Tuyển Ý - bậc thầy nghệ thuật hóa trang


Mọi dự đoán về trận bán kết 2 diễn ra rạng sáng 29-6 đều lật nhào. Một đội Đức trẻ trung, hừng hực khí thế đã bị tuyển Ý sút về nước. Có nhiều điều để nói về trận này, nhưng lớn nhất vẫn là chuyện tuyển Ý càng đá càng hay.


undefined
Trút bỏ bộ cánh nhàm chán, vũ điệu Ý đang rực rỡ ở “sân khấu” Euro 2012 - Ảnh: AFP

Tuyển Ý không được đánh giá cao ở Euro 2012 bởi nhiều lý do: già nua, sốc vì nghi án dàn xếp tỉ số ngay sát ngày dự giải... Rồi khi quả bóng Tango 12 đã lăn, những gì họ thể hiện ở vòng bảng thật sự nhạt nhòa. Mở đầu là trận hòa dưới cơ Tây Ban Nha, tiếp đến là bất phân thắng bại với Croatia. Ở lượt đấu cuối, thầy trò Prandelli phải kêu gọi cặp đối thủ Tây Ban Nha - Croatia hãy chơi đẹp (đừng bắt tay nhau hòa 2-2) vì như thế thì họ sẽ xách vali về nước. Ngay trong trận đấu quyết định chiếc vé vào tứ kết, họ cũng vất vả mới thắng được Ireland 1-0 trong khi đội này trước đó bị Tây Ban Nha “vờn” như trẻ con!

Vào tứ kết, Ý loại Anh ở chấm phạt 11m trong cuộc thi sút luân lưu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận họ đã phần nào trút bỏ bộ cánh nhàm chán ở vòng đấu bảng. Thay vào đó bằng chiếc áo tươi tắn hơn, thể hiện qua lối chơi tấn công sắc nét được chỉ huy bởi nhạc trưởng Pirlo.

Nhưng bộ cánh mà tuyển Ý trình diễn trong bán kết mới thật sự rực rỡ. Người Đức đành phải tự trách mình kém tài trong phòng ngự khi ba hậu vệ bao vây Cassano bên cánh trái nhưng bất lực, để anh này thoát qua và thực hiện một đường chuyền đẹp cho Balotelli lao xuống với tốc độ một viên đạn trái phá, đánh đầu hạ Neuer. Bàn thứ hai là một pha phản công bén như dao cạo, để rồi Balotelli lần thứ hai lập công với quả sút cháy lưới khiến Neuer phải ngẩn ngơ bất lực. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 35 phút đầu trận. Và khi người Ý đã vay rồi thì thật khó đòi...

Xem năm trận đấu đã qua của tuyển Ý, chúng tôi buộc phải nhớ lại hai lần họ đăng quang World Cup: Năm 1982, ngày ấy còn nhớ trẻ con Việt Nam đã nghêu ngao mấy câu hát “Khi Espana vừa kết thúc xong/Đội Ý thành công/Paolo Rossi là vua phá lưới...”. Đó là một giải đấu mà người ý đã thành công nhờ nghệ thuật hóa trang. Họ khởi đầu mờ nhạt ở vòng 1. Vào vòng 2 chung bảng với hai đại gia Nam Mỹ là Argentina với Brazil. Đặc biệt năm ấy Brazil còn hơn cả Đức ở Euro 2012 trong việc được thế giới đặt niềm tin đăng quang. Vậy mà những Zico, Socrates, Falcao... đã phải khóc nức nở vì bị Rossi “ám sát”. Ý đã tiến vào chung kết và hạ gục tuyển Đức để đoạt cúp.

Tương tự ở World Cup 2006, mãi đến vòng tứ kết Ý vẫn còn bị người hâm mộ và đối thủ nhìn bằng nửa con mắt (!) khi họ chỉ vượt qua Úc bằng một pha đóng kịch kiếm phạt đền, và Totti là người ghi bàn thắng duy nhất từ chấm 11m. Nhưng đến bán kết họ trút bỏ lớp phục trang nhạt nhòa, thay vào đó là một bộ y phục lấp lánh, thể hiện qua việc giải quyết gọn nhẹ tuyển Đức 2-0. Và chung kết, đến lượt đội Pháp của Zidane ôm hận.

Ý luôn là thế, rất biết giấu mình để mọi người xem nhẹ. Nhưng khi đến đoạn quyết định, họ khoác lên người bộ cánh sáng lòa, và lúc ấy thì tất cả đều muộn màng nếu muốn tìm cách ngăn cản họ. Liệu lần này cũng như thế? Câu trả lời sẽ có vào rạng sáng 2-7, và nếu đúng thế họ thật sự là bậc thầy của nghệ thuật hóa trang.

