BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN

Có lẽ trong lịch sử bóng đá thế giới, hiếm có trường hợp nào éo le như Messi. 

Anh là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay, đoạt giải Quả bóng vàng hai năm liên tiếp (2009, 2010), và nhiều khả năng cuối năm nay anh tiếp tục nhận Quả bóng vàng thứ ba sau những màn trình diễn tuyệt vời suốt mùa bóng vừa qua trong màu áo Barcelona. Nếu vậy, anh sẽ là cầu thủ thứ hai nhận Quả bóng vàng ba năm liên tục, sau danh thủ Platini (1983,1984,1985). Johan Cruyff (1971,1973, 1974) Marco van Basten (1988, 1989, 1992) cũng từng đoạt 3 Quả bóng vàng nhưng bị ngắt quãng. 

Đọat 3 Quả bóng vàng liên tiếp, Messi sẽ sánh ngang kỷ lục của Platini, nhưng danh hiệu Quả bóng vàng trong thời điểm hiện tại rõ ràng có giá trị cao hơn danh hiệu Quả bóng vàng ở thập niên 80 thế kỷ trước. Thời Platini còn chơi bóng, ông có một đối thủ đáng sợ là Maradona. Cả hai có thời gian cùng chơi ở giải Ý: Platini chơi cho Juventus, Maradona khoác áo Napoli. Đó là chưa kể những đối thủ sừng sỏ khác như Zico, Falcao, Socrates của Brazil. Nhưng trong giai đoạn đó, Quả bóng vàng châu Âu chỉ trao cho những cầu thủ châu Âu, không xét đến các cầu thủ Nam Mỹ và các châu lục khác dù họ vẫn chơi bóng cho các câu lạc bộ của lục địa già. Nếu giải thưởng Quả bóng vàng được mở rộng ra như hiện nay, tức là không hạn chế quốc tịch, chắc chắn Platini không thể nào đoạt giải thưởng cao quý này 3 năm liên tục. (Bắt đầu từ năm 1995, giải thưởng Quả bóng vàng được cải tiến theo hướng mở rộng và ngay lập tức danh hiệu đó thuộc về George Weah, cầu thủ Liberia đang khoác áo AC Milan. Nếu chỉ xét các cầu thủ quốc tịch châu Âu như thời Platini, Quả bóng vàng 1995 sẽ thuộc về tiền đạo người Đức Jurgen Klinsmann, người về nhì trong cuộc bầu chọn).

Nếu chúng ta thừa nhận rằng hầu hết các ngôi sao bóng đá thế giới đều chơi bóng ở châu Âu thì cầu thủ đoạt Quả bóng vàng châu Âu hiện nay là cũng là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới (Thời Platini, thực tế ông chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. So sánh tầm vóc giữa Platini và cầu thủ cùng thời Maradona thì rõ!). Quan điểm này càng được củng cố về phương diện pháp lý khi bắt đầu từ năm 2010 hai giải thưởng danh giá Quả bóng vàng Châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA đã được hợp nhất thành Quả bóng vàng FIFA và dĩ nhiên cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu “tầm cỡ thế giới” này là Lionel Messi. 

 Danh hiệu là chuyện nói thêm vào, như kiểu dùng chứng cứ củng cố cho lập luận, chứ thực ra không cần những con số thống kê, chỉ quan sát bằng nhãn quan của “người phàm mắt thịt” thôi, bất cứ tín đồ bóng đá nào cũng dễ dàng nhận thấy Lionel Messi là cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay, là cầu thủ chơi bóng ma thuật nhất, được chờ đợi nhất và được yêu mến nhất, trừ... dân Argentina.

Tình cảnh oái oăm này xuất phát từ chỗ thiên tài người Argentina này chưa bao giờ giúp đội tuyển quốc gia của anh giành được một danh hiệu lớn nào, ngoài vài danh hiệu “be bé” như vô địch thế giới lứa tuổi U-20 (2005) và vô địch giải bóng đá Olympic (2008). Tất nhiên, trên thế giới có không ít cầu thủ chơi rất hay trong màu áo câu lạc bộ nhưng khi về khoác áo đội tuyển quốc gia lại thi đấu không hiệu quả. Cristiano Ronaldo của tuyển Bồ Đào Nha là một ví dụ sống động cho trường hợp này.

Nhưng Ronaldo không bị dân Bồ phê phán dữ dội như dân Argentina lên án Messi. Thậm chí có cổ động viên cực đoan còn xông vào hành hung Messi khi anh về Argentina chuẩn bị cho cúp Nam Mỹ 2011. Thăm dò ý kiến dân Argentina, tình cảm người hâm mộ quê nhà dành cho Messi rất thấp, thậm chí số phiếu của anh còn kém một vài... trọng tài.

