Bayern - Dortmund: Cuộc chiến trên “dòng chảy” của bóng

Dortmund luôn muốn đẩy nhanh tốc độ của “dòng chảy” ấy, còn Bayern thường bịt “dòng chảy” của đối phương, trước khi áp đặt lối chơi. Dortmund luôn cố phát triển bóng thật nhanh về phía trước và sẵn sàng mạo hiểm để tạo ra thật nhiều cơ hội, còn Bayern thường giăng ra mạng lưới đường chuyền để “trói” con mồi, trước khi tiêu diệt.

Tốc độ trong lối chơi của Dortmund không đơn thuần chỉ được tạo ra từ tốc độ của các cá nhân, mà còn đến từ khả năng xử lý tình huống rất nhanh của các cầu thủ, đặc biệt là các tiền vệ. Người đóng vai trò cầu nối của đội là Ilkay Guendogan: Anh nhận bóng từ các hậu vệ, và luôn cố gắng đưa quả bóng lên phía trước thật nhanh.
Thường thì qua chân Guendogan, bóng chỉ mất vài giây để lăn đến khu vực mà Dortmund có thể tấn công. Vai trò của anh tương tự như Sergio Busquets của Barca: Họ luôn hạn chế tối đa những động tác thừa để điều phối sao cho bóng lăn đi nhanh nhất có thể. Khác biệt chỉ là nếu rất nhiều đường chuyền của Busquets là phân phối theo chiều ngang sân, thì Guendogan hầu như chỉ làm sao cho nó lăn thật nhanh về phía trước. Đôi khi, anh còn mạo hiểm cầm bóng đột phá qua vạch giữa sân, nếu không tìm thấy đối tác chuyền bóng.
Trong thế trận phản công thực sự, Marco Reus là chìa khóa tạo ra khác biệt cho Dortmund, nhờ khả năng đi bóng phản công tuyệt vời (anh chuyển hướng lừa bóng rất nhanh khi đối phương ập vào, và bằng cách này, khi phản công, Reus có thể rê bóng qua 3-4 người là chuyện rất bình thường). Thiếu Mario Goetze, Dortmund sẽ thiếu đi đáng kể các ý tưởng trong 30 mét cuối cùng, nhưng tốc độ của họ có lẽ sẽ không suy giảm.
Tuy nhiên, các trận đấu gần đây của Bayern cho thấy họ có khả năng chặn “dòng chảy bóng” của đối phương tốt đến thế nào. Trận gặp Barcelona, đội bóng xứ Bavaria đã bịt hầu hết mọi đường chuyền vào khu vực 30 mét cuối cùng của họ. HLV Jupp Heynckes đã giao cho Javi Martinez vai trò quán xuyến các cầu thủ lừa bóng tốt nhất ở tuyến giữa của Barca (điển hình là Andres Iniesta). Khả năng pressing của tuyến tiền vệ cũng giúp họ hạn chế Barca tung ra những đường chuyền quyết định, và hệ quả là đội bóng xứ Catalunya hầu như chỉ đưa bóng quanh quẩn ở vòng tròn giữa sân.
Hai lượt trận bán kết trước Real Madrid cho thấy Dortmund có khả năng tạo ra cơ hội nguy hiểm chỉ sau 3-4 đường chuyền. Nhưng thiếu Goetze, họ có thể vẫn sở hữu tốc độ, nhưng lại thiếu đi đáng kể độ sắc sảo.
Ở chiều ngược lại, ông Jupp Heynckes chắc chắn sẽ nghĩ đến giải pháp tạo áp lực lên Guendogan, giống như Malaga đã sử dụng Duda khá hiệu quả trong việc làm giảm không gian hoạt động và khả năng ra quyết định cầu thủ gốc Thổ. Trận gặp Juventus, bộ ba Mueller, Kroos và Mandzukic đã hạn chế Pirlo rất tốt. Trận gặp Barca, Mario Gomez đã tạo áp lực đáng kể lên Busquets và khiến hiệu quả của tiền vệ này suy giảm.
“Bắt mạch” dòng chảy của đối phương là điều mà Bayern không còn xa lạ, và đây có thể là trận đấu của họ?
Ban Cầm
Thể thao & Văn hóa

No comments:

Post a Comment

Saturday, May 25, 2013

Bayern - Dortmund: Cuộc chiến trên “dòng chảy” của bóng

Dortmund luôn muốn đẩy nhanh tốc độ của “dòng chảy” ấy, còn Bayern thường bịt “dòng chảy” của đối phương, trước khi áp đặt lối chơi. Dortmund luôn cố phát triển bóng thật nhanh về phía trước và sẵn sàng mạo hiểm để tạo ra thật nhiều cơ hội, còn Bayern thường giăng ra mạng lưới đường chuyền để “trói” con mồi, trước khi tiêu diệt.

