Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?


Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.

Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.
undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.
undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.
undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?


Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.

Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Vấn đề của Tây Ban Nha: Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?9:24 30/6/2012

Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.


>> Chung kết EURO 2012: “Hàng hiệu” sẽ lên tiếng
>> Phát hiện điểm chung giữa 2 cú Panenka của Ramos và Pirlo
>> Bí mật ở loạt sút penalty: CR7 nói gì với thủ môn Patricio?
>> Balotelli: Tôi muốn ghi 4 bàn vào lưới Tây Ban Nha


Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Vấn đề của Tây Ban Nha: Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?9:24 30/6/2012

Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.


>> Chung kết EURO 2012: “Hàng hiệu” sẽ lên tiếng
>> Phát hiện điểm chung giữa 2 cú Panenka của Ramos và Pirlo
>> Bí mật ở loạt sút penalty: CR7 nói gì với thủ môn Patricio?
>> Balotelli: Tôi muốn ghi 4 bàn vào lưới Tây Ban Nha


Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Tuyển Ý - bậc thầy nghệ thuật hóa trang


Mọi dự đoán về trận bán kết 2 diễn ra rạng sáng 29-6 đều lật nhào. Một đội Đức trẻ trung, hừng hực khí thế đã bị tuyển Ý sút về nước. Có nhiều điều để nói về trận này, nhưng lớn nhất vẫn là chuyện tuyển Ý càng đá càng hay.


undefined
Trút bỏ bộ cánh nhàm chán, vũ điệu Ý đang rực rỡ ở “sân khấu” Euro 2012 - Ảnh: AFP

Tuyển Ý không được đánh giá cao ở Euro 2012 bởi nhiều lý do: già nua, sốc vì nghi án dàn xếp tỉ số ngay sát ngày dự giải... Rồi khi quả bóng Tango 12 đã lăn, những gì họ thể hiện ở vòng bảng thật sự nhạt nhòa. Mở đầu là trận hòa dưới cơ Tây Ban Nha, tiếp đến là bất phân thắng bại với Croatia. Ở lượt đấu cuối, thầy trò Prandelli phải kêu gọi cặp đối thủ Tây Ban Nha - Croatia hãy chơi đẹp (đừng bắt tay nhau hòa 2-2) vì như thế thì họ sẽ xách vali về nước. Ngay trong trận đấu quyết định chiếc vé vào tứ kết, họ cũng vất vả mới thắng được Ireland 1-0 trong khi đội này trước đó bị Tây Ban Nha “vờn” như trẻ con!

Vào tứ kết, Ý loại Anh ở chấm phạt 11m trong cuộc thi sút luân lưu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận họ đã phần nào trút bỏ bộ cánh nhàm chán ở vòng đấu bảng. Thay vào đó bằng chiếc áo tươi tắn hơn, thể hiện qua lối chơi tấn công sắc nét được chỉ huy bởi nhạc trưởng Pirlo.

Nhưng bộ cánh mà tuyển Ý trình diễn trong bán kết mới thật sự rực rỡ. Người Đức đành phải tự trách mình kém tài trong phòng ngự khi ba hậu vệ bao vây Cassano bên cánh trái nhưng bất lực, để anh này thoát qua và thực hiện một đường chuyền đẹp cho Balotelli lao xuống với tốc độ một viên đạn trái phá, đánh đầu hạ Neuer. Bàn thứ hai là một pha phản công bén như dao cạo, để rồi Balotelli lần thứ hai lập công với quả sút cháy lưới khiến Neuer phải ngẩn ngơ bất lực. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 35 phút đầu trận. Và khi người Ý đã vay rồi thì thật khó đòi...

Xem năm trận đấu đã qua của tuyển Ý, chúng tôi buộc phải nhớ lại hai lần họ đăng quang World Cup: Năm 1982, ngày ấy còn nhớ trẻ con Việt Nam đã nghêu ngao mấy câu hát “Khi Espana vừa kết thúc xong/Đội Ý thành công/Paolo Rossi là vua phá lưới...”. Đó là một giải đấu mà người ý đã thành công nhờ nghệ thuật hóa trang. Họ khởi đầu mờ nhạt ở vòng 1. Vào vòng 2 chung bảng với hai đại gia Nam Mỹ là Argentina với Brazil. Đặc biệt năm ấy Brazil còn hơn cả Đức ở Euro 2012 trong việc được thế giới đặt niềm tin đăng quang. Vậy mà những Zico, Socrates, Falcao... đã phải khóc nức nở vì bị Rossi “ám sát”. Ý đã tiến vào chung kết và hạ gục tuyển Đức để đoạt cúp.

