Pirlo da Vinci”

Trong khi người bạn và cũng là đồng đội ở ĐT Italia, Cannavaro, giành được tất cả trong năm 2006 mà người Ý đã lên đỉnh thế giới, không có một danh hiệu nào cho Pirlo. Trong cái năm 2007 mà Milan mà Kaka giành được tất cả những danh hiệu quốc tế, không một ai đoái hoài đến Pirlo. Tại sao những giải thưởng lớn vẫn không đến với anh?


Người nghệ sĩ có khuôn mặt không mấy cá tính ấy (chắc ngày xưa anh học dốt lắm, nhìn nghệt ra thế kia) không bao giờ đáng lên bìa báo. Anh không có nụ cười điển trai như các đồng đội như Maldini, Inzaghi, Gilardino hay Kaka, không có nét sắc cạnh và đầy tính dữ dằn bặm trợn của Gattuso, không có vẻ láu cá tay chơi như Seedorf. Anh chỉ có một cái nhìn hơi lơ đãng, bất cần và ngái ngủ như một chú mèo mới tỉnh dậy, chỉ có những đường chuyền từng milimet mở toang cánh cửa đến khung thành cho các đồng đội, có những pha nhận trả, điều phối bóng và dâng cao, xuống thấp để giữ cự ly, hoặc hỗ trợ tấn công, hoặc giúp đỡ đồng đội phòng ngự. Những bước chạy với trọng tâm thấp và những cú xoay người giải vây giữa đối phương nhẹ nhàng như nai.

18 tháng qua là khoảng thời gian bùng nổ với anh, với Milan và Azzurra. Với Milan, sự bùng nổ ấy sớm hơn, kể từ khi Ancelotti đưa anh lên phía trên hàng phòng ngự năm 2002. Champions League 2003, Scudetto 2004, một Champions League và một Scudetto hụt 2005. Lippi bắt đầu dùng Pirlo từ đầu cái năm 2005 đầy biến động ấy, và đó chính là mấu chốt quan trọng nhất cho chức VĐTG của người Ý sau 24 năm dài chờ đợi trong hy vọng và khắc khoải. Nước Ý đã sản sinh ra biết bao số 10 xuất sắc, từ Rivera, Antognoni, Mancini, R.Baggio đến Totti. Không một ai trong số họ đưa Italia đến chiến thắng ở những giải đấu lớn. Những đội Azzurra từ sau Espana 1982 đến trước 2006 đều thất bại dù có trong tay những số 10 thuộc loại hay nhất mọi thời đại. Tại sao họ không thể chiến thắng? Bởi họ quá tài năng, quá đẹp trai, quá lãng mạn và mơ mộng, mà cái chất ấy đâu hợp với calcio.

Lippi chỉ làm điều mà Ancelotti đã làm, kéo một số 10 từ phía sau 2 tiền đạo xuống phía dưới, và bộ óc ở phía sau ấy không chỉ giải toả áp lực cho hàng phòng ngự, mà còn là cầu nối cho những đợt tấn công và ghi bàn từ những pha đá phạt kinh điển. Chìa khoá cho chiến thắng của Italia ở World Cup là Pirlo chứ không phải ai khác (cũng chính anh là nhân vật then chốt cho chiến thuật mang tính cách mạng đã đưa Milan đến 2 chức VĐ Champions League trong 4 năm qua). Ở World Cup, Cannavaro đã phòng ngự, nhưng Italia luôn là số 1 về hậu vệ. Buffon đã giữ gôn, nhưng Italia vẫn luôn là số 1 về thủ môn. Để là số 1 thế giới, Italia đã sinh ra một số 10 ở phía trên hàng thủ. Đấy là điều mới mẻ với bóng đá thế giới! Đúng là cả 1 tập thể góp công để chiến thắng. Phải, cả một tập thể. Nhưng Pirlo đã đứng ở đâu khi những cá nhân được chọn để trao các giải thưởng?