 Có nhiều lý do cắt nghĩa cho thái độ quá khích này. Khác với Bồ Đào Nha, Argentina là một cường quốc bóng đá, đã hai lần vô địch thế giới. Cùng với Brazil, họ là một trong hai “ông trùm” bóng đá Nam Mỹ và luôn luôn kèn cựa, so đo với người láng giềng hùng mạnh của mình.Về phương diện cá nhân, nếu Brazil tự hào với Pele thì người Argentina hãnh diện với Maradona - thánh sống của họ. Nhưng so thành tích đội tuyển thì họ bị Brazil bỏ quá xa khi đội tuyển vàng xanh đã vô địch thế giới tới 5 lần. Để thu ngắn khoảng cách này, bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào Messi nhưng anh lại chưa thể giúp đất nước mình lên ngôi một lần nào. Các nhà chuyên môn đều thấy lỗi không nằm ở Messi: hệ thống chiến thuật của Barcelona và Argentina quá khác nhau khiến tài năng của anh không thể phát huy đến mức cao nhất khi chơi cho đội tuyển. Chưa kể phương diện con người: đồng đội của anh ở đội tuyển cũng không có những cá nhân kiệt xuất như Xavi hay Iniesta.

Nhưng dân Argentina không đếm xỉa đến thực tế đó. Thất vọng dẫn đến bực tức, người ta quy kết anh chỉ dốc sức phục vụ cho Barcelona mà không hết lòng phụng sự đội tuyển. Rằng anh không coi danh dự quốc gia ra gì, chỉ chăm chăm đá bóng vì tiền, vân vân và vân vân. Người ta lôi lý lịch anh ra: Mười ba tuổi đã chuyển cả gia đình sang sống ở Tây Ban Nha với sự bảo trợ của câu lạc bộ Barcelona. Vin vào cớ đó, người ta bảo dòng máu Argentina trong anh đã nhạt, bây giờ anh là người Tây Ban Nha mất rồi(!) . Khi chì chiết Messi như vậy, người ta quên rằng anh gặp vấn đề với hormone tăng trưởng vào năm 10 tuổi và lúc đó không một câu lạc bộ nào ở Argentina chịu bỏ kinh phí chữa trị cho anh, cho đến khi Barcelona ngỏ lời. Và thực tế thì nếu không có Barcelona thì đã không có Messi như ngày nay.



"Làm sao đây?"

 Nhưng bây giờ không phải là lúc ngồi nói lý, nhất là nói lý với đám đông. Để rửa nỗi oan cho mình, để bước qua lời nguyền của số phận, Messi phải bằng mọi giá đưa đội tuyển Argentina ít ra là đến chức vô địch Nam Mỹ 2011 được tổ chức trên sân nhà. Chỉ có cách đó anh mới “bịt miệng” được những kẻ chỉ trích mình.

No comments:

Post a Comment

Thursday, August 11, 2011

BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN

Có lẽ trong lịch sử bóng đá thế giới, hiếm có trường hợp nào éo le như Messi. 

Anh là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay, đoạt giải Quả bóng vàng hai năm liên tiếp (2009, 2010), và nhiều khả năng cuối năm nay anh tiếp tục nhận Quả bóng vàng thứ ba sau những màn trình diễn tuyệt vời suốt mùa bóng vừa qua trong màu áo Barcelona. Nếu vậy, anh sẽ là cầu thủ thứ hai nhận Quả bóng vàng ba năm liên tục, sau danh thủ Platini (1983,1984,1985). Johan Cruyff (1971,1973, 1974) Marco van Basten (1988, 1989, 1992) cũng từng đoạt 3 Quả bóng vàng nhưng bị ngắt quãng. 

Đọat 3 Quả bóng vàng liên tiếp, Messi sẽ sánh ngang kỷ lục của Platini, nhưng danh hiệu Quả bóng vàng trong thời điểm hiện tại rõ ràng có giá trị cao hơn danh hiệu Quả bóng vàng ở thập niên 80 thế kỷ trước. Thời Platini còn chơi bóng, ông có một đối thủ đáng sợ là Maradona. Cả hai có thời gian cùng chơi ở giải Ý: Platini chơi cho Juventus, Maradona khoác áo Napoli. Đó là chưa kể những đối thủ sừng sỏ khác như Zico, Falcao, Socrates của Brazil. Nhưng trong giai đoạn đó, Quả bóng vàng châu Âu chỉ trao cho những cầu thủ châu Âu, không xét đến các cầu thủ Nam Mỹ và các châu lục khác dù họ vẫn chơi bóng cho các câu lạc bộ của lục địa già. Nếu giải thưởng Quả bóng vàng được mở rộng ra như hiện nay, tức là không hạn chế quốc tịch, chắc chắn Platini không thể nào đoạt giải thưởng cao quý này 3 năm liên tục. (Bắt đầu từ năm 1995, giải thưởng Quả bóng vàng được cải tiến theo hướng mở rộng và ngay lập tức danh hiệu đó thuộc về George Weah, cầu thủ Liberia đang khoác áo AC Milan. Nếu chỉ xét các cầu thủ quốc tịch châu Âu như thời Platini, Quả bóng vàng 1995 sẽ thuộc về tiền đạo người Đức Jurgen Klinsmann, người về nhì trong cuộc bầu chọn).

