và Cesc Fabregas chính là những nhân tố giúp “tiqui-taca” trở nên toàn bích và khó lường: cả hai đã lần lượt ghi bàn trong trận Barca đè bẹp Real 3-1 ngay tại thánh địa của đối phương. 


Tóm lại, đúng vào thời điểm Real của Mou được kỳ vọng nhiều nhất thì trận đại bại vừa rồi cho thấy thứ “khoái kiếm” Mou vừa sáng tạo vẫn chưa tiệm cận được trình độ của Barcelona. Như muôn đời, Mou không thừa nhận sự thua kém trước Pep, nhưng lần này thay vì đổ thừa cho trọng tài, cho ban tổ chức hay cho... UNICEF, Mou đổ thừa cho “ông thần may mắn”: “Barca may mắn quá trời quá đất, bà con ơi!”.

Giang hồ lưỡng đạo nghe Mou nói vậy chỉ cười mũi. Ông thần may mắn, nếu có ông thần đó, chắc ông cũng mỉm cười. Không ai hé môi vì chẳng ai lạ gì tính khí của Mou. Và vì một lý do khác quan trọng hơn: Mọi người đang mải nghĩ: “Khoái kiếm” của Mou sát khí rờn rợn dường kia mà vẫn không khắc chế được Barca thì còn mong cao thủ nào dưới gầm trời này hoá giải được kiếm pháp “tiqui-taca” của Pep! Hay là đành phải đợi cho thế hệ Xavi, Iniesta, Messi, Fabregas... già đi?

No comments:

Post a Comment