CHÀNG THỦ MÔN TỘI NGHIỆP

Ai cũng biết bóng đá là môn chơi bóng bằng chân. Trong tiếng Anh, chữ “football” (foot = bàn chân) đã nói rõ điều đó. Ngược lại với “football” là “handball” (hand = bàn tay), từ dùng chỉ môn bóng ném. 

Nhưng trong đội hình 11 cầu thủ “football” có mặt trên sân, gã lại chơi môn “handball” . Nội điều đó, gã đã là một nhân vật trái khoáy. Đã thế, gã ăn vận cũng chẳng giống ai. Màu áo của gã khác mọi người, lúc nào gã cũng mang bao tay, đôi khi gã mặc quần dài, cao hứng lên gã thậm chí đội cả nón. Gã giống như một người đi lạc trong đám đông. Tên của gã là “thủ môn”.





2. Tôi tin hầu hết thủ môn trên thế giới đến với vai trò giữ gôn chỉ là do tình cờ hoặc cơ duyên đưa đẩy, đại khái do gặp phải khúc quanh bất ngờ của số phận. Trong các bài phỏng vấn trên báo chí, rất nhiều thủ môn tiết lộ vị trí đầu tiên của họ là ở hàng tấn công. Chỉ do huấn luyện viên sắp xếp, nhiều khi từ một lý do rất ngẫu nhiên (do có ưu thế về chiều cao so với đồng đội chẳng hạn) mà họ bất đắc dĩ trở thành thủ môn, thoạt đầu tưởng chỉ tạm “thế vai” trong một giai đoạn ngắn, rốt cuộc trở thành con tin suốt đời của xà ngang và cột dọc.


3. Về logic, một chú nhóc sau một đêm thức dậy bỗng nhận ra mình có khả năng chơi bóng khéo léo bằng tay hẳn chú sẽ tìm đến sân bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng ném. Còn những chú nhóc suốt ngày phơi đầu trần chạy nhảy trên các bãi đất trống ngoài đường phố hoặc trên các thửa ruộng mới gặt kia chắc chắn khao khát lớn nhất trong lòng các chú là được rê dắt bóng thỏa thích và trổ tài sút tung lưới đối phương. Chẳng chú bé nào đến với bãi bóng chỉ để chôn đời mình trong khung thành. Hồi bé, tôi cũng hay chơi trò banh bóng. Ở các đội bóng bé con đó, tóm lại chẳng đứa nào chịu giữ gôn. Cuối cùng phải giải quyết bằng cách bắt thăm hoặc thỏa thuận luân phiên nhau làm thủ môn. 

Vậy, làm thủ môn có sung sướng gì!


4. Về mặt trình diễn, thủ môn không có nhiều cơ hội bằng các cầu thủ khác. 

Giật gót, tâng bóng bằng đùi, chuyền bóng bằng má ngoài bàn chân, sút “cú mập” bằng mu chính diện, vê bóng bằng gầm giày, bắt vôlê, ngả bàn đèn, đá phạt theo hình quả chuối, sục bóng theo kiểu lá vàng rơi... hàng mớ những pha ảo thuật với bóng được khán giả trầm trồ tán thưởng, được tivi hào hứng chiếu đi chiếu lại kia, chẳng pha nào dính dáng đến thủ môn. 

Anh chàng thủ môn tội nghiệp đó, đôi lúc cũng thấy cuộc đời đáng chán, cũng muốn khỏa lấp sự nhạt nhẽo của vị trí thủ thành bằng thứ nghệ thuật có tính cống hiến. Nhưng khi Higuita, thủ môn đội tuyển Colombia, xông ra khỏi khu vực 16, 50m để vờn bóng với tiền đạo đối phương hay biểu diễn màn tung người phá bóng bằng gót chân theo kiểu “con bò cạp” để đem lại sự phấn khích cho người xem, lập tức anh ta bị giới huấn luyện viên xem như một tấm gương xấu. Những pha trình diễn của Higuita nhanh chóng được cập nhật vào các “giáo trình bóng đá”, nhưng nằm trong mục “những điều thủ môn tuyệt đối không nên làm”. Điều duy nhất Higuita nhận được sau những phút ngẫu hứng của mình là biệt danh “El Loco” - tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “thằng điên”. Thế đấy!


