02h45 ngày 17/3, Bayern Munich - Juventus (lượt đi 2-2): Cuộc lật đổ ngoạn mục của Juve?

Hòa 2-2 ở lượt đi là tỉ số bất lợi với Juve. Nếu trước một đối thủ khác, họ phải tấn công trên sân khách để kiếm được chiến thắng ở lượt về. Nhưng vì đây là Bayern, đội bóng luôn lấy tấn công làm phòng ngự của Pep Guardiola, Juve sẽ mặc định đá phòng ngự phản công.

Không có bóng, Bayern luôn bất an
Dẫn bàn đã rất sâu hay cần ghi thêm 3 quả nữa, Pep Guardiola vẫn luôn yêu cầu cầu thủ Bayern phải tấn công trước bất cứ đối thủ nào. HLV người Tây Ban Nha tóm gọn mọi khía cạnh của một trận bóng đá về thứ cơ bản nhất của nó: Quả bóng. Theo ông, cầu thủ phải cầm bóng thật chắc chắn để tấn công, và nếu mất thì phải pressing giành lại ngay trong khoảng thời gian tối đa 6 giây.

Sự cực đoan tăng cao tới mức, Pep nói “không hài lòng” khi Bayern hạ gục Arsenal tới 5-1 ở vòng bảng Champions League mùa giải này. Trận đấu đó, đội bóng Đức “chỉ” kiểm soát bóng 66% thời lượng, trong khi Guardiola bảo: “Toàn bộ những gì tôi muốn là cầm bóng… 100%”. Ông phàn nàn về việc học trò cho Arsenal “quá nhiều cơ hội phản công”, và nói khi trở về, “chắc chắn sẽ cải thiện điểm yếu này”.

Tất cả các bài tập quan trọng nhất của Bayern đều là với bóng. Họ thả lỏng với bóng, khởi động với bóng và bài phổ biến nhất là chia đôi đội hình thi đấu đối kháng.
Cầm bóng, theo quan điểm của trường phái Hà Lan, là cách phòng ngự hay nhất, và pressing để giành bóng là một trong những cuộc cách mạng mà Guardiola phát triển từ những năm tháng ở Barcelona.
Mùa này, Bayern Munich mới chỉ ghi đúng 1 bàn từ phản công, so với 47 từ tấn công bóng sống, và mới ghi 4 bàn từ bóng chết. Để so sánh, các thông số này thời Jupp Heyckes mùa giải 2012-13 là 64 từ bóng sống, 9 từ phản công và 17 từ bóng chết. Tức là: Khi tấn công chủ động bằng giải pháp kiểm soát bóng độc nhất, thì Bayern trở thành tập thể chỉ có một cách chơi.
Nó góp phần tạo ra rủi ro khủng khiếp bên phần sân nhà: Khi tấn công tổng lực, Bayern chỉ để 3 cầu thủ phòng ngự ở lại (chưa tính thủ môn Neuer). Họ chấp nhận canh bạc mà họ là chủ sòng, và trận lượt đi chứng tỏ khi các phương án pressing từ trên cao thất bại, và cầu thủ xuống sức sau 60 phút ép Juve điên đảo, Bayern rất dễ bị tổn thương.
Juventus và bài học Mainz, Moenchengladbach
Bản thân Juventus mùa giải trước, đặc biệt trận lượt về vòng Tứ kết Champions League thắng Dortmund 3-0, đã là một tấm gương của bóng đá phản công. Nhưng nếu cần lấy ra những tấm gương đã hạ Bayern mùa này trong thế yếu thì cũng không phải không có.
Bayern đã thua Moenchengladbach (1-3) và Mainz (1-2) mùa giải này với cùng một kịch bản: Cầm bóng vượt trội (Mainz thậm chí chỉ kiểm soát bóng 26% ở sân Allianz), không tận dụng được cơ hội và thua trước đối thủ phòng ngự với 5 hậu vệ.
Giải pháp dùng 5 hậu vệ là để phong tỏa các pha tấn công biên. Trong hệ thống 4-1-4-1, với tiền vệ tấn công Douglas Costa thường xuyên dạt cánh, Bayern thường có ít nhất 3 cầu thủ xuyên phá vào nách hàng thủ đối phương. Mainz và Gladbach do đó đều dùng 3 cầu thủ lùi sâu ở mỗi bên cánh chặn Bayern. Khi có bóng, họ tấn công vào chính hai cánh đã dâng cao của Bayern, và Mainz là một điển hình của giải pháp này.
Juventus thời Max Allegri thường kiểm soát bóng chậm rãi trước các đội yếu. Nhưng khi phải nhường bóng cho đối thủ, họ là một biệt đội phản ứng nhanh. Trận này, Paulo Dybala và Mario Mandzukic chấn thương, nhưng Juve vẫn còn Alvaro Morata, Juan Cuadrado và Pereyra rất tốc độ bên trên. Đá 3 hay 5 hậu vệ cũng không phải vấn đề với họ, bởi Juve thời Max Allegri có thể thi đấu với rất nhiều sơ đồ.
Nói thế không có nghĩa là khẳng định chiến thắng chắc chắn cho Juve ở trận này, hoặc lợi thế cho họ. Không thể ảo tưởng được, bởi Juve rõ ràng bất lợi. Nhưng nói thế để chỉ ra rằng cánh cửa Tứ kết chưa hẳn đã khép với đại diện của Italy. Họ phải cực kì kiên nhẫn trước đội Bayern duy mỹ đến cực đoan này, khôn ngoan và cần một chút may mắn để thành công.


