Italia: Thất bại để biết mình ở đâu


Italia: Thất bại để biết mình ở đâu

Thảm bại 0-4 là tỷ số làm những trái tim tifosi đau đớn. Nhưng thất bại ấy là cần thiết để ĐT Italia hiểu rằng họ đang đứng ở đâu trên bản đồ bóng đá châu Âu và để đăng quang, Azzurri còn thiếu những gì!



undefined
So với TBN, Italia ít hơn hẳn những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Alonso (trái)

1. Chỉ trừ vài gương mặt hiếm hoi như Buffon và Pirlo, ĐT Italia đã thua đối thủ ở hầu hết mọi vị trí còn lại. Marchisio không thể sánh với Iniesta, De Rossi chẳng hơn gì Busquets, Balotelli không bằng tiền đạo dự bị Torres, Cassano không sắc sảo hơn Fabregas, và chẳng ai bên phía Italia có thể sánh với Alba…

Italia đã thua từ con người trở đi, điều đó cũng phản ánh tương quan thực lực của Real và Barca so với bộ đôi Milan - Juve. Trong khi Barca và Real khuynh đảo bóng đá châu Âu với lứa cầu thủ tài năng, thì tầm vóc của Milan và Juve vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi biên giới Serie A. Như thế, sự chênh lệch về trình độ giữa cầu thủ ở hai đội tuyển này là không quá khó hiểu!

2. Đây là hệ quả từ sự phát triển lệch lạc của bóng đá Italia trong nhiều năm qua, khi các CLB chỉ chạy theo thành tích trước mắt. Ngay cả ở cấp CLB, sự ích kỷ cũng thấy rõ khi các đội đều ưu tiên cho Serie A mà bỏ bẵng Europa League, trong khi đây là đấu trường đem lại lợi ích thiết thực cho nền bóng đá quốc gia. Hệ quả là Serie A đã bị Bundesliga lấy mất vị trí thứ 3 trên BXH 5 năm của UEFA, kèm theo 1 suất dự Champions League.

Về khía cạnh đào tạo, việc quá chú trọng vào các cầu thủ nước ngoài đã thành danh khiến hệ thống ươm mầm tài năng ở Italia bị quên lãng trong nhiều năm. Lấy một ví dụ là Giovinco, người luôn tỏa sáng ở các CLB nhỏ như Empoli và Parma, nhưng không có chỗ đứng tại Juve, khiến mãi đến năm 24-25 tuổi, tài năng của anh mới bước đầu được thừa nhận.

Những thất bại trong quá khứ khiến người TBN quyết tâm xây dựng lại một cách quy mô nền bóng đá, bắt đầu từ việc phát triển phong trào bóng đá trẻ, đi đầu là Barca. Về xuất phát điểm là truyền thống, Italia hơn hẳn TBN, nhưng họ đã ngủ quên trên chiến thắng, đã bỏ bẵng công tác đào tạo trẻ trong nhiều năm. Sau thất bại thê thảm ở World Cup 2010, HLV Prandelli đã được bổ nhiệm với nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng lứa cầu thủ mới, ông đang làm tốt công việc, nhưng rõ ràng 2 năm là khoảng thời gian quá ngắn để chiến lược gia 54 tuổi này đưa bóng đá Italia bắt kịp TBN.

3. Thảm bại trước TBN, cũng như những tín hiệu tích cực từ màn trình diễn xuất sắc của Azzurri ở EURO 2012 có thể trở thành cú hích để LĐBĐ Italia tiếp tục đẩy mạnh phong trào bóng đá trẻ, thay vì cách điều hành yếu kém hiện nay, khiến các CLB mặc sức phát triển theo đường lối của riêng họ, bỏ quên lợi ích quốc gia.

Nếu Italia vẫn tiếp tục theo con đường trẻ hóa, họ hoàn toàn có thể đạt một vị trí cao hơn nữa trên bản đồ bóng đá thế giới!

