Cảm ơn Euro

Cảm ơn Euro

1. Các fan túc cầu cần cảm ơn Euro.

Không có Euro, chúng ta chỉ biết người Anh chơi bóng như thế nào, người Ý đá bóng ra sao và người Tây Ban Nha bằng cách nào đã khiến cả châu Âu run sợ. Nới rộng ra chút nữa, chúng ta biết thêm về lối nhồi bóng của người Pháp và người Đức. Chấm hết.

Châu Âu chỉ gói gọn trong biên giới của “ngũ hổ tướng”.


Cũng dễ hiểu thôi, những nền bóng đá mạnh mới đẻ ra tiền và mới nhận được sự quan tâm của các công ty truyền thông. Chẳng đài truyền hình nào “khờ khạo” đến mức bỏ tiền ra mua sóng của các giải bóng đá Hy Lạp hay Ireland. Thậm chí ngay cả những nền bóng đá nổi tiếng hơn như Czech hay Hà Lan còn không có cửa.

2. Nếu không có Euro, Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha là tất cả châu Âu. Một châu Âu bị rút gọn. Một châu Âu méo mó. Một châu Âu chỉ mang tính biểu tượng. Và chúng ta quanh năm chỉ thấy cây mà không thấy rừng, dù đó là những loại cây có giá trị cao.

Nhờ có Euro, chúng ta mới biết các hậu duệ của những Lato, Deyna, Boniek lừng danh hiện nay chơi bóng ra sao trong màu áo Ba Lan. Và Ireland, một trong những đội tuyển chơi bóng đáng chán nhất trong mắt người viết bài này, một đội tuyển chơi bóng còn “Anh” hơn cả tuyển Anh, sau nhiều năm bị thế giới quên lãng đã tìm được cho mình một diện mạo hấp dẫn nào chưa.

Rồi Ukraine, một vùng địa linh nhân kiệt của Liên Xô cũ, nơi sản sinh ra huấn luyện viên bậc thầy Valery Lobanovsky và ba quả bóng vàng châu Âu Oleg Blokhin, Igor Belanov, Andrey Shevchenko có còn giữ được lối chơi bóng tốc độ và khoa học trước đây sau khi trở thành một quốc gia độc lập hay không. Còn bao nhiêu câu hỏi nữa, những câu hỏi lung linh gắn với ký ức của một thời, chỉ có Euro mới giải đáp được.

3. Tối hôm qua, tôi xem đội Ý đá với Croatia. Hiệp một, các cầu thủ áo thiên thanh chơi thứ bóng đá của một ứng cử viên vô địch đích thực. Trong vòng 30 mét trước khung thành đối phương, Cassano và đồng đội bật bóng một chạm không kém gì tuyển Tây Ban Nha, thậm chí còn giàu tốc độ hơn. Nếu các chân sút không vô duyên, có lẽ Ý đã dẫn trước Croatia 3-0 trước khi trọng tài thổi còi chấm dứt hiệp một. Ý trong những khoảnh khắc bùng nổ đó vẫn giữ được sự chặt chẽ ở hàng thủ trong khi sắc bén một cách bất ngờ trên hàng công. Lúc đó, tôi nghĩ cứ đá như thế này đội tuyển của ông Cesare Prandelli sẽ vào đến tận trận chung kết. Nhưng rốt cuộc, Ý đã để Croatia gỡ hòa và nguy cơ bị loại đã trở thành lưỡi gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu Prandelli và các học trò.

Các nhà thống kê lập tức giở sổ: Từ năm 2000 đến nay, đội tuyển Ý chưa bao giờ thắng lượt trận thứ hai của vòng đấu bảng ở Euro Cup lẫn World Cup. Đã thế, trong 5 trận gần nhất, Ý chưa bao giờ thắng được Croatia. Trận thắng gần nhất của họ trước đối thủ này diễn ra cách đây đã 70 năm, lúc quốc gia Croatia còn... chưa mang tên Croatia. Thiên hạ nhún vai: Làm sao thầy trò ông Prandelli chống lại được lịch sử!

