Tây Ban Nha không còn “độc quyền” về cầm bóng

Tây Ban Nha đã thắng, nhưng vẫn còn cảm thấy tim đập chân run. Italia đã chứng minh rằng khi một nền bóng đá có tư duy tổ chức tốt chuyển từ phòng ngự sang tấn công, thì họ sẽ nguy hiểm đến thế nào, ngay cả ở lĩnh vực mà người TBN tự hào nhất: Kiểm soát bóng.

Một trong những điểm đáng tự hào nhất của TBN và lối chơi Tiki-taka là kiểm soát bóng. Trận mở màn gặp Uruguay cho thấy họ vẫn có khả năng không cho phép đối phương chạm vào bóng (78% thời lượng cầm bóng), và đặc biệt thoải mái với lối chơi ấy khi đã dẫn trước. Từ trước đến nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (ngay cả khi thua trận), thì TBN vẫn luôn cầm bóng tốt hơn đối phương.

Vấn đề cũ

Hiệp một trận gặp Italia, vấn đề của người TBN vấn rất cũ: Cầm bóng nhiều, nhưng chơi không sắc sảo bằng đối phương. Chỉ trong 45 phút đầu tiên, Italia đã tung ra tổng cộng 9 cú sút về phía khung thành TBN, hầu hết đều nguy hiểm. Nên nhớ là ở trận chung kết EURO năm ngoái, đội Thiên thanh chỉ dứt điểm 11 lần trong cả trận về phía khung thành đối phương.

Chỉ cần một hiệp đấu, Italia đã làm được một nửa những gì mà TBN trải qua trong 3 trận trước đó: 3 đội Uruguay, Haiti và Nigeria chỉ dứt điểm tổng cộng 18 lần phía khung thành TBN trong hơn 270 phút thi đấu.

Nhưng vấn đề của người TBN cho đến thời điểm ấy vẫn rất cũ: Cầm bóng vẫn là “độc quyền” của họ, chỉ có hiệu quả của việc cầm bóng là chưa thực sự ấn tượng.
Italia gây ra nhiều khó khăn cho TBN

Giải mã Tiki-taka theo cách này thì nhiều đội đã làm được. Inter 2010 đánh bại Barcelona mà chỉ cần cầm bóng 16% thời lượng. Chelsea 2012 cũng chỉ cần 21%. Bayern mùa trước chỉ cầm bóng xấp xỉ 40%, nhưng đã đè bẹp Barca qua hai lượt trận với tổng tỉ số 7-0. Chính Italia ở vòng bảng EURO năm ngoái đã từng khiến TBN toát mồ hôi hột, dù tất nhiên, vẫn cầm bóng ít hơn.

Lý thuyết về bóng đá vị trí, tức là sử dụng trạng thái “tĩnh” hợp lý trong trong đội hình để khắc chế lối chơi “động” của đối phương, đã giúp họ chống lại lối chơi đặc trưng của TBN và Barca, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể đánh bại TBN bằng chính lối chơi cầm bóng của họ hay không?

Vấn đề mới

Italia đã đưa ra một phần câu trả lời trong hiệp hai trận gặp TBN: Thời lượng cầm bóng của họ trong 45 phút này lên đến 61%! Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới nhìn thấy TBN phải chạy theo bóng.

Sự nguy hiểm của Italia vẫn được duy trì, dù không sắc sảo như trong hiệp một (dù sao, cầm bóng vẫn không phải là sở trưởng của họ). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho thấy rằng nếu một đội tuyển có ý định chơi cầm bóng trước TBN, thì không phải là họ không có hy vọng. Thậm chí, Italia cầm bóng tốt mà không cần quá nhiều đường chuyền ngang và chuyền về như thói quen của TBN: Đội Thiên thanh luôn cố đẩy cao tốc độ trận đấu, hướng về phía trước và tập trung tấn công ở biên, nơi bóng được phát triển với tốc độ cao nhất.

Chỉ một sự xuất hiện của Montolivo (thay Barzagli trong hiệp hai) là đủ để giúp Italia đánh bại TBN ở chính sở trường của đội bóng xứ Bò tót, vậy thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu cầm bóng như TBN có phải là điều gì đó quá ghê gớm?
Mở ra một hướng đi mới

Nói thế không phải để phủ nhận lối chơi tuyệt vời này. TBN cầm bóng và phối hợp dựa trên một tập thể “có nhắm mắt vẫn tìm thấy nhau”. Bộ khung của họ dựa trên sự ăn ý của các cầu thủ Barca, vốn chiếm đa số trong đội hình và đã phải luyện tập hàng năm trời, ăn ngủ bên nhau trong lò La Masia, mới có thể tạo ra sự gắn kết nhường ấy.
Hoàn toàn có thể cầm bóng tốt hơn TBN?