No comments:

Post a Comment

Wednesday, July 4, 2012

Italia: Thất bại để biết mình ở đâu


Italia: Thất bại để biết mình ở đâu

Thảm bại 0-4 là tỷ số làm những trái tim tifosi đau đớn. Nhưng thất bại ấy là cần thiết để ĐT Italia hiểu rằng họ đang đứng ở đâu trên bản đồ bóng đá châu Âu và để đăng quang, Azzurri còn thiếu những gì!



undefined
So với TBN, Italia ít hơn hẳn những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Alonso (trái)

1. Chỉ trừ vài gương mặt hiếm hoi như Buffon và Pirlo, ĐT Italia đã thua đối thủ ở hầu hết mọi vị trí còn lại. Marchisio không thể sánh với Iniesta, De Rossi chẳng hơn gì Busquets, Balotelli không bằng tiền đạo dự bị Torres, Cassano không sắc sảo hơn Fabregas, và chẳng ai bên phía Italia có thể sánh với Alba…

Italia đã thua từ con người trở đi, điều đó cũng phản ánh tương quan thực lực của Real và Barca so với bộ đôi Milan - Juve. Trong khi Barca và Real khuynh đảo bóng đá châu Âu với lứa cầu thủ tài năng, thì tầm vóc của Milan và Juve vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi biên giới Serie A. Như thế, sự chênh lệch về trình độ giữa cầu thủ ở hai đội tuyển này là không quá khó hiểu!

2. Đây là hệ quả từ sự phát triển lệch lạc của bóng đá Italia trong nhiều năm qua, khi các CLB chỉ chạy theo thành tích trước mắt. Ngay cả ở cấp CLB, sự ích kỷ cũng thấy rõ khi các đội đều ưu tiên cho Serie A mà bỏ bẵng Europa League, trong khi đây là đấu trường đem lại lợi ích thiết thực cho nền bóng đá quốc gia. Hệ quả là Serie A đã bị Bundesliga lấy mất vị trí thứ 3 trên BXH 5 năm của UEFA, kèm theo 1 suất dự Champions League.

Về khía cạnh đào tạo, việc quá chú trọng vào các cầu thủ nước ngoài đã thành danh khiến hệ thống ươm mầm tài năng ở Italia bị quên lãng trong nhiều năm. Lấy một ví dụ là Giovinco, người luôn tỏa sáng ở các CLB nhỏ như Empoli và Parma, nhưng không có chỗ đứng tại Juve, khiến mãi đến năm 24-25 tuổi, tài năng của anh mới bước đầu được thừa nhận.

Những thất bại trong quá khứ khiến người TBN quyết tâm xây dựng lại một cách quy mô nền bóng đá, bắt đầu từ việc phát triển phong trào bóng đá trẻ, đi đầu là Barca. Về xuất phát điểm là truyền thống, Italia hơn hẳn TBN, nhưng họ đã ngủ quên trên chiến thắng, đã bỏ bẵng công tác đào tạo trẻ trong nhiều năm. Sau thất bại thê thảm ở World Cup 2010, HLV Prandelli đã được bổ nhiệm với nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng lứa cầu thủ mới, ông đang làm tốt công việc, nhưng rõ ràng 2 năm là khoảng thời gian quá ngắn để chiến lược gia 54 tuổi này đưa bóng đá Italia bắt kịp TBN.

3. Thảm bại trước TBN, cũng như những tín hiệu tích cực từ màn trình diễn xuất sắc của Azzurri ở EURO 2012 có thể trở thành cú hích để LĐBĐ Italia tiếp tục đẩy mạnh phong trào bóng đá trẻ, thay vì cách điều hành yếu kém hiện nay, khiến các CLB mặc sức phát triển theo đường lối của riêng họ, bỏ quên lợi ích quốc gia.

Nếu Italia vẫn tiếp tục theo con đường trẻ hóa, họ hoàn toàn có thể đạt một vị trí cao hơn nữa trên bản đồ bóng đá thế giới!

No comments:

Post a Comment