4. Vấn đề thực ra không mang màu sắc tâm linh nhiều đến thế. Nếu nói đến số phận thì số phận đến từ con đường này: đội Ý không giành được chiến thắng trước Croatia chẳng qua do họ không chiến thắng được bản năng phòng ngự của mình. Sau khi dẫn trước Croatia 1-0, nếu tuyển Ý tiếp tục duy trì sức ép lên đối phương, có thể họ sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, thậm chí không chỉ với một bàn. Đằng này, người Ý đã suy nghĩ như... người Ý: vừa có được lợi thế mong manh, họ lập tức hạ thấp đội hình hòng bảo toàn tỉ số. Giống như một tay kiếm đang tung hoành ngang dọc, tấn công đối phương tối tăm mặt mũi, nhưng sau khi đâm trúng đối phương một nhát, thay vì tiếp tục đâm thêm một nhát nữa để kết liễu trận đấu, lại thu kiếm về múa may che chắn trước mặt. Lối chơi đậm tinh thần catenaccio này nửa thế kỷ qua vẫn luôn ám ảnh người Ý và sau khi trở thành bản sắc Ý, rất nhiều lần nó quay lại hãm hại đội tuyển Ý. Phải chăng người Ý thà chết vì bản sắc còn hơn là sống mà phản bội lại nó?

5. Người Tây Ban Nha ngược lại. Bản năng tấn công được sự hỗ trợ của khả năng kiểm soát bóng siêu hạng cho phép thầy trò ông Del Bosque theo đuổi thứ bóng đá hướng lên phía trước, dù ở giải Euro lần này rất nhiều khi họ tấn công mà không có một tiền đạo đích thực nào. Hiển nhiên, có họa là điên tuyển Tây Ban Nha mới từ bỏ lối chơi đã giúp họ vô địch Euro lẫn World Cup, mặc dù lối chơi đó không hẳn là “bách chiến bách thắng”. Sự thất bại của Barcelona, đội bóng có lối chơi tương tự tuyển Tây Ban Nha, ở mùa bóng vừa rồi là một lời cảnh báo.

Tuy nhiên, dù không có thiên tài Messi, tuyển Tây Ban Nha vẫn tỏ ra đồng đều hơn Barcelona, đặc biệt khi tiền đạo Torres của Chelsea đã bắt đầu tìm lại phong độ sát thủ qua cú đúp trước Ireland trong trận đấu đêm qua. HLV Del Bosque còn có những cầu thủ hay nhất của Real Madrid trong đội hình: Casillas, Sergio Ramos, Xabi Alonso. Và thêm David Silva, bộ não của tân vô địch Anh quốc Manchester City. Một đội hình cực mạnh. Và nếu không có bất ngờ quá lớn, họ đủ khả năng để đăng quang ở Euro thêm một lần nữa.

Cũng có người ngưỡng mộ lối chơi bóng biến hóa của tuyển Tây Ban Nha (và Barcelona) nhưng than chán. Vì trận nào người Tây Ban Nha cũng khống chế bóng đến 2/3 trận đấu, không cho đối phương chạm bóng, và mặc sức dẫn dắt trận đấu theo ý mình.

Riêng người viết bài này thì không chán chút nào. Vì cái đẹp không bao giờ biết chán.

CHU ĐÌNH NGẠN

3 comments:

  1. My partner and I stumbled over here from a different web address and thought I should check things out.
    I like what I see so now i'm following you. Look forward to going over your web page for a second time.

    Feel free to visit my webpage food games

    ReplyDelete
  2. Hola! I've been reading your weblog for a long time now and finally got the bravery to go ahead and give you a shout out from Porter Texas! Just wanted to mention keep up the good work!