Tương tự ở World Cup 2006, mãi đến vòng tứ kết Ý vẫn còn bị người hâm mộ và đối thủ nhìn bằng nửa con mắt (!) khi họ chỉ vượt qua Úc bằng một pha đóng kịch kiếm phạt đền, và Totti là người ghi bàn thắng duy nhất từ chấm 11m. Nhưng đến bán kết họ trút bỏ lớp phục trang nhạt nhòa, thay vào đó là một bộ y phục lấp lánh, thể hiện qua việc giải quyết gọn nhẹ tuyển Đức 2-0. Và chung kết, đến lượt đội Pháp của Zidane ôm hận.

Ý luôn là thế, rất biết giấu mình để mọi người xem nhẹ. Nhưng khi đến đoạn quyết định, họ khoác lên người bộ cánh sáng lòa, và lúc ấy thì tất cả đều muộn màng nếu muốn tìm cách ngăn cản họ. Liệu lần này cũng như thế? Câu trả lời sẽ có vào rạng sáng 2-7, và nếu đúng thế họ thật sự là bậc thầy của nghệ thuật hóa trang.

Trên cung đường chiến thắng: Sự vĩ đại của Prandelli



(TT&VH) -
 Ông đứng đó, cùng với tất cả các thành viên trong ban huấn luyện, tay nắm nhẹ, đôi mắt nhắm hờ, trái tim hướng về đất nước và hát bài Fratelli D’Italia (Quốc ca nước CH Italia). Prandelli đã chiến đấu và chiến thắng bằng trái tim, để khẳng định sự vĩ đại của một nhà cầm quân mang tư tưởng cách tân của bóng đá Italia.

Trả món nợ với người Đức
Khi HLV Cesare Prandelli bước vào trận bán kết với người Đức, ngoài mục tiêu cùng Italia chiến thắng để tiến bước vào chung kết, ông còn muốn trả món nợ cá nhân của hơn hai năm về trước. Ngày ấy, tại vòng 1/8 Champions League 2010-11, Fiorentina của Prandelli trình diễn lối chơi rất ấn tượng, và được xem là hiện tượng của giải đấu (đứng đầu bảng đấu có sự hiện diện của Liverpool và Lyon).
Trong trận lượt đi ở Allianz Arena, lối chơi chặt chẽ mà Prandelli xây dựng giúp Fio xuất sắc cầm chân đội chủ nhà cho đến tận phút 89, dù phải đá với 10 người (Gobbi bị thẻ đỏ phút 73). Tuy nhiên, khi chuẩn bị khép lại giờ thi đấu chính thức, bước ngoặt đã diễn ra với bàn thắng được ghi trong tư thế việt vị gần 2m của Klose. Trọng tài Tom Henning Ovrebo, người nổi tiếng với nhiều scandal xử ép, công nhận bàn thắng cho Bayern trong sự uất nghẹn của các cầu thủ áo Tím. Chính vì bàn thua tức tưởi ấy, trận thắng 3-2 trên sân nhà sau đó không đủ để Fio đi tiếp.
undefined
Prandelli xứng đáng đứng trong hàng ngũ những HLV vĩ đại của Calcio - Ảnh Getty
6 cầu thủ Bayern có mặt trong trận thắng mang dấu ấn trọng tài ngày ấy là thành viên của Đức tham dự EURO 2012. Trong số này, 4 người Lahm, Gomez, Badstuber và Schweinsteiger đá chính trận bán kết với Italia, còn Klose và Mueller ngồi ghế dự bị (sau đó cũng lần lượt xuất hiện). 
Đức mang đậm hơi thở Bayern, đội lập hat-trick á quân mùa giải vừa qua, nên có thể nói chiến thắng 2-1 mà Italia giành được là câu trả lời của Prandelli cho nỗi uất hận mà ông phải chịu. Montolivo đeo băng đội trưởng ngày ấy, và nó cũng trở thành động lực để anh tỏa sáng bằng đường chuyền đẹp như mơ cho Balotelli ghi bàn thứ 2.
Sự vĩ đại của Prandelli
So với Joachim Loew, Prandelli kém xa về mặt danh tiếng. Phần lớn thời gian huấn luyện của ông gắn với các đội nhỏ và trung bình. Loew có ngôi á quân châu Âu và hạng Ba thế giới trong bộ sư tập cá nhân, còn Prandelli vẫn còn trong giai đoạn xây dựng lại đội bóng Italia đổ nát từ sau World Cup 2010. Lần đầu tiên trong sự nghiệp nhà cầm quân người Brescia biết mùi vị vòng bán kết một giải đấu, mà lại là EURO.
Con số
13 - Prandelli đã có chiến thắng thứ 13 trong 25 trận dẫn dắt Italia. Nếu không tính các trận giao hữu, Italia đang bất bại kể từ khi Prandelli thay Lippi.

