Những người tình phụ

1. Xưa nay, khi nói đến bóng đá đẹp, bóng đá tấn công, các chuyên gia bóng đá và người hâm mộ thường chỉ nhắc đến hai đội: Hà Lan ở châu Âu và Brazil ở Nam Mỹ, kiểu như nhắc đến người đẹp thiên hạ lập tức nhắc đến Tây Thi và Điêu Thuyền, Chiêu Quân và Dương Quý Phi, nhắc đến các đại cao thủ giới giang hồ thường truyền tụng “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”. Pháp, Bồ Đào Nha cũng sở hữu một thứ bóng đá đậm kỹ thuật nhưng để trở thành tượng đài của bóng đá cống hiến, chỉ có đội tuyển xứ cà phê và đội tuyển xứ hoa tulip.

Đùng một cái, hai biểu tượng của bóng đá cống hiến đột ngột tuyên bố từ bỏ bóng đá đẹp. Để giành chiếc cúp ở Nam Phi, hai huấn luyện viên Dunga và Marwijk sẵn sàng đóng vai những người tình phụ. Những fan của Brazil và Hà Lan khóc như mưa bấc. Đã có những kẻ không giữ được bình tĩnh, chì chiết nhiếc móc không tiếc lời. Nguyền rủa Dunga nhiều nhất vẫn là dân Brazil. Trù ẻo cho Hà Lan thua trận chung kết trước Tây Ban Nha chính là những huyền thoại của bóng đá Hà Lan: Johan Cruyff, Ronald Koeman, Van Nistelrooy. Lạ mà không lạ!

2. Sự chọn lựa của Dunga và Marwijk giữa thành tích và lối chơi đẹp khiến tôi nhớ tới một thắc mắc của những người đang yêu: “Nếu phải chọn lựa giữa sự nghiệp và tình yêu thì ta nên chọn cái nào?”. Hiển nhiên Dunga và Marwijk đã chọn vế đầu: họ là mẫu người sẵn sàng hy sinh tình yêu cho sự nghiệp. Lựa chọn như thế chắc là day dứt lắm, nhưng hậu quả còn day dứt hơn: cuối cùng thì sự nghiệp không thành mà tình yêu cũng mất. Ở phía ngược lại, Tây Ban Nha đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng tình yêu và sự nghiệp thực ra không hề xung đột với nhau, đó không phải là mâu thuẫn một mất một còn, thậm chí nếu anh biết trân trọng tình yêu thì tình yêu sẽ trở thành động lực giúp cho sự nghiệp thăng tiến. Chiến thắng của lối chơi tiqui-taca đẹp mắt ở cả EURO lẫn World Cup là một minh chứng.
 

Ngay cả trong tình huống xấu nhất - tức là phải mất một trong hai - thì tình yêu lẽ ra là cái anh nên giữ lại. Bởi nếu vì chung thủy với tình yêu mà anh không đạt được sự nghiệp gì thì anh vẫn có thể tự hào anh vừa hoàn tất một “sự nghiệp... yêu”. Ai dám bảo “yêu” không phải là một “sự nghiệp” lớn của cuộc đời? “Yêu” thì ai cũng yêu được, nhưng “biết yêu” là một nghệ thuật chỉ dành cho những người trưởng thành về cảm xúc. Cái gì có thể ru chúng ta qua những cơn ác mộng của cuộc đời nếu không phải là tình yêu? Những thất bại lãng mạn của thế hệ Cruyff chẳng phải luôn được lịch sử vinh danh đó sao?

3. Tôi yêu Hà Lan từ 1974, khi bóng đá tổng lực ra đời. Thất bại của “cơn lốc màu da cam” tại World Cup 1974 và World Cup 1978 luôn khiến người hâm mộ tiếc nuối, thậm chí đau đớn. Từ Cruyff, Neesken, Rensenbrink đến Gullit, Van Basten, Rijkaard, Koeman, rồi đến Bergkamp, Kluivert, Overmars, anh em nhà Boer, đội tuyển Hà Lan luôn trình diễn một thứ bóng đá làm say đắm lòng người, dù họ chỉ được an ủi bởi mỗi chức vô địch châu Âu 1988. Cho đến giải EURO 2008, Hà Lan vẫn còn là một người tình quyến rũ và chung thủy với những tín đồ của bóng đá đẹp. Trong vòng 20 năm qua, trừ triều đại Dick Advocaat tuyển Hà Lan chơi hơi “cứng” một chút, còn các huấn luyện viên Rinus Michels, Guus Hiddink, Frank Rijkaard, Louis van Gaal, Marco van Basten luôn xem lối chơi đẹp là tôn chỉ hàng đầu của đội quân màu da cam. 

