Trao giải Oscar cho Barcelona

Trong lịch sử hơn 100 năm của mình, bóng đá đã có nhiều cách tân về chiến thuật. Những sơ đồ WM, 4-2-4, 4-3-3, 4-4-2, 3-5-2, 3-6-1 thi nhau ra đời. Hungary và Brazil từng làm mưa làm gió với 4-2-4 ở World Cup 1954 và 1958. Hà Lan 1974, 1978 từng khiến thiên hạ lé mắt với bóng đá tổng lực, thứ bóng đá mà thiên hạ kháo nhau là chiến thuật 1-10. Ở Euro 1984, Pháp và Bồ Đào Nha khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi bất ngờ đẩy một hậu vệ lên phía trên để sơ đồ 4-4-2 biến thể thành 3-5-2 nhằm chiếm lĩnh khu trung tuyến. Gần đây nhất, HLV Ferguson từng đưa ra sân một đội hình 4-6-0, nghĩa là không có một tiền đạo đích thực nào, để giành chiến thắng.




 Khi Barcelona đăng quang ở châu Âu với lối chơi chưa ai từng thấy trước đó, nhiều người thốt nhiên nhận ra: cuộc cách mạng về sơ đồ chiến thuật đã thực sự cáo chung. Khi mỗi bên 10 người (không kể thủ môn) buộc phải di chuyển trong phạm vi cố định 105m x 68m, mọi sơ đồ đến lúc phải đóng khung, vì kích thước của sân bóng không cho phép các biến tấu phát triển đến vô bờ. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua “cơn bão” Barcelona tàn phá La Liga và châu Âu bằng một chiến thuật hết sức cũ kỹ: 4-3-3, vốn là sơ đồ chiến thuật đã giúp đội tuyển Anh lên ngôi vô địch thế giới vào năm 1966. Kết luận: cuộc cách mạng để đưa bóng đá lên một tầng nấc mới của thầy trò Pep không nằm ở các sơ đồ. Chính sự thay đổi về cách chơi đã đem lại cho nghệ thuật bóng tròn một giá trị chưa từng được biết.

 Tất cả các đội bóng khi vận hành trên sân đều có những động tác giống nhau: đỡ bóng, chuyền bóng, di chuyển khi có và khi không có bóng, phối hợp và... sút. Messi và đồng đội cũng không khác nhưng cách hành xử với trái bóng của họ đã đạt đến mức độ thượng thừa. Cũng thanh kiếm đó, người khác múa lên thì chẳng thấy gì nhưng ở trong tay bậc đại hành gia về kiếm thuật khi kiếm rung lên thì kiếm quang chói mắt, kiếm ảnh trùng điệp, kiếm khí rợn người. Cũng là chạm bóng nhưng cầu thủ Barca chạm bóng tinh tế, mềm mại, cũng là chuyền bóng nhưng cầu thủ Barca chuyền bóng gần như hoàn hảo, cũng là tỉa bóng nhưng cầu thủ Barca tỉa bóng ngoài dự đoán và khi di chuyển không bóng thì cầu thủ Barca đã đạt đến cảnh giới của “Lăng ba vi bộ” - một bộ pháp từng giúp Đoàn Dự tung tăng giữa rừng đao núi kiếm.

 Điều đáng sợ nhất của Barcelona là họ đã đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác bằng cách làm ngược lại lời mách bảo “binh bất yếm trá” của các bậc thầy về binh pháp. Họ không giấu giếm các chiêu thức. Lối chơi của họ không có gì bí mật. Trận thế của họ gần như được phơi ra dưới ánh mặt trời cho đối thủ nghiên cứu, phân tích. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai tìm được cách hóa giải. Nhiều huấn luyện viên hàng đầu thế giới than thở trong vô vọng “Đá với Barca, công cũng chết mà thủ cũng chết”. Vậy thì đá làm sao hở trời? HLV Arsene Wenger tặc lưỡi “Họ đá như soccer game trong trò chơi điện tử PlayStation”. HLV Ferguson rầu rĩ “Cầm quân 25 năm nay tui chưa gặp đội nào mạnh khủng khiếp như vậy”. Thế giới bắt đầu so sánh họ với các đội bóng nổi tiếng nhất trong lịch sử: Real Madrid thập niên 50, Inter Milan thập niên 60, Ajax Amsterdam và Bayern Munich thập niên 70, Liverpool thập niên 80, AC Milan thập niên 90. Rồi chẹp chẹp miệng, gật gù: Hình như Barcelona của Pep Guardiola là mạnh nhất!