Tốc độ trong lối chơi của Dortmund không đơn thuần chỉ được tạo ra từ tốc độ của các cá nhân, mà còn đến từ khả năng xử lý tình huống rất nhanh của các cầu thủ, đặc biệt là các tiền vệ. Người đóng vai trò cầu nối của đội là Ilkay Guendogan: Anh nhận bóng từ các hậu vệ, và luôn cố gắng đưa quả bóng lên phía trước thật nhanh.
Thường thì qua chân Guendogan, bóng chỉ mất vài giây để lăn đến khu vực mà Dortmund có thể tấn công. Vai trò của anh tương tự như Sergio Busquets của Barca: Họ luôn hạn chế tối đa những động tác thừa để điều phối sao cho bóng lăn đi nhanh nhất có thể. Khác biệt chỉ là nếu rất nhiều đường chuyền của Busquets là phân phối theo chiều ngang sân, thì Guendogan hầu như chỉ làm sao cho nó lăn thật nhanh về phía trước. Đôi khi, anh còn mạo hiểm cầm bóng đột phá qua vạch giữa sân, nếu không tìm thấy đối tác chuyền bóng.
Trong thế trận phản công thực sự, Marco Reus là chìa khóa tạo ra khác biệt cho Dortmund, nhờ khả năng đi bóng phản công tuyệt vời (anh chuyển hướng lừa bóng rất nhanh khi đối phương ập vào, và bằng cách này, khi phản công, Reus có thể rê bóng qua 3-4 người là chuyện rất bình thường). Thiếu Mario Goetze, Dortmund sẽ thiếu đi đáng kể các ý tưởng trong 30 mét cuối cùng, nhưng tốc độ của họ có lẽ sẽ không suy giảm.
Tuy nhiên, các trận đấu gần đây của Bayern cho thấy họ có khả năng chặn “dòng chảy bóng” của đối phương tốt đến thế nào. Trận gặp Barcelona, đội bóng xứ Bavaria đã bịt hầu hết mọi đường chuyền vào khu vực 30 mét cuối cùng của họ. HLV Jupp Heynckes đã giao cho Javi Martinez vai trò quán xuyến các cầu thủ lừa bóng tốt nhất ở tuyến giữa của Barca (điển hình là Andres Iniesta). Khả năng pressing của tuyến tiền vệ cũng giúp họ hạn chế Barca tung ra những đường chuyền quyết định, và hệ quả là đội bóng xứ Catalunya hầu như chỉ đưa bóng quanh quẩn ở vòng tròn giữa sân.
Hai lượt trận bán kết trước Real Madrid cho thấy Dortmund có khả năng tạo ra cơ hội nguy hiểm chỉ sau 3-4 đường chuyền. Nhưng thiếu Goetze, họ có thể vẫn sở hữu tốc độ, nhưng lại thiếu đi đáng kể độ sắc sảo.
Ở chiều ngược lại, ông Jupp Heynckes chắc chắn sẽ nghĩ đến giải pháp tạo áp lực lên Guendogan, giống như Malaga đã sử dụng Duda khá hiệu quả trong việc làm giảm không gian hoạt động và khả năng ra quyết định cầu thủ gốc Thổ. Trận gặp Juventus, bộ ba Mueller, Kroos và Mandzukic đã hạn chế Pirlo rất tốt. Trận gặp Barca, Mario Gomez đã tạo áp lực đáng kể lên Busquets và khiến hiệu quả của tiền vệ này suy giảm.
“Bắt mạch” dòng chảy của đối phương là điều mà Bayern không còn xa lạ, và đây có thể là trận đấu của họ?
Ban Cầm
Thể thao & Văn hóa

No comments:

Post a Comment