Left Image













HLV Bert Van Marwijk


“Cơn lốc màu da cam”, mỹ từ này không đơn giản để chỉ lối đá. Nó là thương hiệu, là uy tín, là cá tính của tuyển Hà Lan xuyên suốt các thời kỳ. Không phải ở trên trời rơi xuống, nó là bản sắc mà nhiều thế hệ huấn luyện viên và cầu thủ Hà Lan đã thay nhau gìn giữ, vun bồi. Đội tuyển Hà Lan hiện nay không hiếm các nhà kỹ thuật: Arjen Robben, Wesley Sneijder, Robin van Persie... Chỉ tiếc là HLV Marwijk đã làm hỏng tất cả. Sau trận chung kết tại Nam Phi, với lối chơi phản-Hà-Lan, đội tuyển màu da cam không chỉ mất chiếc cúp mà còn đánh mất cả hình ảnh đẹp đẽ của mình. Rất nhiều fan của Hà Lan đã thốt lên trong buổi tối 12-7 đáng quên đó: “May mà Hà Lan đã không vô địch”. Họ buồn bã nhìn theo Robben và đồng đội - những đại biểu của một Hà Lan "xấu xí", lòng ngập tràn nuối tiếc - như người tình lỡ trong âm nhạc Tuấn Khanh: “Cho lòng mình về với dĩ vãng/ Em thì thầm ngày đó yêu anh...”. Ôi, những ngày thơ mộng đó đã xa thật rồi!

4. Hình ảnh một đội Brazil tính toán, lạnh lùng dưới bàn tay nhào nặn của HLV Dunga đã hiện ra lồ lộ từ Confederations Cup năm ngoái. Ở các trận vòng bảng tại World Cup 2010, vẫn một Brazil khô khan làm nhói lòng những người yêu vũ điệu Samba. Nhưng ở trận gặp Chi Lê, các cầu thủ Brazil đã thể hiện một lối chơi mềm mại hơn, đã thấp thoáng những pha bóng gợi nhớ về một Brazil nghệ sĩ. Điều đó báo hiệu các học trò của Dunga sẽ chơi một thứ bóng đá hoa mỹ đúng nhãn hiệu Brazil trong trận gặp Hà Lan ở tứ kết. Quả nhiên, trong trận này, các cầu thủ Brazil đã trình diễn một thứ bóng đá tấn công đẹp mắt, giàu kỹ thuật và nhanh như điện. Sự phối hợp gắn bó giữa bộ ba Robinho-Kaka-Fabiano tái hiện lại hình ảnh của “tam giác vàng” Socrates-Zico-Falcao ở Espana 82 một cách hoàn hảo, thậm chí tốc độ còn nhanh hơn. Nếu chỉ xét trong một hiệp đấu, thì Brazil trong hiệp 1 trận gặp Hà Lan là một đội bóng ở đẳng cấp hoàn toàn khác so với các đội còn lại ở World Cup 2010, kể cả Tây Ban Nha. Đó là thứ bóng đá trong mơ, thứ bóng đá mà con người luôn ao ước đạt tới. Chỉ tiếc là, hễ lần nào Brazil thể hiện thứ bóng đá của thần linh là lập tức bị thần linh trừng phạt. Cú ngã 1-2 trước Hà Lan một lần nữa đẩy Brazil vào vũng lầy của định mệnh và người hâm mộ toàn cầu bị tước mất một trận chung kết trong mơ: Brazil - Tây Ban Nha.
 
Left Image















HLV Carlos Dunga


Kể từ sau trận đấu đó, tôi đã hết ghét Dunga. Cũng như Marwijk, Dunga cũng là người tình phụ. Nhưng khác Marwijk, ông đã biết nghĩ lại. Ông đã biết cái gì là phù phiếm, cái gì là thiêng liêng trong cuộc đời. Lang thang qua những nẻo đường danh lợi, ông đã kịp quay về úp mặt vào dòng sông tuổi thơ, nơi phát nguyên thứ bóng đá hồn nhiên, vui vẻ từng khiến hàng tỉ người trên hành tinh ngây ngất. Cùng xuất phát điểm như nhau nhưng rốt cuộc Hà Lan và Brazil đã đi theo hai con đường khác nhau. Cả hai đều gục ngã ở Nam Phi, nhưng có lẽ chỉ có cái chết của Brazil là được người xem nhỏ lệ.

Đơn giản, đó là cái chết của thiên nga!

