Chung kết Euro: Cần một bên sớm bị thủng lưới trước



1. Rốt cuộc trận chung kết Euro Cup 2012 vào rạng sáng ngày 2-7 tới đây sẽ là cuộc tái đấu giữa hai đội dẫn đầu bảng C: Tây Ban Nha và Ý.

Cho đến bây giờ cuộc đụng độ giữa hai đội này ở vòng bảng vẫn được xem là một trong những trận đấu hay nhất Euro năm nay. Tất nhiên sẽ không có gì chứng minh rằng cuộc tái ngộ giữa họ sẽ có được một mức độ hấp dẫn tương tự.
undefined

Tính chất một trận chung kết hoàn toàn khác, thậm chí khác rất xa trận đấu đầu tiên ở vòng bảng. Ở trận ra quân, Tây Ban Nha hoặc Ý nếu chẳng may thất bại họ còn có hai trận kế tiếp để sửa sai. Do vậy, các huấn luyện viên Del Bosque và Cesare Prandelli có thể cho phép học trò chơi một thứ bóng đá ít toan tính, dành nhiều chỗ hơn cho sự phô diễn tài nghệ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro - là thứ không ai muốn nó xuất hiện ở một trận đấu quan trọng như trận chung kết.

2. Ý như mọi lần, chơi ì ạch ở vòng đấu bảng, có lúc rất gần với nguy cơ bị loại, đã chơi hay dần lên ở những vòng sau để cuối cùng trở thành người thách thức số một với nhà đương kim vô địch trong trận đấu khuya nay.

Bại quân của họ trong trận bán kết là tuyển Đức, một đội tuyển được người hâm mộ lẫn các nhà cái đánh giá rất cao trong mùa giải năm nay. Kể từ khi HLV Jurgen Klinsmann tiến hành cuộc cách mạng về lối chơi vào năm 2004 để giúp đội tuyển mang tiếng “robot” sở hữu một thứ bóng đá quyến rũ, sau đó HLV Joachim Low tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của người tiền nhiệm nhằm đưa cuộc cách mạng duy mỹ lên một nấc cao hơn, đội tuyển Đức đã nhận được rất nhiều thiện cảm từ giới quan sát lẫn những người yêu bóng đá đẹp.

Tuyển Đức tại Euro lần này vẫn chơi khoa học nhưng đẹp mắt và hiệu quả hơn với nhiều phương án tấn công đa dạng. Với 9 bàn thắng, các học trò ông Loew là những người ghi nhiều bàn nhất giải trước khi các trận bán kết diễn ra. Trong trận đấu với Ý, các cầu thủ Đức vẫn là những người chủ động tấn công nhưng rõ ràng các cầu thủ trẻ của Đức vẫn chưa đủ bản lĩnh để vượt qua áp lực tâm lý trong một trận cầu lớn, đặc biệt trước một đối thủ mà mình luôn “kỵ-rơ” trong các trận đụng độ chính thức.

Các tiền đạo của Đức liên tục bỏ lỡ vô số cơ hội ngon ăn trong suốt trận, trong đó có không ít những pha bóng ở cự ly rất gần với khung thành của Buffon. Ở phía sau, các hậu vệ thi đấu thiếu tỉnh táo trong hai bàn thua: một bàn bị đánh vỗ mặt khi bóng lọt vào giữa khe hở của hai trung vệ đang dâng lên quá cao, một bàn nếu Holger Badstuber nhảy lên tranh chấp thì Balotelli của Ý không thể ung dung đánh đầu vào lưới Neuer.

Tóm lại, cái đội tuyển Đức đang cần là thời gian - là thứ không thể thúc ép được. Với những Ron-Robert Zieler (23 tuổi), Mats Hummels (23), Holger Badstuber (23), Jerome Boateng (23), Ilkay Gundogan (21), Sami Khedira (25), Mesut Ozil (23) Andre Schurrle (21) Thomas Muller (22), Lars Bender (23), Toni Kroos (22) Mario Gotze (20) Marco Reus (23), tuyển Đức còn ít nhất là 3 giải lớn nữa để đưa cuộc cách mạng của mình đi đến đích.