Nhưng sự ăn ý mà đội Italia đã thể hiện đêm qua với lối chơi cầm bóng cho thấy rằng để xây dựng một hệ thống cầm bóng tốt, có thể không cần mất công đến thế. Italia cũng không thật sự hiệu quả khi cầm bóng, nhưng hãy bao dung cho họ: Lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một đội bóng “dám” kiểm soát bóng vượt trội TBN đến thế, và đội Thiên thanh vẫn tạo ra được không ít cơ hội nguy hiểm.

Có lẽ vì cảm thấy không phù hợp với cách chơi này nên trong hai hiệp phụ, Italia đã “trả” quyền cầm bóng lại cho đối phương. Nhưng đó là vì lý do chiến thuật, chưa hẳn vì họ không thể cầm bóng tốt như TBN. Pirlo – De Rossi – Montolivo đã tỏ ra không hề kém Xavi hay Iniesta về nghệ thuật giữ bóng, ít nhất là trong 45 phút hiệp hai.

Bấy lâu nay, danh tiếng của Tiki-taka đã khiến cho tất cả các đối thủ đều chỉ áp dụng một cách tiếp cận trận đấu khi đối đầu Barca và TBN: Phòng ngự phản công, kéo đội hình xuống thấp và giữ vị trí tỉnh táo để khắc chế họ, trước khi cố gắng sử dụng thời gian cầm bóng ít ỏi một cách thật hiệu quả.

Nhưng Italia đã cho thấy rằng cầm bóng không hẳn là “độc quyền” của người TBN. Chỉ là đôi khi, chúng ta đã quen với lối suy nghĩ “đường mòn” ấy thôi.
 
Theo Phạm An - Tạp chí Khám phá

No comments:

Post a Comment

Friday, June 28, 2013

Tây Ban Nha không còn “độc quyền” về cầm bóng

Tây Ban Nha đã thắng, nhưng vẫn còn cảm thấy tim đập chân run. Italia đã chứng minh rằng khi một nền bóng đá có tư duy tổ chức tốt chuyển từ phòng ngự sang tấn công, thì họ sẽ nguy hiểm đến thế nào, ngay cả ở lĩnh vực mà người TBN tự hào nhất: Kiểm soát bóng.

Một trong những điểm đáng tự hào nhất của TBN và lối chơi Tiki-taka là kiểm soát bóng. Trận mở màn gặp Uruguay cho thấy họ vẫn có khả năng không cho phép đối phương chạm vào bóng (78% thời lượng cầm bóng), và đặc biệt thoải mái với lối chơi ấy khi đã dẫn trước. Từ trước đến nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (ngay cả khi thua trận), thì TBN vẫn luôn cầm bóng tốt hơn đối phương.

Vấn đề cũ

Hiệp một trận gặp Italia, vấn đề của người TBN vấn rất cũ: Cầm bóng nhiều, nhưng chơi không sắc sảo bằng đối phương. Chỉ trong 45 phút đầu tiên, Italia đã tung ra tổng cộng 9 cú sút về phía khung thành TBN, hầu hết đều nguy hiểm. Nên nhớ là ở trận chung kết EURO năm ngoái, đội Thiên thanh chỉ dứt điểm 11 lần trong cả trận về phía khung thành đối phương.

Chỉ cần một hiệp đấu, Italia đã làm được một nửa những gì mà TBN trải qua trong 3 trận trước đó: 3 đội Uruguay, Haiti và Nigeria chỉ dứt điểm tổng cộng 18 lần phía khung thành TBN trong hơn 270 phút thi đấu.