5. Vậy thì thủ môn còn lại gì để thể hiện tình yêu với cái đẹp? 

Người ta không cần anh đẹp, chỉ cần anh an toàn. Trong sân bóng có kích thước 105m x 68m, anh chỉ được đi lại trong khu vực giới hạn 16,50m, đẹp mà làm gì! Ngay ở các đội bóng mà chủ nghĩa duy mỹ được xem như tôn chỉ, thì vị trí của thủ môn cũng không được quyền “đẹp”. Không được “đẹp” nên cũng ít có cơ hội được tôn vinh. Mặc dù người ta cứ bô bô lên ở mọi lúc mọi nơi rằng “thủ môn là một nửa đội bóng”, nhưng khi cần trao tặng thưởng, người ta chỉ nhớ đến một nửa còn lại. Danh hiệu “quả bóng vàng châu Âu” với lịch sử hơn một nửa thế kỷ, chỉ có một thủ môn duy nhất được tấn phong là Lev Yashin. 

Thậm chí, cầu thủ đá hỏng phạt đền còn được nhớ hơn so với thủ môn đỡ được quả phạt đó. Người ta luôn nhắc đến “những người đá hỏng 11 mét vĩ đại” Socrates, Platini, Zico ở World Cup 1986. Người ta nhắc “tóc đuôi ngựa thần thánh” Roberto Baggio đá hỏng quả 11 mét cuối cùng trong trận chung kết World Cup 1994 như thế nào nhưng tên tuổi người thủ môn đứng đối diện với anh trong buổi chiều lịch sử đó gần như trượt khỏi trí nhớ của người xem từ lâu. Người ta sẵn sàng nhắc đến Palermo, cầu thủ Argentina, người đá hỏng 3 quả penalty liên tiếp trong một trận đấu nhưng thủ môn thì người ta làm như không quen gã, thậm chí chưa nhìn thấy gã bao giờ. 

“Tinh thần” đã vậy, “vật chất” cũng chẳng hơn gì. Theo thống kê của báo chí Anh mới đây, trong một đội bóng, lương của thủ môn luôn luôn xếp hạng bét. Tiền đạo lương trung bình 806.000 bảng/năm. Kế đến là các tiền vệ: 754.000 bảng. Hậu vệ: 653.000 bảng. Cuối cùng là thủ môn, chỉ với mức lương 533.000 bảng.

1 comment:

Sunday, September 18, 2011

CHÀNG THỦ MÔN TỘI NGHIỆP

Ai cũng biết bóng đá là môn chơi bóng bằng chân. Trong tiếng Anh, chữ “football” (foot = bàn chân) đã nói rõ điều đó. Ngược lại với “football” là “handball” (hand = bàn tay), từ dùng chỉ môn bóng ném. 

Nhưng trong đội hình 11 cầu thủ “football” có mặt trên sân, gã lại chơi môn “handball” . Nội điều đó, gã đã là một nhân vật trái khoáy. Đã thế, gã ăn vận cũng chẳng giống ai. Màu áo của gã khác mọi người, lúc nào gã cũng mang bao tay, đôi khi gã mặc quần dài, cao hứng lên gã thậm chí đội cả nón. Gã giống như một người đi lạc trong đám đông. Tên của gã là “thủ môn”.





2. Tôi tin hầu hết thủ môn trên thế giới đến với vai trò giữ gôn chỉ là do tình cờ hoặc cơ duyên đưa đẩy, đại khái do gặp phải khúc quanh bất ngờ của số phận. Trong các bài phỏng vấn trên báo chí, rất nhiều thủ môn tiết lộ vị trí đầu tiên của họ là ở hàng tấn công. Chỉ do huấn luyện viên sắp xếp, nhiều khi từ một lý do rất ngẫu nhiên (do có ưu thế về chiều cao so với đồng đội chẳng hạn) mà họ bất đắc dĩ trở thành thủ môn, thoạt đầu tưởng chỉ tạm “thế vai” trong một giai đoạn ngắn, rốt cuộc trở thành con tin suốt đời của xà ngang và cột dọc.


3. Về logic, một chú nhóc sau một đêm thức dậy bỗng nhận ra mình có khả năng chơi bóng khéo léo bằng tay hẳn chú sẽ tìm đến sân bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng ném. Còn những chú nhóc suốt ngày phơi đầu trần chạy nhảy trên các bãi đất trống ngoài đường phố hoặc trên các thửa ruộng mới gặt kia chắc chắn khao khát lớn nhất trong lòng các chú là được rê dắt bóng thỏa thích và trổ tài sút tung lưới đối phương. Chẳng chú bé nào đến với bãi bóng chỉ để chôn đời mình trong khung thành. Hồi bé, tôi cũng hay chơi trò banh bóng. Ở các đội bóng bé con đó, tóm lại chẳng đứa nào chịu giữ gôn. Cuối cùng phải giải quyết bằng cách bắt thăm hoặc thỏa thuận luân phiên nhau làm thủ môn. 