3. Tuyển Ý đã chơi phóng khoáng hơn so với phong cách phòng ngự truyền thống nhưng không hẳn thầy trò ông Prandelli xem bóng đá tấn công là lựa chọn của đời mình. Những pha bóng sắc sảo nhất của họ vẫn là những đòn đột kích - thứ vũ khí lợi hại của trường phái chơi phản công. Hai bàn thắng vào lưới Đức đều đến từ hai pha phản công điển hình xuất phát từ hai đường chuyền dài vượt tuyến: một đánh vào nách, một khoét ngay trung lộ và người kết thúc là Balotelli.

Chắc chắn các học trò ông Prandelli sẽ lại sử dụng thứ vũ khí này trong trận chung kết, nhưng trước một Tây Ban Nha kiểm soát bóng chặt chẽ, hẳn nhiên các mũi đột kích của Ý sẽ có ít cơ hội bắn phá hơn.

4. Nhiều người vẫn chê trách thứ tiqui-taca của tuyển Tây Ban Nha không bằng Barcelona, rằng nó quá giàu tính thực dụng. Khi nói như vậy, những người phê phán quên mất Tây Ban Nha không có thiên tài Messi để biến các đường rê bóng và các pha kết thúc thành các show diễn nghệ thuật. Cũng không thể so sánh Tây Ban Nha 2012 với chính họ ở Euro 2008 và World Cup 2010, vì ở giải năm nay gần như họ mất cả hai tiền đạo hàng đầu thế giới: David Villa và Fernando Torres - một chấn thương và một sa sút phong độ sau khi ngồi mòn băng ghế dự bị ở Chelsea.

Lạ một điều là rất nhiều người cho rằng Tây Ban Nha chơi với sơ đồ chiến thuật không tiền đạo, vì thế thiếu tính tấn công. Thực ra, chiến thuật 4-6-0 là một cách nói cường điệu, và không đúng về bản chất. Tây Ban Nha khi không đưa Torres hay Negredo vào sân thì họ vẫn chơi với sơ đồ 4-3-3 truyền thống. Chỉ khác là hàng tiền đạo ba người của họ không do các tiền đạo chuyên biệt mà do các tiền vệ đảm trách. Đó là chọn lựa bất khả kháng của ông Del Bosque khi các tiền đạo sừng sỏ nhất của họ là Villa và Torres gặp trục trặc.

Hàng thủ mất Puyol, hàng công mất Villa, Torres thì trận hay trận dở thất thường, Del Bosque đã táo bạo nghĩ đến phương án “tất cả là tiền đạo”. Thực chất lối chơi của Tây Ban Nha trong những trận vừa qua chính là biểu hiện của bóng đá tổng lực, tất cả tấn công tất cả phòng thủ, dựa vào hàng tiền vệ cơ động, dựa vào sự hoán chuyển vị trí liên tục giữa 6 cầu thủ trên hàng công, và tất nhiên dựa trên khả năng kiểm soát bóng lẫn chuyền bóng siêu hạng.

Trước khi đá trận bán kết với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là đội bóng có các đường chọc khe nhiều nhất: 18 đường/trận, và với 8 bàn thắng cho đến lúc gặp Bồ Đào Nha họ là đội ghi bàn thắng nhiều thứ hai tại giải, chỉ sau Đức (9 bàn). Những thống kê nói trên chỉ ra Tây Ban Nha là một trong hai đội bóng chơi tấn công hàng đầu tại Euro 2012.

Cảm giác “buồn ngủ” mà họ gây ra như nhiều người ca cẩm, một phần do họ không có tiền đạo đích thực nên trận đấu vắng những pha bứt tốc tạo cảm giác mạnh nhưng phần lớn là do các đội khi gặp Tây Ban Nha đều chọn lối chơi phòng thủ, kể cả đội Bồ Đào Nha mà báo giới khen ngợi. Khi không đội nào dám chơi đôi công với Tây Ban Nha, hiển nhiên trận đấu thiếu hẳn những pha ăn miếng trả miếng kịch tính. Sân khấu bóng đá bao giờ cũng có hai diễn viên, Tây Ban Nha không thể diễn một mình. Xavi và đồng đội cần một bạn diễn tương xứng để đem lại niềm vui cho giới mộ điệu.

Trong trận gặp Tây Ban Nha ở bảng C, Ý là đội duy nhất phần nào làm được điều đó. Vì vậy, người hâm mộ có quyền hy vọng trận tái đấu Tây Ban Nha - Ý vào rạng sáng ngày mai sẽ là một show diễn đáng xem, đặc biệt nếu có một bên sớm bị thủng lưới trước!