 Thực ra, đội nào mạnh nhất là điều khó nói vì so sánh những thế lực ở các thời đại khác nhau bao giờ cũng khập khiễng. Nhưng chắc chắn rằng Barcelona hiện nay là đội bóng chơi đẹp mắt nhất và gần với sự toàn bích nhất. Thứ bóng đá tiqui-taca biến ảo mà Barca của Pep đang phô diễn là thứ bóng đá ra ngoài khuôn thước: nó không đơn giản chỉ là sự gặt hái về kỹ-chiến thuật, nó còn là kết quả của một lối tư duy. Đã có rất nhiều đội bóng muốn học hỏi tiqui-taca nhưng bất thành. Real Madrid của Mourinho có trong đội hình gần như toàn bộ siêu sao của thế giới nhưng không thể chơi như Barca. Để trình diễn một lối bóng đá đi trước thời đại như vậy, Barca có cơ may hội đủ các yếu tố về con người, từ huấn luyện viên đến cầu thủ. Đó là một tập thể thuần chất và thuần nhất không chỉ về kỹ năng, mà cả về bản năng và ý tưởng. Những siêu cầu thủ hàng đầu thế giới như Thierry Henry hay Zlatan Ibrahimovich từng bị đào thải khỏi Barca chỉ vì tâm thế cá nhân không trùng khít với tâm thế tập thể đó thôi. Không sở hữu những đặc điểm của Barca mà cố chơi như Barca rất dễ rơi vào hoàn cảnh “trên bảo dưới không nghe” - giống như nàng Đông Thi bắt chước cái nhăn mày của nàng Tây Thi tuyệt sắc để cho ra một phiên bản não nề.

 Có lẽ đã đến lúc nên trao giải Oscar cho Barcelona của thầy trò Pep. Trong cuộc trường chinh lộng lẫy của mình, họ đã đưa bóng đá đến gần với nghệ thuật hơn bao giờ hết. Rinus Michel, Cruyff, Menotti, Tele Santana, Van Gaal, Wenger, Ferguson, Rijkaard cũng dành cả đời tìm kiếm nghệ thuật trong bóng đá nhưng có lẽ Pep là người tiệm cận với mục tiêu cao cả này nhất. Thứ bóng đá cống hiến đó hiển nhiên xa lạ với với các huấn luyện viên hiếu thắng. Barca của Pep cũng đi tìm chiến thắng, nhưng trước khi gặt hái chiến thắng trên sân cỏ, họ nghĩ trước hết đến chiến thắng trong lòng người. Xem thứ bóng đá giàu cảm xúc của Barca, bất cứ người mộ điệu nào cũng có cảm giác mình đang dự một bữa đại tiệc thịnh soạn: dù cuối cùng có đội thắng đội thua nhưng khán giả luôn luôn là người được nhiều nhất. Nếu không ghi nhận công lao đó của Barca thì báo chí Anh của đội chiến bại MU, cả báo chí thân Real Madrid - kẻ thù truyền kiếp của Barca - đã không vượt qua ranh giới của lòng mình để tán dương thầy trò Pep đến vậy.

No comments:

Post a Comment

Tuesday, November 29, 2011

Trao giải Oscar cho Barcelona

Trong lịch sử hơn 100 năm của mình, bóng đá đã có nhiều cách tân về chiến thuật. Những sơ đồ WM, 4-2-4, 4-3-3, 4-4-2, 3-5-2, 3-6-1 thi nhau ra đời. Hungary và Brazil từng làm mưa làm gió với 4-2-4 ở World Cup 1954 và 1958. Hà Lan 1974, 1978 từng khiến thiên hạ lé mắt với bóng đá tổng lực, thứ bóng đá mà thiên hạ kháo nhau là chiến thuật 1-10. Ở Euro 1984, Pháp và Bồ Đào Nha khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi bất ngờ đẩy một hậu vệ lên phía trên để sơ đồ 4-4-2 biến thể thành 3-5-2 nhằm chiếm lĩnh khu trung tuyến. Gần đây nhất, HLV Ferguson từng đưa ra sân một đội hình 4-6-0, nghĩa là không có một tiền đạo đích thực nào, để giành chiến thắng.




 Khi Barcelona đăng quang ở châu Âu với lối chơi chưa ai từng thấy trước đó, nhiều người thốt nhiên nhận ra: cuộc cách mạng về sơ đồ chiến thuật đã thực sự cáo chung. Khi mỗi bên 10 người (không kể thủ môn) buộc phải di chuyển trong phạm vi cố định 105m x 68m, mọi sơ đồ đến lúc phải đóng khung, vì kích thước của sân bóng không cho phép các biến tấu phát triển đến vô bờ. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua “cơn bão” Barcelona tàn phá La Liga và châu Âu bằng một chiến thuật hết sức cũ kỹ: 4-3-3, vốn là sơ đồ chiến thuật đã giúp đội tuyển Anh lên ngôi vô địch thế giới vào năm 1966. Kết luận: cuộc cách mạng để đưa bóng đá lên một tầng nấc mới của thầy trò Pep không nằm ở các sơ đồ. Chính sự thay đổi về cách chơi đã đem lại cho nghệ thuật bóng tròn một giá trị chưa từng được biết.