Vậy, làm thủ môn có sung sướng gì!


4. Về mặt trình diễn, thủ môn không có nhiều cơ hội bằng các cầu thủ khác. 

Giật gót, tâng bóng bằng đùi, chuyền bóng bằng má ngoài bàn chân, sút “cú mập” bằng mu chính diện, vê bóng bằng gầm giày, bắt vôlê, ngả bàn đèn, đá phạt theo hình quả chuối, sục bóng theo kiểu lá vàng rơi... hàng mớ những pha ảo thuật với bóng được khán giả trầm trồ tán thưởng, được tivi hào hứng chiếu đi chiếu lại kia, chẳng pha nào dính dáng đến thủ môn. 

Anh chàng thủ môn tội nghiệp đó, đôi lúc cũng thấy cuộc đời đáng chán, cũng muốn khỏa lấp sự nhạt nhẽo của vị trí thủ thành bằng thứ nghệ thuật có tính cống hiến. Nhưng khi Higuita, thủ môn đội tuyển Colombia, xông ra khỏi khu vực 16, 50m để vờn bóng với tiền đạo đối phương hay biểu diễn màn tung người phá bóng bằng gót chân theo kiểu “con bò cạp” để đem lại sự phấn khích cho người xem, lập tức anh ta bị giới huấn luyện viên xem như một tấm gương xấu. Những pha trình diễn của Higuita nhanh chóng được cập nhật vào các “giáo trình bóng đá”, nhưng nằm trong mục “những điều thủ môn tuyệt đối không nên làm”. Điều duy nhất Higuita nhận được sau những phút ngẫu hứng của mình là biệt danh “El Loco” - tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “thằng điên”. Thế đấy!


5. Vậy thì thủ môn còn lại gì để thể hiện tình yêu với cái đẹp? 

Người ta không cần anh đẹp, chỉ cần anh an toàn. Trong sân bóng có kích thước 105m x 68m, anh chỉ được đi lại trong khu vực giới hạn 16,50m, đẹp mà làm gì! Ngay ở các đội bóng mà chủ nghĩa duy mỹ được xem như tôn chỉ, thì vị trí của thủ môn cũng không được quyền “đẹp”. Không được “đẹp” nên cũng ít có cơ hội được tôn vinh. Mặc dù người ta cứ bô bô lên ở mọi lúc mọi nơi rằng “thủ môn là một nửa đội bóng”, nhưng khi cần trao tặng thưởng, người ta chỉ nhớ đến một nửa còn lại. Danh hiệu “quả bóng vàng châu Âu” với lịch sử hơn một nửa thế kỷ, chỉ có một thủ môn duy nhất được tấn phong là Lev Yashin. 

Thậm chí, cầu thủ đá hỏng phạt đền còn được nhớ hơn so với thủ môn đỡ được quả phạt đó. Người ta luôn nhắc đến “những người đá hỏng 11 mét vĩ đại” Socrates, Platini, Zico ở World Cup 1986. Người ta nhắc “tóc đuôi ngựa thần thánh” Roberto Baggio đá hỏng quả 11 mét cuối cùng trong trận chung kết World Cup 1994 như thế nào nhưng tên tuổi người thủ môn đứng đối diện với anh trong buổi chiều lịch sử đó gần như trượt khỏi trí nhớ của người xem từ lâu. Người ta sẵn sàng nhắc đến Palermo, cầu thủ Argentina, người đá hỏng 3 quả penalty liên tiếp trong một trận đấu nhưng thủ môn thì người ta làm như không quen gã, thậm chí chưa nhìn thấy gã bao giờ. 

“Tinh thần” đã vậy, “vật chất” cũng chẳng hơn gì. Theo thống kê của báo chí Anh mới đây, trong một đội bóng, lương của thủ môn luôn luôn xếp hạng bét. Tiền đạo lương trung bình 806.000 bảng/năm. Kế đến là các tiền vệ: 754.000 bảng. Hậu vệ: 653.000 bảng. Cuối cùng là thủ môn, chỉ với mức lương 533.000 bảng.

1 comment: