Massimo Ambrosini: Đã đến lúc anh lùi lại

Nỗi thất vọng Massimo Ambrosini: Đã đến lúc anh lùi lại
undefined
Đã đến lúc Ambrosini (áo trắng) phải dừng lại?

1.Người Milan luôn coi Massimo Ambrosini là một phần máu thịt, dù thực chất, anh không trưởng thành từ tuyến trẻ câu lạc bộ. Năm 1995, cẩu thủ quê Pesaro này được Fabio Capello mua về Milan từ câu lạc bộ Cesena.

Trong suốt 18 năm kể từ đó, Ambro (tên thân mật) chỉ gắn bó với mỗi Milan. Hành trình đi vào ngôi đền của những huyền thoại đội đỏ-đen, với xuất phát điểm của một kẻ "ngoại đạo" như anh, thật không đơn giản. Anh không được trọng dụng những năm tháng đầu. Anh thậm chí đã bị đem cho Vicenza mượn 1 mùa, và suýt bị bán cho Fiorentina vào năm 2006. Ambrosini phải làm quen với sự hờ hững của BLĐ đội bóng mỗi khi bản hợp đồng của anh đáo hạn. Năm nào cũng thế, anh sống trên lằn ranh của việc nỗ lực ở lại để chứng tỏ bản thân, với việc ra đi tìm không gian mới. Tin được không, khi Ambrosini trở thành một huyền thoại theo cách đó?

2. Không có đôi chân mềm mại và tư duy chơi bóng của một nghệ sĩ như Pirlo. Không có cái vẻ bặm trợn của Gattuso, hay tốc độ phi thường của Kaka, Ambrosini chứng minh tài năng theo cách giản dị nhất. Khi đội mất bóng thì anh đi săn bóng. Khi đội có bóng, thì anh luôn trong tư thế sẵn sàng "nhặt" lại những đường bóng rơi vãi.

Dù bị những chấn thương hành hạ đến mức vắng mặt ở hai kì giải quan trọng là EURO 2004 và World Cup 2006, cũng như trận chung kết Champions League 2005, nhưng Ambro vẫn ghi dấu ấn ở không ít chiến công. Chính anh là người đánh đầu ghi bàn giúp Milan vượt qua PSV năm 2005. Cũng chính anh, là người chuyền bóng cho Gilardino ấn định tỉ số trước M.U năm 2007. Đó là pha bóng níu giữ Ambro ở lại Milan, rồi trở thành đội trưởng sau khi Maldini treo giày.

Gattuso-Pirlo-Ambrosini, là phần thân của cây thông trứ danh Ancelotti "trồng" lên những năm đầu thế kỉ. Cho đến khi Allegri lên thay, "số 23" vẫn được tin tưởng trong các trận đấu lớn. Chính lẽ đó, nên anh quyết ở lại để chiến đấu thêm một vài mùa nữa, dù các chiến hữu đã về hưu.

3. Nhưng có lẽ, anh nên dừng lại vào cuối mùa này. Màn trình diễn thảm họa ở Camp Nou đêm qua cho thấy, Ambrosini đã đi đến sân ga cuối cùng của sự nghiệp. Anh không chỉ huy được hàng tiền vệ. Anh mất bóng dẫn đến bàn thua thứ hai của Milan. Cả trận, Ambrosini thực hiện được vỏn vẹn 12 đường chuyền chính xác, và sau khi Muntari vào sân, ai cũng thấy sức chiến đấu của Milan tăng lên hẳn (dù chính Muntari sau đó cũng sai lầm).

Cả mùa giải này, Ambrosini mới có 8 lần đá trọn 90 phút cho Milan. Những cú xoạc quyết đoán ngày càng ít đi. Những thẻ vàng sau những pha phạm lỗi bất khả kháng ngày càng nhiều thêm. Dù được nghỉ ngơi tới 1 tuần kể từ trận lượt đi, nhưng có thể thấy, anh là người xuống sức nhanh nhất của Milan hôm qua. Đó dần trở thành "thói quen".

Ai cũng có thời của mình. Và chẳng ai trách Ambro khi anh vẫn đang nỗ lực để được cống hiến cho đội bóng trong những năm tháng cuối của sự nghiệp. Nhưng cơ thể đang phản đối anh rồi. Và Milan cũng đang thực hiện kế hoạch trẻ hóa toàn diện, nên sự ở lại của Ambro, sẽ chỉ tạo ra một gánh nặng.

Hãy để giây phút anh nâng chiếc siêu cúp châu Âu 2007 và Scudetto 2011, và cả ngàn bức hình chụp những trận chiến của anh, được treo trang trọng trong phòng truyền thống. Cảm ơn Ambro, nhưng có lẽ, đã đến lúc anh lùi lại phía sau.