No comments:

Post a Comment

Sunday, July 1, 2012

Chung kết Euro: Cần một bên sớm bị thủng lưới trước



1. Rốt cuộc trận chung kết Euro Cup 2012 vào rạng sáng ngày 2-7 tới đây sẽ là cuộc tái đấu giữa hai đội dẫn đầu bảng C: Tây Ban Nha và Ý.

Cho đến bây giờ cuộc đụng độ giữa hai đội này ở vòng bảng vẫn được xem là một trong những trận đấu hay nhất Euro năm nay. Tất nhiên sẽ không có gì chứng minh rằng cuộc tái ngộ giữa họ sẽ có được một mức độ hấp dẫn tương tự.
undefined

Tính chất một trận chung kết hoàn toàn khác, thậm chí khác rất xa trận đấu đầu tiên ở vòng bảng. Ở trận ra quân, Tây Ban Nha hoặc Ý nếu chẳng may thất bại họ còn có hai trận kế tiếp để sửa sai. Do vậy, các huấn luyện viên Del Bosque và Cesare Prandelli có thể cho phép học trò chơi một thứ bóng đá ít toan tính, dành nhiều chỗ hơn cho sự phô diễn tài nghệ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro - là thứ không ai muốn nó xuất hiện ở một trận đấu quan trọng như trận chung kết.

2. Ý như mọi lần, chơi ì ạch ở vòng đấu bảng, có lúc rất gần với nguy cơ bị loại, đã chơi hay dần lên ở những vòng sau để cuối cùng trở thành người thách thức số một với nhà đương kim vô địch trong trận đấu khuya nay.

Bại quân của họ trong trận bán kết là tuyển Đức, một đội tuyển được người hâm mộ lẫn các nhà cái đánh giá rất cao trong mùa giải năm nay. Kể từ khi HLV Jurgen Klinsmann tiến hành cuộc cách mạng về lối chơi vào năm 2004 để giúp đội tuyển mang tiếng “robot” sở hữu một thứ bóng đá quyến rũ, sau đó HLV Joachim Low tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của người tiền nhiệm nhằm đưa cuộc cách mạng duy mỹ lên một nấc cao hơn, đội tuyển Đức đã nhận được rất nhiều thiện cảm từ giới quan sát lẫn những người yêu bóng đá đẹp.

Tuyển Đức tại Euro lần này vẫn chơi khoa học nhưng đẹp mắt và hiệu quả hơn với nhiều phương án tấn công đa dạng. Với 9 bàn thắng, các học trò ông Loew là những người ghi nhiều bàn nhất giải trước khi các trận bán kết diễn ra. Trong trận đấu với Ý, các cầu thủ Đức vẫn là những người chủ động tấn công nhưng rõ ràng các cầu thủ trẻ của Đức vẫn chưa đủ bản lĩnh để vượt qua áp lực tâm lý trong một trận cầu lớn, đặc biệt trước một đối thủ mà mình luôn “kỵ-rơ” trong các trận đụng độ chính thức.

Các tiền đạo của Đức liên tục bỏ lỡ vô số cơ hội ngon ăn trong suốt trận, trong đó có không ít những pha bóng ở cự ly rất gần với khung thành của Buffon. Ở phía sau, các hậu vệ thi đấu thiếu tỉnh táo trong hai bàn thua: một bàn bị đánh vỗ mặt khi bóng lọt vào giữa khe hở của hai trung vệ đang dâng lên quá cao, một bàn nếu Holger Badstuber nhảy lên tranh chấp thì Balotelli của Ý không thể ung dung đánh đầu vào lưới Neuer.

Tóm lại, cái đội tuyển Đức đang cần là thời gian - là thứ không thể thúc ép được. Với những Ron-Robert Zieler (23 tuổi), Mats Hummels (23), Holger Badstuber (23), Jerome Boateng (23), Ilkay Gundogan (21), Sami Khedira (25), Mesut Ozil (23) Andre Schurrle (21) Thomas Muller (22), Lars Bender (23), Toni Kroos (22) Mario Gotze (20) Marco Reus (23), tuyển Đức còn ít nhất là 3 giải lớn nữa để đưa cuộc cách mạng của mình đi đến đích.

