Tình yêu và Tử thần


Lăng kính: Tình yêu và Tử thần

Yêu một đội bóng, cần lắm phải cởi mở lòng mình, để chấp nhận những đổi thay, bởi khi ấy, bạn mới có thể theo họ đi đến trọn đường đời...





1. Trong lịch sử, rất hiếm đội bóng ở “bảng tử thần” từng bước lên ngôi vô địch giải đấu lớn như EURO hay World Cup. Có thể, nhiều người sẽ nghĩ rằng bánh xe lịch sử đã để lại vết hằn nên hiện tại và tương lai khó có thể đi ra ngoài lằn đường đã định sẵn ấy. Và với EURO lần này, có hay không chuyện các ƯCV hàng đầu của bảng B tử thần, như Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, sẽ không thể đăng quang?

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là với Hà Lan, như ở EURO 2008, khi họ cùng bảng với Italia, Pháp và Romania. Nhưng nó có nguyên do hợp lý để kiến giải chứ không hẳn chỉ là vấn đề của lịch sử đơn thuần.

Dễ hiểu, ở bảng tử thần, các đội tuyển đều vì cái đích lớn trước mắt là “phải vượt qua vòng bảng” nên đều đã phải bung hết sức, bung hết bài ngay từ vòng ngoài. Vì thế, vào vòng trong, họ chỉ còn cái xác không hồn. “Cái chết” của Hà Lan, Italia ở EURO 2008 rất có thể sẽ phản chiếu về bảng B của kỳ EURO này, ở vòng tứ kết, như một soi chiếu đúng đường…

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 ĐT Hà Lan và Đức không thể đi đến trận bán kết? Chắc chắn, sẽ có những NHM cảm thấy thất vọng, đến mức họ cảm thấy tình yêu mình dành cho Đức và Hà Lan đã bị phản bội.

Và khi thất vọng, người ta thường kiếm tìm lý do để biện minh. Chắc chắn, sẽ có những NHM cuồng si biện minh rằng chính vì Đức và Hà Lan đã đánh mất chính mình, chính bản sắc của mình. Với người yêu tuyển Đức, họ sẽ đánh giá rằng đội bóng này đã mất đi chất thép truyền thống. Còn với ai yêu Hà Lan, dễ hiểu nhất là lời buộc tội “Da cam không còn là cơn lốc tổng lực nữa”.

Và có ai sẽ quay lưng lại với đội tuyển mình từng yêu hay không, khi tâm thức “bị phản bội” quá nặng nề?

Sẽ có, dù không nhiều, và đã không ít lần chúng ta được nghe một câu đại loại như “hồi xưa thích đội đó lắm nhưng bây giờ thì hết rồi”. Như vậy, từ tâm thức bị phản bội, sẽ có những người chính thức làm kẻ phản bội tình yêu…

3. Tình yêu là đề tài mà không ai có thể kiến giải nổi, từ rất lâu rồi, khi loài người biết yêu. Nhưng khi yêu, trong mắt mỗi kẻ si tình, người mình yêu lúc nào cũng đẹp. Thêm vào đó, nếu yêu đơn phương thì thường người ta sẽ yêu lâu dài. Còn nếu yêu song phương, sự chung thủy dường như bao giờ cũng có giới hạn của nó mà ít người có thể ngờ ra.

CĐV yêu đội bóng là thứ tình yêu đơn phương, nên đội bóng dù có đổi thay thế nào, CĐV cũng không thay lòng. Nhưng cũng có những CĐV, vì yêu quá, đã lầm tưởng rằng đội bóng ấy cũng yêu lại mình. Thế nên, cái cách nhìn đội bóng vẫn giữ một bản sắc truyền thống, bản sắc mà nhờ đó CĐV đã yêu đội bóng ngay từ đầu, nhiều khi giống như là suy nghĩ đội bóng đó chung thủy với NHM.

Nhưng đội bóng là một thực thể có mục tiêu và cần phải luôn luôn cập nhật, phải thay đổi. Hà Lan hôm nay không phải là Hà Lan 1974, 1988 và Đức bây giờ không phải Đức của thập niên 80. Yêu một đội bóng, cần lắm phải cởi mở lòng mình, để chấp nhận những đổi thay, bởi khi ấy, bạn mới có thể theo họ đi đến trọn đường đời.

Và vì những tình yêu như thế, hơi mù quáng nhưng đáng yêu, biết đâu đó đội bóng có thể vượt qua lời nguyền bảng tử thần để tạo ra một ngoại lệ, như Pháp đã từng hồi năm 2000?