Italia đã VĐTG với chiến công thầm lặng của anh. Milan đã chinh phục cả châu Âu và thế giới với xương sống là anh. Ngày mà Kaka đoạt danh hiệu Cầu thủ hay nhất thế giới, một tháng sau Quả bóng vàng châu Âu 2007, có một sự ngậm ngùi và tiếc nuối đâu đó trong lòng các Milanista: Tại sao những giải thưởng lớn vẫn cứ lẩn tránh Pirlo như một sự bất công lớn lao của số phận? Như ta ăn một bữa cơm ngon trong nhà hàng, nhưng không bao giờ biết người nấu các món ăn ấy là ai mà chỉ được tiếp xúc với những người bồi bàn. Như Ennio Morricone đã làm nhạc cho biết bao bộ phim bất hủ mà không có một Oscar nào trong sự nghiệp. Như bao cầu thủ xuất sắc ở vị trí hậu vệ và tiền vệ chỉ được nhắc đến để làm nền những ngôi sao ghi bàn. Nhưng đó là một sự bất công hợp lí của số phận mà tất cả phải chấp nhận. Và Pirlo vui lòng chấp nhận mà không đòi hỏi. Khi tạo ra những tác phẩm bất hủ để lại cho hậu thế mà hàng trăm năm sau còn nhắc đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ, nghệ sĩ vĩ đại và cũng là ông hoàng của nghệ thuật thời Phục hưng Leonardo da Vinci có đòi hỏi một điều gì đặc biệt lắm đâu.

Pirlo không hề phàn nàn hay chỉ trích gì về sự bất công ấy. Anh không ghi hàng chục bàn thắng và làm bùng nổ mọi cầu trường như những chân sút lớn, không đẹp trai những cầu thủ mà gương mặt đáng làm bìa báo và ảnh quảng cáo, không có một cuộc sống sôi động của một ngôi sao ầm ỹ, không đòi hỏi những phần thưởng lớn mà anh xứng đáng được nhận. Anh vẫn tiếp tục thi đấu, đan những đường bóng như vẽ ở giữa sân, chuyền những đường chuyền quyết định để các đồng đội ở Milan hay ĐT Italia lập công. Pirlo, ông hoàng của nghệ thuật calcio thời Phục hưng, là như thế đấy, không danh hiệu cá nhân, không Quả bóng vàng, không Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cũng không cần biết anh đứng thứ bao nhiêu trong các cuộc bầu chọn. Vì anh biết, mình luôn có mặt trong tim các tifosi, những người đang gọi anh là “Pirlo da Vinci”...

BLV Anh Ngọc 
Viết vào ngày Kaka trở thành cầu thủ hay nhất thế giới

No comments:

Post a Comment

Friday, October 14, 2011

Pirlo da Vinci”

Trong khi người bạn và cũng là đồng đội ở ĐT Italia, Cannavaro, giành được tất cả trong năm 2006 mà người Ý đã lên đỉnh thế giới, không có một danh hiệu nào cho Pirlo. Trong cái năm 2007 mà Milan mà Kaka giành được tất cả những danh hiệu quốc tế, không một ai đoái hoài đến Pirlo. Tại sao những giải thưởng lớn vẫn không đến với anh?


Người nghệ sĩ có khuôn mặt không mấy cá tính ấy (chắc ngày xưa anh học dốt lắm, nhìn nghệt ra thế kia) không bao giờ đáng lên bìa báo. Anh không có nụ cười điển trai như các đồng đội như Maldini, Inzaghi, Gilardino hay Kaka, không có nét sắc cạnh và đầy tính dữ dằn bặm trợn của Gattuso, không có vẻ láu cá tay chơi như Seedorf. Anh chỉ có một cái nhìn hơi lơ đãng, bất cần và ngái ngủ như một chú mèo mới tỉnh dậy, chỉ có những đường chuyền từng milimet mở toang cánh cửa đến khung thành cho các đồng đội, có những pha nhận trả, điều phối bóng và dâng cao, xuống thấp để giữ cự ly, hoặc hỗ trợ tấn công, hoặc giúp đỡ đồng đội phòng ngự. Những bước chạy với trọng tâm thấp và những cú xoay người giải vây giữa đối phương nhẹ nhàng như nai.

18 tháng qua là khoảng thời gian bùng nổ với anh, với Milan và Azzurra. Với Milan, sự bùng nổ ấy sớm hơn, kể từ khi Ancelotti đưa anh lên phía trên hàng phòng ngự năm 2002. Champions League 2003, Scudetto 2004, một Champions League và một Scudetto hụt 2005. Lippi bắt đầu dùng Pirlo từ đầu cái năm 2005 đầy biến động ấy, và đó chính là mấu chốt quan trọng nhất cho chức VĐTG của người Ý sau 24 năm dài chờ đợi trong hy vọng và khắc khoải. Nước Ý đã sản sinh ra biết bao số 10 xuất sắc, từ Rivera, Antognoni, Mancini, R.Baggio đến Totti. Không một ai trong số họ đưa Italia đến chiến thắng ở những giải đấu lớn. Những đội Azzurra từ sau Espana 1982 đến trước 2006 đều thất bại dù có trong tay những số 10 thuộc loại hay nhất mọi thời đại. Tại sao họ không thể chiến thắng? Bởi họ quá tài năng, quá đẹp trai, quá lãng mạn và mơ mộng, mà cái chất ấy đâu hợp với calcio.