3. Tuyển Ý đã chơi phóng khoáng hơn so với phong cách phòng ngự truyền thống nhưng không hẳn thầy trò ông Prandelli xem bóng đá tấn công là lựa chọn của đời mình. Những pha bóng sắc sảo nhất của họ vẫn là những đòn đột kích - thứ vũ khí lợi hại của trường phái chơi phản công. Hai bàn thắng vào lưới Đức đều đến từ hai pha phản công điển hình xuất phát từ hai đường chuyền dài vượt tuyến: một đánh vào nách, một khoét ngay trung lộ và người kết thúc là Balotelli.

Chắc chắn các học trò ông Prandelli sẽ lại sử dụng thứ vũ khí này trong trận chung kết, nhưng trước một Tây Ban Nha kiểm soát bóng chặt chẽ, hẳn nhiên các mũi đột kích của Ý sẽ có ít cơ hội bắn phá hơn.

4. Nhiều người vẫn chê trách thứ tiqui-taca của tuyển Tây Ban Nha không bằng Barcelona, rằng nó quá giàu tính thực dụng. Khi nói như vậy, những người phê phán quên mất Tây Ban Nha không có thiên tài Messi để biến các đường rê bóng và các pha kết thúc thành các show diễn nghệ thuật. Cũng không thể so sánh Tây Ban Nha 2012 với chính họ ở Euro 2008 và World Cup 2010, vì ở giải năm nay gần như họ mất cả hai tiền đạo hàng đầu thế giới: David Villa và Fernando Torres - một chấn thương và một sa sút phong độ sau khi ngồi mòn băng ghế dự bị ở Chelsea.

Lạ một điều là rất nhiều người cho rằng Tây Ban Nha chơi với sơ đồ chiến thuật không tiền đạo, vì thế thiếu tính tấn công. Thực ra, chiến thuật 4-6-0 là một cách nói cường điệu, và không đúng về bản chất. Tây Ban Nha khi không đưa Torres hay Negredo vào sân thì họ vẫn chơi với sơ đồ 4-3-3 truyền thống. Chỉ khác là hàng tiền đạo ba người của họ không do các tiền đạo chuyên biệt mà do các tiền vệ đảm trách. Đó là chọn lựa bất khả kháng của ông Del Bosque khi các tiền đạo sừng sỏ nhất của họ là Villa và Torres gặp trục trặc.

Hàng thủ mất Puyol, hàng công mất Villa, Torres thì trận hay trận dở thất thường, Del Bosque đã táo bạo nghĩ đến phương án “tất cả là tiền đạo”. Thực chất lối chơi của Tây Ban Nha trong những trận vừa qua chính là biểu hiện của bóng đá tổng lực, tất cả tấn công tất cả phòng thủ, dựa vào hàng tiền vệ cơ động, dựa vào sự hoán chuyển vị trí liên tục giữa 6 cầu thủ trên hàng công, và tất nhiên dựa trên khả năng kiểm soát bóng lẫn chuyền bóng siêu hạng.

Trước khi đá trận bán kết với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là đội bóng có các đường chọc khe nhiều nhất: 18 đường/trận, và với 8 bàn thắng cho đến lúc gặp Bồ Đào Nha họ là đội ghi bàn thắng nhiều thứ hai tại giải, chỉ sau Đức (9 bàn). Những thống kê nói trên chỉ ra Tây Ban Nha là một trong hai đội bóng chơi tấn công hàng đầu tại Euro 2012.

Cảm giác “buồn ngủ” mà họ gây ra như nhiều người ca cẩm, một phần do họ không có tiền đạo đích thực nên trận đấu vắng những pha bứt tốc tạo cảm giác mạnh nhưng phần lớn là do các đội khi gặp Tây Ban Nha đều chọn lối chơi phòng thủ, kể cả đội Bồ Đào Nha mà báo giới khen ngợi. Khi không đội nào dám chơi đôi công với Tây Ban Nha, hiển nhiên trận đấu thiếu hẳn những pha ăn miếng trả miếng kịch tính. Sân khấu bóng đá bao giờ cũng có hai diễn viên, Tây Ban Nha không thể diễn một mình. Xavi và đồng đội cần một bạn diễn tương xứng để đem lại niềm vui cho giới mộ điệu.

Trong trận gặp Tây Ban Nha ở bảng C, Ý là đội duy nhất phần nào làm được điều đó. Vì vậy, người hâm mộ có quyền hy vọng trận tái đấu Tây Ban Nha - Ý vào rạng sáng ngày mai sẽ là một show diễn đáng xem, đặc biệt nếu có một bên sớm bị thủng lưới trước!

No comments:

Post a Comment