No comments:

Post a Comment

Sunday, March 17, 2013

Massimo Ambrosini: Đã đến lúc anh lùi lại

Nỗi thất vọng Massimo Ambrosini: Đã đến lúc anh lùi lại
undefined
Đã đến lúc Ambrosini (áo trắng) phải dừng lại?

1.Người Milan luôn coi Massimo Ambrosini là một phần máu thịt, dù thực chất, anh không trưởng thành từ tuyến trẻ câu lạc bộ. Năm 1995, cẩu thủ quê Pesaro này được Fabio Capello mua về Milan từ câu lạc bộ Cesena.

Trong suốt 18 năm kể từ đó, Ambro (tên thân mật) chỉ gắn bó với mỗi Milan. Hành trình đi vào ngôi đền của những huyền thoại đội đỏ-đen, với xuất phát điểm của một kẻ "ngoại đạo" như anh, thật không đơn giản. Anh không được trọng dụng những năm tháng đầu. Anh thậm chí đã bị đem cho Vicenza mượn 1 mùa, và suýt bị bán cho Fiorentina vào năm 2006. Ambrosini phải làm quen với sự hờ hững của BLĐ đội bóng mỗi khi bản hợp đồng của anh đáo hạn. Năm nào cũng thế, anh sống trên lằn ranh của việc nỗ lực ở lại để chứng tỏ bản thân, với việc ra đi tìm không gian mới. Tin được không, khi Ambrosini trở thành một huyền thoại theo cách đó?

2. Không có đôi chân mềm mại và tư duy chơi bóng của một nghệ sĩ như Pirlo. Không có cái vẻ bặm trợn của Gattuso, hay tốc độ phi thường của Kaka, Ambrosini chứng minh tài năng theo cách giản dị nhất. Khi đội mất bóng thì anh đi săn bóng. Khi đội có bóng, thì anh luôn trong tư thế sẵn sàng "nhặt" lại những đường bóng rơi vãi.

Dù bị những chấn thương hành hạ đến mức vắng mặt ở hai kì giải quan trọng là EURO 2004 và World Cup 2006, cũng như trận chung kết Champions League 2005, nhưng Ambro vẫn ghi dấu ấn ở không ít chiến công. Chính anh là người đánh đầu ghi bàn giúp Milan vượt qua PSV năm 2005. Cũng chính anh, là người chuyền bóng cho Gilardino ấn định tỉ số trước M.U năm 2007. Đó là pha bóng níu giữ Ambro ở lại Milan, rồi trở thành đội trưởng sau khi Maldini treo giày.

Gattuso-Pirlo-Ambrosini, là phần thân của cây thông trứ danh Ancelotti "trồng" lên những năm đầu thế kỉ. Cho đến khi Allegri lên thay, "số 23" vẫn được tin tưởng trong các trận đấu lớn. Chính lẽ đó, nên anh quyết ở lại để chiến đấu thêm một vài mùa nữa, dù các chiến hữu đã về hưu.

3. Nhưng có lẽ, anh nên dừng lại vào cuối mùa này. Màn trình diễn thảm họa ở Camp Nou đêm qua cho thấy, Ambrosini đã đi đến sân ga cuối cùng của sự nghiệp. Anh không chỉ huy được hàng tiền vệ. Anh mất bóng dẫn đến bàn thua thứ hai của Milan. Cả trận, Ambrosini thực hiện được vỏn vẹn 12 đường chuyền chính xác, và sau khi Muntari vào sân, ai cũng thấy sức chiến đấu của Milan tăng lên hẳn (dù chính Muntari sau đó cũng sai lầm).

Cả mùa giải này, Ambrosini mới có 8 lần đá trọn 90 phút cho Milan. Những cú xoạc quyết đoán ngày càng ít đi. Những thẻ vàng sau những pha phạm lỗi bất khả kháng ngày càng nhiều thêm. Dù được nghỉ ngơi tới 1 tuần kể từ trận lượt đi, nhưng có thể thấy, anh là người xuống sức nhanh nhất của Milan hôm qua. Đó dần trở thành "thói quen".

Ai cũng có thời của mình. Và chẳng ai trách Ambro khi anh vẫn đang nỗ lực để được cống hiến cho đội bóng trong những năm tháng cuối của sự nghiệp. Nhưng cơ thể đang phản đối anh rồi. Và Milan cũng đang thực hiện kế hoạch trẻ hóa toàn diện, nên sự ở lại của Ambro, sẽ chỉ tạo ra một gánh nặng.

Hãy để giây phút anh nâng chiếc siêu cúp châu Âu 2007 và Scudetto 2011, và cả ngàn bức hình chụp những trận chiến của anh, được treo trang trọng trong phòng truyền thống. Cảm ơn Ambro, nhưng có lẽ, đã đến lúc anh lùi lại phía sau.


No comments:

Post a Comment