No comments:

Post a Comment

Thursday, March 17, 2016

02h45 ngày 17/3, Bayern Munich - Juventus (lượt đi 2-2): Cuộc lật đổ ngoạn mục của Juve?

Hòa 2-2 ở lượt đi là tỉ số bất lợi với Juve. Nếu trước một đối thủ khác, họ phải tấn công trên sân khách để kiếm được chiến thắng ở lượt về. Nhưng vì đây là Bayern, đội bóng luôn lấy tấn công làm phòng ngự của Pep Guardiola, Juve sẽ mặc định đá phòng ngự phản công.

Không có bóng, Bayern luôn bất an
Dẫn bàn đã rất sâu hay cần ghi thêm 3 quả nữa, Pep Guardiola vẫn luôn yêu cầu cầu thủ Bayern phải tấn công trước bất cứ đối thủ nào. HLV người Tây Ban Nha tóm gọn mọi khía cạnh của một trận bóng đá về thứ cơ bản nhất của nó: Quả bóng. Theo ông, cầu thủ phải cầm bóng thật chắc chắn để tấn công, và nếu mất thì phải pressing giành lại ngay trong khoảng thời gian tối đa 6 giây.

Sự cực đoan tăng cao tới mức, Pep nói “không hài lòng” khi Bayern hạ gục Arsenal tới 5-1 ở vòng bảng Champions League mùa giải này. Trận đấu đó, đội bóng Đức “chỉ” kiểm soát bóng 66% thời lượng, trong khi Guardiola bảo: “Toàn bộ những gì tôi muốn là cầm bóng… 100%”. Ông phàn nàn về việc học trò cho Arsenal “quá nhiều cơ hội phản công”, và nói khi trở về, “chắc chắn sẽ cải thiện điểm yếu này”.

Tất cả các bài tập quan trọng nhất của Bayern đều là với bóng. Họ thả lỏng với bóng, khởi động với bóng và bài phổ biến nhất là chia đôi đội hình thi đấu đối kháng.
Cầm bóng, theo quan điểm của trường phái Hà Lan, là cách phòng ngự hay nhất, và pressing để giành bóng là một trong những cuộc cách mạng mà Guardiola phát triển từ những năm tháng ở Barcelona.
Mùa này, Bayern Munich mới chỉ ghi đúng 1 bàn từ phản công, so với 47 từ tấn công bóng sống, và mới ghi 4 bàn từ bóng chết. Để so sánh, các thông số này thời Jupp Heyckes mùa giải 2012-13 là 64 từ bóng sống, 9 từ phản công và 17 từ bóng chết. Tức là: Khi tấn công chủ động bằng giải pháp kiểm soát bóng độc nhất, thì Bayern trở thành tập thể chỉ có một cách chơi.
Nó góp phần tạo ra rủi ro khủng khiếp bên phần sân nhà: Khi tấn công tổng lực, Bayern chỉ để 3 cầu thủ phòng ngự ở lại (chưa tính thủ môn Neuer). Họ chấp nhận canh bạc mà họ là chủ sòng, và trận lượt đi chứng tỏ khi các phương án pressing từ trên cao thất bại, và cầu thủ xuống sức sau 60 phút ép Juve điên đảo, Bayern rất dễ bị tổn thương.
Juventus và bài học Mainz, Moenchengladbach
Bản thân Juventus mùa giải trước, đặc biệt trận lượt về vòng Tứ kết Champions League thắng Dortmund 3-0, đã là một tấm gương của bóng đá phản công. Nhưng nếu cần lấy ra những tấm gương đã hạ Bayern mùa này trong thế yếu thì cũng không phải không có.
Bayern đã thua Moenchengladbach (1-3) và Mainz (1-2) mùa giải này với cùng một kịch bản: Cầm bóng vượt trội (Mainz thậm chí chỉ kiểm soát bóng 26% ở sân Allianz), không tận dụng được cơ hội và thua trước đối thủ phòng ngự với 5 hậu vệ.
Giải pháp dùng 5 hậu vệ là để phong tỏa các pha tấn công biên. Trong hệ thống 4-1-4-1, với tiền vệ tấn công Douglas Costa thường xuyên dạt cánh, Bayern thường có ít nhất 3 cầu thủ xuyên phá vào nách hàng thủ đối phương. Mainz và Gladbach do đó đều dùng 3 cầu thủ lùi sâu ở mỗi bên cánh chặn Bayern. Khi có bóng, họ tấn công vào chính hai cánh đã dâng cao của Bayern, và Mainz là một điển hình của giải pháp này.
Juventus thời Max Allegri thường kiểm soát bóng chậm rãi trước các đội yếu. Nhưng khi phải nhường bóng cho đối thủ, họ là một biệt đội phản ứng nhanh. Trận này, Paulo Dybala và Mario Mandzukic chấn thương, nhưng Juve vẫn còn Alvaro Morata, Juan Cuadrado và Pereyra rất tốc độ bên trên. Đá 3 hay 5 hậu vệ cũng không phải vấn đề với họ, bởi Juve thời Max Allegri có thể thi đấu với rất nhiều sơ đồ.
Nói thế không có nghĩa là khẳng định chiến thắng chắc chắn cho Juve ở trận này, hoặc lợi thế cho họ. Không thể ảo tưởng được, bởi Juve rõ ràng bất lợi. Nhưng nói thế để chỉ ra rằng cánh cửa Tứ kết chưa hẳn đã khép với đại diện của Italy. Họ phải cực kì kiên nhẫn trước đội Bayern duy mỹ đến cực đoan này, khôn ngoan và cần một chút may mắn để thành công.


No comments:

Post a Comment