Nhưng vấn đề của người TBN cho đến thời điểm ấy vẫn rất cũ: Cầm bóng vẫn là “độc quyền” của họ, chỉ có hiệu quả của việc cầm bóng là chưa thực sự ấn tượng.
Italia gây ra nhiều khó khăn cho TBN

Giải mã Tiki-taka theo cách này thì nhiều đội đã làm được. Inter 2010 đánh bại Barcelona mà chỉ cần cầm bóng 16% thời lượng. Chelsea 2012 cũng chỉ cần 21%. Bayern mùa trước chỉ cầm bóng xấp xỉ 40%, nhưng đã đè bẹp Barca qua hai lượt trận với tổng tỉ số 7-0. Chính Italia ở vòng bảng EURO năm ngoái đã từng khiến TBN toát mồ hôi hột, dù tất nhiên, vẫn cầm bóng ít hơn.

Lý thuyết về bóng đá vị trí, tức là sử dụng trạng thái “tĩnh” hợp lý trong trong đội hình để khắc chế lối chơi “động” của đối phương, đã giúp họ chống lại lối chơi đặc trưng của TBN và Barca, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể đánh bại TBN bằng chính lối chơi cầm bóng của họ hay không?

Vấn đề mới

Italia đã đưa ra một phần câu trả lời trong hiệp hai trận gặp TBN: Thời lượng cầm bóng của họ trong 45 phút này lên đến 61%! Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới nhìn thấy TBN phải chạy theo bóng.

Sự nguy hiểm của Italia vẫn được duy trì, dù không sắc sảo như trong hiệp một (dù sao, cầm bóng vẫn không phải là sở trưởng của họ). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho thấy rằng nếu một đội tuyển có ý định chơi cầm bóng trước TBN, thì không phải là họ không có hy vọng. Thậm chí, Italia cầm bóng tốt mà không cần quá nhiều đường chuyền ngang và chuyền về như thói quen của TBN: Đội Thiên thanh luôn cố đẩy cao tốc độ trận đấu, hướng về phía trước và tập trung tấn công ở biên, nơi bóng được phát triển với tốc độ cao nhất.

Chỉ một sự xuất hiện của Montolivo (thay Barzagli trong hiệp hai) là đủ để giúp Italia đánh bại TBN ở chính sở trường của đội bóng xứ Bò tót, vậy thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu cầm bóng như TBN có phải là điều gì đó quá ghê gớm?
Mở ra một hướng đi mới

Nói thế không phải để phủ nhận lối chơi tuyệt vời này. TBN cầm bóng và phối hợp dựa trên một tập thể “có nhắm mắt vẫn tìm thấy nhau”. Bộ khung của họ dựa trên sự ăn ý của các cầu thủ Barca, vốn chiếm đa số trong đội hình và đã phải luyện tập hàng năm trời, ăn ngủ bên nhau trong lò La Masia, mới có thể tạo ra sự gắn kết nhường ấy.
Hoàn toàn có thể cầm bóng tốt hơn TBN?

Nhưng sự ăn ý mà đội Italia đã thể hiện đêm qua với lối chơi cầm bóng cho thấy rằng để xây dựng một hệ thống cầm bóng tốt, có thể không cần mất công đến thế. Italia cũng không thật sự hiệu quả khi cầm bóng, nhưng hãy bao dung cho họ: Lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một đội bóng “dám” kiểm soát bóng vượt trội TBN đến thế, và đội Thiên thanh vẫn tạo ra được không ít cơ hội nguy hiểm.

Có lẽ vì cảm thấy không phù hợp với cách chơi này nên trong hai hiệp phụ, Italia đã “trả” quyền cầm bóng lại cho đối phương. Nhưng đó là vì lý do chiến thuật, chưa hẳn vì họ không thể cầm bóng tốt như TBN. Pirlo – De Rossi – Montolivo đã tỏ ra không hề kém Xavi hay Iniesta về nghệ thuật giữ bóng, ít nhất là trong 45 phút hiệp hai.

Bấy lâu nay, danh tiếng của Tiki-taka đã khiến cho tất cả các đối thủ đều chỉ áp dụng một cách tiếp cận trận đấu khi đối đầu Barca và TBN: Phòng ngự phản công, kéo đội hình xuống thấp và giữ vị trí tỉnh táo để khắc chế họ, trước khi cố gắng sử dụng thời gian cầm bóng ít ỏi một cách thật hiệu quả.

Nhưng Italia đã cho thấy rằng cầm bóng không hẳn là “độc quyền” của người TBN. Chỉ là đôi khi, chúng ta đã quen với lối suy nghĩ “đường mòn” ấy thôi.
 
Theo Phạm An - Tạp chí Khám phá

No comments:

Post a Comment