No comments:

Post a Comment

Monday, June 4, 2012

Tình yêu và Tử thần


Lăng kính: Tình yêu và Tử thần

Yêu một đội bóng, cần lắm phải cởi mở lòng mình, để chấp nhận những đổi thay, bởi khi ấy, bạn mới có thể theo họ đi đến trọn đường đời...





1. Trong lịch sử, rất hiếm đội bóng ở “bảng tử thần” từng bước lên ngôi vô địch giải đấu lớn như EURO hay World Cup. Có thể, nhiều người sẽ nghĩ rằng bánh xe lịch sử đã để lại vết hằn nên hiện tại và tương lai khó có thể đi ra ngoài lằn đường đã định sẵn ấy. Và với EURO lần này, có hay không chuyện các ƯCV hàng đầu của bảng B tử thần, như Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, sẽ không thể đăng quang?

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là với Hà Lan, như ở EURO 2008, khi họ cùng bảng với Italia, Pháp và Romania. Nhưng nó có nguyên do hợp lý để kiến giải chứ không hẳn chỉ là vấn đề của lịch sử đơn thuần.

Dễ hiểu, ở bảng tử thần, các đội tuyển đều vì cái đích lớn trước mắt là “phải vượt qua vòng bảng” nên đều đã phải bung hết sức, bung hết bài ngay từ vòng ngoài. Vì thế, vào vòng trong, họ chỉ còn cái xác không hồn. “Cái chết” của Hà Lan, Italia ở EURO 2008 rất có thể sẽ phản chiếu về bảng B của kỳ EURO này, ở vòng tứ kết, như một soi chiếu đúng đường…

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 ĐT Hà Lan và Đức không thể đi đến trận bán kết? Chắc chắn, sẽ có những NHM cảm thấy thất vọng, đến mức họ cảm thấy tình yêu mình dành cho Đức và Hà Lan đã bị phản bội.

Và khi thất vọng, người ta thường kiếm tìm lý do để biện minh. Chắc chắn, sẽ có những NHM cuồng si biện minh rằng chính vì Đức và Hà Lan đã đánh mất chính mình, chính bản sắc của mình. Với người yêu tuyển Đức, họ sẽ đánh giá rằng đội bóng này đã mất đi chất thép truyền thống. Còn với ai yêu Hà Lan, dễ hiểu nhất là lời buộc tội “Da cam không còn là cơn lốc tổng lực nữa”.

Và có ai sẽ quay lưng lại với đội tuyển mình từng yêu hay không, khi tâm thức “bị phản bội” quá nặng nề?

Sẽ có, dù không nhiều, và đã không ít lần chúng ta được nghe một câu đại loại như “hồi xưa thích đội đó lắm nhưng bây giờ thì hết rồi”. Như vậy, từ tâm thức bị phản bội, sẽ có những người chính thức làm kẻ phản bội tình yêu…

3. Tình yêu là đề tài mà không ai có thể kiến giải nổi, từ rất lâu rồi, khi loài người biết yêu. Nhưng khi yêu, trong mắt mỗi kẻ si tình, người mình yêu lúc nào cũng đẹp. Thêm vào đó, nếu yêu đơn phương thì thường người ta sẽ yêu lâu dài. Còn nếu yêu song phương, sự chung thủy dường như bao giờ cũng có giới hạn của nó mà ít người có thể ngờ ra.

CĐV yêu đội bóng là thứ tình yêu đơn phương, nên đội bóng dù có đổi thay thế nào, CĐV cũng không thay lòng. Nhưng cũng có những CĐV, vì yêu quá, đã lầm tưởng rằng đội bóng ấy cũng yêu lại mình. Thế nên, cái cách nhìn đội bóng vẫn giữ một bản sắc truyền thống, bản sắc mà nhờ đó CĐV đã yêu đội bóng ngay từ đầu, nhiều khi giống như là suy nghĩ đội bóng đó chung thủy với NHM.

Nhưng đội bóng là một thực thể có mục tiêu và cần phải luôn luôn cập nhật, phải thay đổi. Hà Lan hôm nay không phải là Hà Lan 1974, 1988 và Đức bây giờ không phải Đức của thập niên 80. Yêu một đội bóng, cần lắm phải cởi mở lòng mình, để chấp nhận những đổi thay, bởi khi ấy, bạn mới có thể theo họ đi đến trọn đường đời.

Và vì những tình yêu như thế, hơi mù quáng nhưng đáng yêu, biết đâu đó đội bóng có thể vượt qua lời nguyền bảng tử thần để tạo ra một ngoại lệ, như Pháp đã từng hồi năm 2000?

No comments:

Post a Comment