 Tất cả các đội bóng khi vận hành trên sân đều có những động tác giống nhau: đỡ bóng, chuyền bóng, di chuyển khi có và khi không có bóng, phối hợp và... sút. Messi và đồng đội cũng không khác nhưng cách hành xử với trái bóng của họ đã đạt đến mức độ thượng thừa. Cũng thanh kiếm đó, người khác múa lên thì chẳng thấy gì nhưng ở trong tay bậc đại hành gia về kiếm thuật khi kiếm rung lên thì kiếm quang chói mắt, kiếm ảnh trùng điệp, kiếm khí rợn người. Cũng là chạm bóng nhưng cầu thủ Barca chạm bóng tinh tế, mềm mại, cũng là chuyền bóng nhưng cầu thủ Barca chuyền bóng gần như hoàn hảo, cũng là tỉa bóng nhưng cầu thủ Barca tỉa bóng ngoài dự đoán và khi di chuyển không bóng thì cầu thủ Barca đã đạt đến cảnh giới của “Lăng ba vi bộ” - một bộ pháp từng giúp Đoàn Dự tung tăng giữa rừng đao núi kiếm.

 Điều đáng sợ nhất của Barcelona là họ đã đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác bằng cách làm ngược lại lời mách bảo “binh bất yếm trá” của các bậc thầy về binh pháp. Họ không giấu giếm các chiêu thức. Lối chơi của họ không có gì bí mật. Trận thế của họ gần như được phơi ra dưới ánh mặt trời cho đối thủ nghiên cứu, phân tích. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai tìm được cách hóa giải. Nhiều huấn luyện viên hàng đầu thế giới than thở trong vô vọng “Đá với Barca, công cũng chết mà thủ cũng chết”. Vậy thì đá làm sao hở trời? HLV Arsene Wenger tặc lưỡi “Họ đá như soccer game trong trò chơi điện tử PlayStation”. HLV Ferguson rầu rĩ “Cầm quân 25 năm nay tui chưa gặp đội nào mạnh khủng khiếp như vậy”. Thế giới bắt đầu so sánh họ với các đội bóng nổi tiếng nhất trong lịch sử: Real Madrid thập niên 50, Inter Milan thập niên 60, Ajax Amsterdam và Bayern Munich thập niên 70, Liverpool thập niên 80, AC Milan thập niên 90. Rồi chẹp chẹp miệng, gật gù: Hình như Barcelona của Pep Guardiola là mạnh nhất!

 Thực ra, đội nào mạnh nhất là điều khó nói vì so sánh những thế lực ở các thời đại khác nhau bao giờ cũng khập khiễng. Nhưng chắc chắn rằng Barcelona hiện nay là đội bóng chơi đẹp mắt nhất và gần với sự toàn bích nhất. Thứ bóng đá tiqui-taca biến ảo mà Barca của Pep đang phô diễn là thứ bóng đá ra ngoài khuôn thước: nó không đơn giản chỉ là sự gặt hái về kỹ-chiến thuật, nó còn là kết quả của một lối tư duy. Đã có rất nhiều đội bóng muốn học hỏi tiqui-taca nhưng bất thành. Real Madrid của Mourinho có trong đội hình gần như toàn bộ siêu sao của thế giới nhưng không thể chơi như Barca. Để trình diễn một lối bóng đá đi trước thời đại như vậy, Barca có cơ may hội đủ các yếu tố về con người, từ huấn luyện viên đến cầu thủ. Đó là một tập thể thuần chất và thuần nhất không chỉ về kỹ năng, mà cả về bản năng và ý tưởng. Những siêu cầu thủ hàng đầu thế giới như Thierry Henry hay Zlatan Ibrahimovich từng bị đào thải khỏi Barca chỉ vì tâm thế cá nhân không trùng khít với tâm thế tập thể đó thôi. Không sở hữu những đặc điểm của Barca mà cố chơi như Barca rất dễ rơi vào hoàn cảnh “trên bảo dưới không nghe” - giống như nàng Đông Thi bắt chước cái nhăn mày của nàng Tây Thi tuyệt sắc để cho ra một phiên bản não nề.

 Có lẽ đã đến lúc nên trao giải Oscar cho Barcelona của thầy trò Pep. Trong cuộc trường chinh lộng lẫy của mình, họ đã đưa bóng đá đến gần với nghệ thuật hơn bao giờ hết. Rinus Michel, Cruyff, Menotti, Tele Santana, Van Gaal, Wenger, Ferguson, Rijkaard cũng dành cả đời tìm kiếm nghệ thuật trong bóng đá nhưng có lẽ Pep là người tiệm cận với mục tiêu cao cả này nhất. Thứ bóng đá cống hiến đó hiển nhiên xa lạ với với các huấn luyện viên hiếu thắng. Barca của Pep cũng đi tìm chiến thắng, nhưng trước khi gặt hái chiến thắng trên sân cỏ, họ nghĩ trước hết đến chiến thắng trong lòng người. Xem thứ bóng đá giàu cảm xúc của Barca, bất cứ người mộ điệu nào cũng có cảm giác mình đang dự một bữa đại tiệc thịnh soạn: dù cuối cùng có đội thắng đội thua nhưng khán giả luôn luôn là người được nhiều nhất. Nếu không ghi nhận công lao đó của Barca thì báo chí Anh của đội chiến bại MU, cả báo chí thân Real Madrid - kẻ thù truyền kiếp của Barca - đã không vượt qua ranh giới của lòng mình để tán dương thầy trò Pep đến vậy.

No comments:

Post a Comment