15-7-2010

CHU ĐÌNH NGẠN

No comments:

Post a Comment

Thursday, May 26, 2011

Những người tình phụ

1. Xưa nay, khi nói đến bóng đá đẹp, bóng đá tấn công, các chuyên gia bóng đá và người hâm mộ thường chỉ nhắc đến hai đội: Hà Lan ở châu Âu và Brazil ở Nam Mỹ, kiểu như nhắc đến người đẹp thiên hạ lập tức nhắc đến Tây Thi và Điêu Thuyền, Chiêu Quân và Dương Quý Phi, nhắc đến các đại cao thủ giới giang hồ thường truyền tụng “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”. Pháp, Bồ Đào Nha cũng sở hữu một thứ bóng đá đậm kỹ thuật nhưng để trở thành tượng đài của bóng đá cống hiến, chỉ có đội tuyển xứ cà phê và đội tuyển xứ hoa tulip.

Đùng một cái, hai biểu tượng của bóng đá cống hiến đột ngột tuyên bố từ bỏ bóng đá đẹp. Để giành chiếc cúp ở Nam Phi, hai huấn luyện viên Dunga và Marwijk sẵn sàng đóng vai những người tình phụ. Những fan của Brazil và Hà Lan khóc như mưa bấc. Đã có những kẻ không giữ được bình tĩnh, chì chiết nhiếc móc không tiếc lời. Nguyền rủa Dunga nhiều nhất vẫn là dân Brazil. Trù ẻo cho Hà Lan thua trận chung kết trước Tây Ban Nha chính là những huyền thoại của bóng đá Hà Lan: Johan Cruyff, Ronald Koeman, Van Nistelrooy. Lạ mà không lạ!

2. Sự chọn lựa của Dunga và Marwijk giữa thành tích và lối chơi đẹp khiến tôi nhớ tới một thắc mắc của những người đang yêu: “Nếu phải chọn lựa giữa sự nghiệp và tình yêu thì ta nên chọn cái nào?”. Hiển nhiên Dunga và Marwijk đã chọn vế đầu: họ là mẫu người sẵn sàng hy sinh tình yêu cho sự nghiệp. Lựa chọn như thế chắc là day dứt lắm, nhưng hậu quả còn day dứt hơn: cuối cùng thì sự nghiệp không thành mà tình yêu cũng mất. Ở phía ngược lại, Tây Ban Nha đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng tình yêu và sự nghiệp thực ra không hề xung đột với nhau, đó không phải là mâu thuẫn một mất một còn, thậm chí nếu anh biết trân trọng tình yêu thì tình yêu sẽ trở thành động lực giúp cho sự nghiệp thăng tiến. Chiến thắng của lối chơi tiqui-taca đẹp mắt ở cả EURO lẫn World Cup là một minh chứng.
 

Ngay cả trong tình huống xấu nhất - tức là phải mất một trong hai - thì tình yêu lẽ ra là cái anh nên giữ lại. Bởi nếu vì chung thủy với tình yêu mà anh không đạt được sự nghiệp gì thì anh vẫn có thể tự hào anh vừa hoàn tất một “sự nghiệp... yêu”. Ai dám bảo “yêu” không phải là một “sự nghiệp” lớn của cuộc đời? “Yêu” thì ai cũng yêu được, nhưng “biết yêu” là một nghệ thuật chỉ dành cho những người trưởng thành về cảm xúc. Cái gì có thể ru chúng ta qua những cơn ác mộng của cuộc đời nếu không phải là tình yêu? Những thất bại lãng mạn của thế hệ Cruyff chẳng phải luôn được lịch sử vinh danh đó sao?

3. Tôi yêu Hà Lan từ 1974, khi bóng đá tổng lực ra đời. Thất bại của “cơn lốc màu da cam” tại World Cup 1974 và World Cup 1978 luôn khiến người hâm mộ tiếc nuối, thậm chí đau đớn. Từ Cruyff, Neesken, Rensenbrink đến Gullit, Van Basten, Rijkaard, Koeman, rồi đến Bergkamp, Kluivert, Overmars, anh em nhà Boer, đội tuyển Hà Lan luôn trình diễn một thứ bóng đá làm say đắm lòng người, dù họ chỉ được an ủi bởi mỗi chức vô địch châu Âu 1988. Cho đến giải EURO 2008, Hà Lan vẫn còn là một người tình quyến rũ và chung thủy với những tín đồ của bóng đá đẹp. Trong vòng 20 năm qua, trừ triều đại Dick Advocaat tuyển Hà Lan chơi hơi “cứng” một chút, còn các huấn luyện viên Rinus Michels, Guus Hiddink, Frank Rijkaard, Louis van Gaal, Marco van Basten luôn xem lối chơi đẹp là tôn chỉ hàng đầu của đội quân màu da cam. 