Nếu chúng ta thừa nhận rằng hầu hết các ngôi sao bóng đá thế giới đều chơi bóng ở châu Âu thì cầu thủ đoạt Quả bóng vàng châu Âu hiện nay là cũng là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới (Thời Platini, thực tế ông chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. So sánh tầm vóc giữa Platini và cầu thủ cùng thời Maradona thì rõ!). Quan điểm này càng được củng cố về phương diện pháp lý khi bắt đầu từ năm 2010 hai giải thưởng danh giá Quả bóng vàng Châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA đã được hợp nhất thành Quả bóng vàng FIFA và dĩ nhiên cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu “tầm cỡ thế giới” này là Lionel Messi. 

 Danh hiệu là chuyện nói thêm vào, như kiểu dùng chứng cứ củng cố cho lập luận, chứ thực ra không cần những con số thống kê, chỉ quan sát bằng nhãn quan của “người phàm mắt thịt” thôi, bất cứ tín đồ bóng đá nào cũng dễ dàng nhận thấy Lionel Messi là cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay, là cầu thủ chơi bóng ma thuật nhất, được chờ đợi nhất và được yêu mến nhất, trừ... dân Argentina.

Tình cảnh oái oăm này xuất phát từ chỗ thiên tài người Argentina này chưa bao giờ giúp đội tuyển quốc gia của anh giành được một danh hiệu lớn nào, ngoài vài danh hiệu “be bé” như vô địch thế giới lứa tuổi U-20 (2005) và vô địch giải bóng đá Olympic (2008). Tất nhiên, trên thế giới có không ít cầu thủ chơi rất hay trong màu áo câu lạc bộ nhưng khi về khoác áo đội tuyển quốc gia lại thi đấu không hiệu quả. Cristiano Ronaldo của tuyển Bồ Đào Nha là một ví dụ sống động cho trường hợp này.

Nhưng Ronaldo không bị dân Bồ phê phán dữ dội như dân Argentina lên án Messi. Thậm chí có cổ động viên cực đoan còn xông vào hành hung Messi khi anh về Argentina chuẩn bị cho cúp Nam Mỹ 2011. Thăm dò ý kiến dân Argentina, tình cảm người hâm mộ quê nhà dành cho Messi rất thấp, thậm chí số phiếu của anh còn kém một vài... trọng tài.

 Có nhiều lý do cắt nghĩa cho thái độ quá khích này. Khác với Bồ Đào Nha, Argentina là một cường quốc bóng đá, đã hai lần vô địch thế giới. Cùng với Brazil, họ là một trong hai “ông trùm” bóng đá Nam Mỹ và luôn luôn kèn cựa, so đo với người láng giềng hùng mạnh của mình.Về phương diện cá nhân, nếu Brazil tự hào với Pele thì người Argentina hãnh diện với Maradona - thánh sống của họ. Nhưng so thành tích đội tuyển thì họ bị Brazil bỏ quá xa khi đội tuyển vàng xanh đã vô địch thế giới tới 5 lần. Để thu ngắn khoảng cách này, bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào Messi nhưng anh lại chưa thể giúp đất nước mình lên ngôi một lần nào. Các nhà chuyên môn đều thấy lỗi không nằm ở Messi: hệ thống chiến thuật của Barcelona và Argentina quá khác nhau khiến tài năng của anh không thể phát huy đến mức cao nhất khi chơi cho đội tuyển. Chưa kể phương diện con người: đồng đội của anh ở đội tuyển cũng không có những cá nhân kiệt xuất như Xavi hay Iniesta.

Nhưng dân Argentina không đếm xỉa đến thực tế đó. Thất vọng dẫn đến bực tức, người ta quy kết anh chỉ dốc sức phục vụ cho Barcelona mà không hết lòng phụng sự đội tuyển. Rằng anh không coi danh dự quốc gia ra gì, chỉ chăm chăm đá bóng vì tiền, vân vân và vân vân. Người ta lôi lý lịch anh ra: Mười ba tuổi đã chuyển cả gia đình sang sống ở Tây Ban Nha với sự bảo trợ của câu lạc bộ Barcelona. Vin vào cớ đó, người ta bảo dòng máu Argentina trong anh đã nhạt, bây giờ anh là người Tây Ban Nha mất rồi(!) . Khi chì chiết Messi như vậy, người ta quên rằng anh gặp vấn đề với hormone tăng trưởng vào năm 10 tuổi và lúc đó không một câu lạc bộ nào ở Argentina chịu bỏ kinh phí chữa trị cho anh, cho đến khi Barcelona ngỏ lời. Và thực tế thì nếu không có Barcelona thì đã không có Messi như ngày nay.



"Làm sao đây?"

 Nhưng bây giờ không phải là lúc ngồi nói lý, nhất là nói lý với đám đông. Để rửa nỗi oan cho mình, để bước qua lời nguyền của số phận, Messi phải bằng mọi giá đưa đội tuyển Argentina ít ra là đến chức vô địch Nam Mỹ 2011 được tổ chức trên sân nhà. Chỉ có cách đó anh mới “bịt miệng” được những kẻ chỉ trích mình.

No comments:

Post a Comment