No comments:

Post a Comment

Saturday, June 30, 2012

Tuyển Ý - bậc thầy nghệ thuật hóa trang


Mọi dự đoán về trận bán kết 2 diễn ra rạng sáng 29-6 đều lật nhào. Một đội Đức trẻ trung, hừng hực khí thế đã bị tuyển Ý sút về nước. Có nhiều điều để nói về trận này, nhưng lớn nhất vẫn là chuyện tuyển Ý càng đá càng hay.


undefined
Trút bỏ bộ cánh nhàm chán, vũ điệu Ý đang rực rỡ ở “sân khấu” Euro 2012 - Ảnh: AFP

Tuyển Ý không được đánh giá cao ở Euro 2012 bởi nhiều lý do: già nua, sốc vì nghi án dàn xếp tỉ số ngay sát ngày dự giải... Rồi khi quả bóng Tango 12 đã lăn, những gì họ thể hiện ở vòng bảng thật sự nhạt nhòa. Mở đầu là trận hòa dưới cơ Tây Ban Nha, tiếp đến là bất phân thắng bại với Croatia. Ở lượt đấu cuối, thầy trò Prandelli phải kêu gọi cặp đối thủ Tây Ban Nha - Croatia hãy chơi đẹp (đừng bắt tay nhau hòa 2-2) vì như thế thì họ sẽ xách vali về nước. Ngay trong trận đấu quyết định chiếc vé vào tứ kết, họ cũng vất vả mới thắng được Ireland 1-0 trong khi đội này trước đó bị Tây Ban Nha “vờn” như trẻ con!

Vào tứ kết, Ý loại Anh ở chấm phạt 11m trong cuộc thi sút luân lưu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận họ đã phần nào trút bỏ bộ cánh nhàm chán ở vòng đấu bảng. Thay vào đó bằng chiếc áo tươi tắn hơn, thể hiện qua lối chơi tấn công sắc nét được chỉ huy bởi nhạc trưởng Pirlo.

Nhưng bộ cánh mà tuyển Ý trình diễn trong bán kết mới thật sự rực rỡ. Người Đức đành phải tự trách mình kém tài trong phòng ngự khi ba hậu vệ bao vây Cassano bên cánh trái nhưng bất lực, để anh này thoát qua và thực hiện một đường chuyền đẹp cho Balotelli lao xuống với tốc độ một viên đạn trái phá, đánh đầu hạ Neuer. Bàn thứ hai là một pha phản công bén như dao cạo, để rồi Balotelli lần thứ hai lập công với quả sút cháy lưới khiến Neuer phải ngẩn ngơ bất lực. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 35 phút đầu trận. Và khi người Ý đã vay rồi thì thật khó đòi...

Xem năm trận đấu đã qua của tuyển Ý, chúng tôi buộc phải nhớ lại hai lần họ đăng quang World Cup: Năm 1982, ngày ấy còn nhớ trẻ con Việt Nam đã nghêu ngao mấy câu hát “Khi Espana vừa kết thúc xong/Đội Ý thành công/Paolo Rossi là vua phá lưới...”. Đó là một giải đấu mà người ý đã thành công nhờ nghệ thuật hóa trang. Họ khởi đầu mờ nhạt ở vòng 1. Vào vòng 2 chung bảng với hai đại gia Nam Mỹ là Argentina với Brazil. Đặc biệt năm ấy Brazil còn hơn cả Đức ở Euro 2012 trong việc được thế giới đặt niềm tin đăng quang. Vậy mà những Zico, Socrates, Falcao... đã phải khóc nức nở vì bị Rossi “ám sát”. Ý đã tiến vào chung kết và hạ gục tuyển Đức để đoạt cúp.

Tương tự ở World Cup 2006, mãi đến vòng tứ kết Ý vẫn còn bị người hâm mộ và đối thủ nhìn bằng nửa con mắt (!) khi họ chỉ vượt qua Úc bằng một pha đóng kịch kiếm phạt đền, và Totti là người ghi bàn thắng duy nhất từ chấm 11m. Nhưng đến bán kết họ trút bỏ lớp phục trang nhạt nhòa, thay vào đó là một bộ y phục lấp lánh, thể hiện qua việc giải quyết gọn nhẹ tuyển Đức 2-0. Và chung kết, đến lượt đội Pháp của Zidane ôm hận.

Ý luôn là thế, rất biết giấu mình để mọi người xem nhẹ. Nhưng khi đến đoạn quyết định, họ khoác lên người bộ cánh sáng lòa, và lúc ấy thì tất cả đều muộn màng nếu muốn tìm cách ngăn cản họ. Liệu lần này cũng như thế? Câu trả lời sẽ có vào rạng sáng 2-7, và nếu đúng thế họ thật sự là bậc thầy của nghệ thuật hóa trang.

No comments:

Post a Comment