Lippi chỉ làm điều mà Ancelotti đã làm, kéo một số 10 từ phía sau 2 tiền đạo xuống phía dưới, và bộ óc ở phía sau ấy không chỉ giải toả áp lực cho hàng phòng ngự, mà còn là cầu nối cho những đợt tấn công và ghi bàn từ những pha đá phạt kinh điển. Chìa khoá cho chiến thắng của Italia ở World Cup là Pirlo chứ không phải ai khác (cũng chính anh là nhân vật then chốt cho chiến thuật mang tính cách mạng đã đưa Milan đến 2 chức VĐ Champions League trong 4 năm qua). Ở World Cup, Cannavaro đã phòng ngự, nhưng Italia luôn là số 1 về hậu vệ. Buffon đã giữ gôn, nhưng Italia vẫn luôn là số 1 về thủ môn. Để là số 1 thế giới, Italia đã sinh ra một số 10 ở phía trên hàng thủ. Đấy là điều mới mẻ với bóng đá thế giới! Đúng là cả 1 tập thể góp công để chiến thắng. Phải, cả một tập thể. Nhưng Pirlo đã đứng ở đâu khi những cá nhân được chọn để trao các giải thưởng?

Italia đã VĐTG với chiến công thầm lặng của anh. Milan đã chinh phục cả châu Âu và thế giới với xương sống là anh. Ngày mà Kaka đoạt danh hiệu Cầu thủ hay nhất thế giới, một tháng sau Quả bóng vàng châu Âu 2007, có một sự ngậm ngùi và tiếc nuối đâu đó trong lòng các Milanista: Tại sao những giải thưởng lớn vẫn cứ lẩn tránh Pirlo như một sự bất công lớn lao của số phận? Như ta ăn một bữa cơm ngon trong nhà hàng, nhưng không bao giờ biết người nấu các món ăn ấy là ai mà chỉ được tiếp xúc với những người bồi bàn. Như Ennio Morricone đã làm nhạc cho biết bao bộ phim bất hủ mà không có một Oscar nào trong sự nghiệp. Như bao cầu thủ xuất sắc ở vị trí hậu vệ và tiền vệ chỉ được nhắc đến để làm nền những ngôi sao ghi bàn. Nhưng đó là một sự bất công hợp lí của số phận mà tất cả phải chấp nhận. Và Pirlo vui lòng chấp nhận mà không đòi hỏi. Khi tạo ra những tác phẩm bất hủ để lại cho hậu thế mà hàng trăm năm sau còn nhắc đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ, nghệ sĩ vĩ đại và cũng là ông hoàng của nghệ thuật thời Phục hưng Leonardo da Vinci có đòi hỏi một điều gì đặc biệt lắm đâu.

Pirlo không hề phàn nàn hay chỉ trích gì về sự bất công ấy. Anh không ghi hàng chục bàn thắng và làm bùng nổ mọi cầu trường như những chân sút lớn, không đẹp trai những cầu thủ mà gương mặt đáng làm bìa báo và ảnh quảng cáo, không có một cuộc sống sôi động của một ngôi sao ầm ỹ, không đòi hỏi những phần thưởng lớn mà anh xứng đáng được nhận. Anh vẫn tiếp tục thi đấu, đan những đường bóng như vẽ ở giữa sân, chuyền những đường chuyền quyết định để các đồng đội ở Milan hay ĐT Italia lập công. Pirlo, ông hoàng của nghệ thuật calcio thời Phục hưng, là như thế đấy, không danh hiệu cá nhân, không Quả bóng vàng, không Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cũng không cần biết anh đứng thứ bao nhiêu trong các cuộc bầu chọn. Vì anh biết, mình luôn có mặt trong tim các tifosi, những người đang gọi anh là “Pirlo da Vinci”...

BLV Anh Ngọc 
Viết vào ngày Kaka trở thành cầu thủ hay nhất thế giới

No comments:

Post a Comment