    My web page: pizza games

    ReplyDelete
  3. Thanks for sharing your thoughts. I truly appreciate your efforts and I am waiting for your next write ups thank you once again.


    my web site determine

    ReplyDelete

Wednesday, July 4, 2012

Cảm ơn Euro

Cảm ơn Euro

1. Các fan túc cầu cần cảm ơn Euro.

Không có Euro, chúng ta chỉ biết người Anh chơi bóng như thế nào, người Ý đá bóng ra sao và người Tây Ban Nha bằng cách nào đã khiến cả châu Âu run sợ. Nới rộng ra chút nữa, chúng ta biết thêm về lối nhồi bóng của người Pháp và người Đức. Chấm hết.

Châu Âu chỉ gói gọn trong biên giới của “ngũ hổ tướng”.


Cũng dễ hiểu thôi, những nền bóng đá mạnh mới đẻ ra tiền và mới nhận được sự quan tâm của các công ty truyền thông. Chẳng đài truyền hình nào “khờ khạo” đến mức bỏ tiền ra mua sóng của các giải bóng đá Hy Lạp hay Ireland. Thậm chí ngay cả những nền bóng đá nổi tiếng hơn như Czech hay Hà Lan còn không có cửa.

2. Nếu không có Euro, Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha là tất cả châu Âu. Một châu Âu bị rút gọn. Một châu Âu méo mó. Một châu Âu chỉ mang tính biểu tượng. Và chúng ta quanh năm chỉ thấy cây mà không thấy rừng, dù đó là những loại cây có giá trị cao.

Nhờ có Euro, chúng ta mới biết các hậu duệ của những Lato, Deyna, Boniek lừng danh hiện nay chơi bóng ra sao trong màu áo Ba Lan. Và Ireland, một trong những đội tuyển chơi bóng đáng chán nhất trong mắt người viết bài này, một đội tuyển chơi bóng còn “Anh” hơn cả tuyển Anh, sau nhiều năm bị thế giới quên lãng đã tìm được cho mình một diện mạo hấp dẫn nào chưa.

Rồi Ukraine, một vùng địa linh nhân kiệt của Liên Xô cũ, nơi sản sinh ra huấn luyện viên bậc thầy Valery Lobanovsky và ba quả bóng vàng châu Âu Oleg Blokhin, Igor Belanov, Andrey Shevchenko có còn giữ được lối chơi bóng tốc độ và khoa học trước đây sau khi trở thành một quốc gia độc lập hay không. Còn bao nhiêu câu hỏi nữa, những câu hỏi lung linh gắn với ký ức của một thời, chỉ có Euro mới giải đáp được.

3. Tối hôm qua, tôi xem đội Ý đá với Croatia. Hiệp một, các cầu thủ áo thiên thanh chơi thứ bóng đá của một ứng cử viên vô địch đích thực. Trong vòng 30 mét trước khung thành đối phương, Cassano và đồng đội bật bóng một chạm không kém gì tuyển Tây Ban Nha, thậm chí còn giàu tốc độ hơn. Nếu các chân sút không vô duyên, có lẽ Ý đã dẫn trước Croatia 3-0 trước khi trọng tài thổi còi chấm dứt hiệp một. Ý trong những khoảnh khắc bùng nổ đó vẫn giữ được sự chặt chẽ ở hàng thủ trong khi sắc bén một cách bất ngờ trên hàng công. Lúc đó, tôi nghĩ cứ đá như thế này đội tuyển của ông Cesare Prandelli sẽ vào đến tận trận chung kết. Nhưng rốt cuộc, Ý đã để Croatia gỡ hòa và nguy cơ bị loại đã trở thành lưỡi gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu Prandelli và các học trò.

Các nhà thống kê lập tức giở sổ: Từ năm 2000 đến nay, đội tuyển Ý chưa bao giờ thắng lượt trận thứ hai của vòng đấu bảng ở Euro Cup lẫn World Cup. Đã thế, trong 5 trận gần nhất, Ý chưa bao giờ thắng được Croatia. Trận thắng gần nhất của họ trước đối thủ này diễn ra cách đây đã 70 năm, lúc quốc gia Croatia còn... chưa mang tên Croatia. Thiên hạ nhún vai: Làm sao thầy trò ông Prandelli chống lại được lịch sử!