Left Image













HLV Bert Van Marwijk


“Cơn lốc màu da cam”, mỹ từ này không đơn giản để chỉ lối đá. Nó là thương hiệu, là uy tín, là cá tính của tuyển Hà Lan xuyên suốt các thời kỳ. Không phải ở trên trời rơi xuống, nó là bản sắc mà nhiều thế hệ huấn luyện viên và cầu thủ Hà Lan đã thay nhau gìn giữ, vun bồi. Đội tuyển Hà Lan hiện nay không hiếm các nhà kỹ thuật: Arjen Robben, Wesley Sneijder, Robin van Persie... Chỉ tiếc là HLV Marwijk đã làm hỏng tất cả. Sau trận chung kết tại Nam Phi, với lối chơi phản-Hà-Lan, đội tuyển màu da cam không chỉ mất chiếc cúp mà còn đánh mất cả hình ảnh đẹp đẽ của mình. Rất nhiều fan của Hà Lan đã thốt lên trong buổi tối 12-7 đáng quên đó: “May mà Hà Lan đã không vô địch”. Họ buồn bã nhìn theo Robben và đồng đội - những đại biểu của một Hà Lan "xấu xí", lòng ngập tràn nuối tiếc - như người tình lỡ trong âm nhạc Tuấn Khanh: “Cho lòng mình về với dĩ vãng/ Em thì thầm ngày đó yêu anh...”. Ôi, những ngày thơ mộng đó đã xa thật rồi!

4. Hình ảnh một đội Brazil tính toán, lạnh lùng dưới bàn tay nhào nặn của HLV Dunga đã hiện ra lồ lộ từ Confederations Cup năm ngoái. Ở các trận vòng bảng tại World Cup 2010, vẫn một Brazil khô khan làm nhói lòng những người yêu vũ điệu Samba. Nhưng ở trận gặp Chi Lê, các cầu thủ Brazil đã thể hiện một lối chơi mềm mại hơn, đã thấp thoáng những pha bóng gợi nhớ về một Brazil nghệ sĩ. Điều đó báo hiệu các học trò của Dunga sẽ chơi một thứ bóng đá hoa mỹ đúng nhãn hiệu Brazil trong trận gặp Hà Lan ở tứ kết. Quả nhiên, trong trận này, các cầu thủ Brazil đã trình diễn một thứ bóng đá tấn công đẹp mắt, giàu kỹ thuật và nhanh như điện. Sự phối hợp gắn bó giữa bộ ba Robinho-Kaka-Fabiano tái hiện lại hình ảnh của “tam giác vàng” Socrates-Zico-Falcao ở Espana 82 một cách hoàn hảo, thậm chí tốc độ còn nhanh hơn. Nếu chỉ xét trong một hiệp đấu, thì Brazil trong hiệp 1 trận gặp Hà Lan là một đội bóng ở đẳng cấp hoàn toàn khác so với các đội còn lại ở World Cup 2010, kể cả Tây Ban Nha. Đó là thứ bóng đá trong mơ, thứ bóng đá mà con người luôn ao ước đạt tới. Chỉ tiếc là, hễ lần nào Brazil thể hiện thứ bóng đá của thần linh là lập tức bị thần linh trừng phạt. Cú ngã 1-2 trước Hà Lan một lần nữa đẩy Brazil vào vũng lầy của định mệnh và người hâm mộ toàn cầu bị tước mất một trận chung kết trong mơ: Brazil - Tây Ban Nha.
 
Left Image















HLV Carlos Dunga


Kể từ sau trận đấu đó, tôi đã hết ghét Dunga. Cũng như Marwijk, Dunga cũng là người tình phụ. Nhưng khác Marwijk, ông đã biết nghĩ lại. Ông đã biết cái gì là phù phiếm, cái gì là thiêng liêng trong cuộc đời. Lang thang qua những nẻo đường danh lợi, ông đã kịp quay về úp mặt vào dòng sông tuổi thơ, nơi phát nguyên thứ bóng đá hồn nhiên, vui vẻ từng khiến hàng tỉ người trên hành tinh ngây ngất. Cùng xuất phát điểm như nhau nhưng rốt cuộc Hà Lan và Brazil đã đi theo hai con đường khác nhau. Cả hai đều gục ngã ở Nam Phi, nhưng có lẽ chỉ có cái chết của Brazil là được người xem nhỏ lệ.

Đơn giản, đó là cái chết của thiên nga!

15-7-2010

CHU ĐÌNH NGẠN

No comments:

Post a Comment