4. Vấn đề thực ra không mang màu sắc tâm linh nhiều đến thế. Nếu nói đến số phận thì số phận đến từ con đường này: đội Ý không giành được chiến thắng trước Croatia chẳng qua do họ không chiến thắng được bản năng phòng ngự của mình. Sau khi dẫn trước Croatia 1-0, nếu tuyển Ý tiếp tục duy trì sức ép lên đối phương, có thể họ sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, thậm chí không chỉ với một bàn. Đằng này, người Ý đã suy nghĩ như... người Ý: vừa có được lợi thế mong manh, họ lập tức hạ thấp đội hình hòng bảo toàn tỉ số. Giống như một tay kiếm đang tung hoành ngang dọc, tấn công đối phương tối tăm mặt mũi, nhưng sau khi đâm trúng đối phương một nhát, thay vì tiếp tục đâm thêm một nhát nữa để kết liễu trận đấu, lại thu kiếm về múa may che chắn trước mặt. Lối chơi đậm tinh thần catenaccio này nửa thế kỷ qua vẫn luôn ám ảnh người Ý và sau khi trở thành bản sắc Ý, rất nhiều lần nó quay lại hãm hại đội tuyển Ý. Phải chăng người Ý thà chết vì bản sắc còn hơn là sống mà phản bội lại nó?

5. Người Tây Ban Nha ngược lại. Bản năng tấn công được sự hỗ trợ của khả năng kiểm soát bóng siêu hạng cho phép thầy trò ông Del Bosque theo đuổi thứ bóng đá hướng lên phía trước, dù ở giải Euro lần này rất nhiều khi họ tấn công mà không có một tiền đạo đích thực nào. Hiển nhiên, có họa là điên tuyển Tây Ban Nha mới từ bỏ lối chơi đã giúp họ vô địch Euro lẫn World Cup, mặc dù lối chơi đó không hẳn là “bách chiến bách thắng”. Sự thất bại của Barcelona, đội bóng có lối chơi tương tự tuyển Tây Ban Nha, ở mùa bóng vừa rồi là một lời cảnh báo.

Tuy nhiên, dù không có thiên tài Messi, tuyển Tây Ban Nha vẫn tỏ ra đồng đều hơn Barcelona, đặc biệt khi tiền đạo Torres của Chelsea đã bắt đầu tìm lại phong độ sát thủ qua cú đúp trước Ireland trong trận đấu đêm qua. HLV Del Bosque còn có những cầu thủ hay nhất của Real Madrid trong đội hình: Casillas, Sergio Ramos, Xabi Alonso. Và thêm David Silva, bộ não của tân vô địch Anh quốc Manchester City. Một đội hình cực mạnh. Và nếu không có bất ngờ quá lớn, họ đủ khả năng để đăng quang ở Euro thêm một lần nữa.

Cũng có người ngưỡng mộ lối chơi bóng biến hóa của tuyển Tây Ban Nha (và Barcelona) nhưng than chán. Vì trận nào người Tây Ban Nha cũng khống chế bóng đến 2/3 trận đấu, không cho đối phương chạm bóng, và mặc sức dẫn dắt trận đấu theo ý mình.

Riêng người viết bài này thì không chán chút nào. Vì cái đẹp không bao giờ biết chán.

CHU ĐÌNH NGẠN

3 comments:

  1. My partner and I stumbled over here from a different web address and thought I should check things out.
    I like what I see so now i'm following you. Look forward to going over your web page for a second time.

    Feel free to visit my webpage food games

    ReplyDelete
  2. Hola! I've been reading your weblog for a long time now and finally got the bravery to go ahead and give you a shout out from Porter Texas! Just wanted to mention keep up the good work!

    My web page: pizza games

    ReplyDelete
  3. Thanks for sharing your thoughts. I truly appreciate your efforts and I am waiting for your next write ups thank you once again.


    my web site determine

    ReplyDelete