2 - Balotelli mới là người thứ 2 lập cú đúp trong một trận đấu dưới thời Prandelli, kể từ sau Cassano trong trận thắng Bắc Ireland 3-0 ngày 11/10/2010.

2 - Trong sự nghiệp cầm quân, Prandelli từng 2 lần được nhận danh hiệu Panchina d’oro, liên tiếp hai mùa giải 2005-06 và 2006-07. Ngoài ra, ông còn có một lần được vinh danh tại Oscar del Calcio (2008).
Không có nhiều kinh nghiệm ở những cuộc chơi mang tính quyết định, trong tay không nhiều những ngôi sao như người đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến, nhưng Prandelli đã cho thấy ông trên cơ hoàn toàn về chiến thuật. Ngay trong cách xây dựng đội hình đã cho thấy Prandelli táo bạo và quyết đoán hơn hẳn Loew. Việc xếp Balzaretti - một cầu thủ đá trái, sang giữ nhiệm vụ bên hành lang phải là một minh chứng đầy thuyết phục. Trong khi đó, Loew thay đổi bộ khung chiến thắng trước Hy Lạp để sử dụng các cầu thủ có thiên hướng thể lực và tốc độ.

Chỉ một chiến thắng, trong thế trận mà các cầu thủ Thiên thanh chủ động hoàn toàn suốt 90 phút, đủ để đưa Prandelli bước vào hàng ngũ những nhà cầm quân vĩ đại của Calcio. Hai năm là khoảng thời gian rất ngắn, không có điều kiện thuận lợi, khi mà chất lượng giải đấu Serie A sa sút trầm trọng, nhưng Prandelli đã thành công với cuộc cách mạng về lối chơi cho Italia. Không có Rossi, trong khi hai người học trò cưng Cassano và Balotelli đều có những vấn đề (Cassano nửa năm trước vật lộn để thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì bệnh tim; còn Balotelli thì quá cá tính), Prandelli vẫn thành công với một vài lựa chọn mà nhiều người nghĩ họ chưa đủ tiêu chuẩn khoác áo Thiên thanh (Diamanti là một ví dụ).
Sự vĩ đại của Prandelli còn được thể hiện qua cách ông đặt cả trái tim mình vào công việc, vào mối quan hệ với các cầu thủ, để biến Azzurri thành một mái nhà thực sự. Ngay cả trong trường hợp Azzurri không thể kết thúc gần nửa thế kỷ mỏi mòn chờ đợi chiếc Cúp danh giá nhất châu Âu, thì Prandelli vẫn là người chiến thắng trong mắt các tifosi!
Ngọc Linh

Đức - Italia: Mũi kiếm nơi yết hầu


(TT&VH) - Đức và Italia đều đã xây dựng danh tiếng của nền bóng đá bằng cách ưu tiên việc phá lối chơi của đối phương, hơn là giành giật thế trận và chủ động tiêu diệt. Nhưng hãy tạm xếp kiểu chơi rình rập cũ kỹ của người Đức và Catenaccio qua một bên, vì đây là thời điểm của bóng đá tấn công và nghệ thuật dồn ép đối thủ. 

Từ sự tiến bộ vượt bậc về thể lực
Đội tuyển Đức trước những năm đầu thế kỷ XXI có sức mạnh tranh chấp tuyệt vời, nhưng không phải những người bền bỉ về mặt thể lực thực sự. Họ thường chơi ở trạng thái cầm chừng trong 3/4 thời gian thi đấu, và chỉ bung sức có thời điểm. Đội tuyển Italia cũng vậy: Khả năng tổ chức và những tiểu xảo phá lối chơi giúp họ điều tiết thể lực cực tốt, đủ tỉnh táo để đứng vững rồi sau đó khai thác sai lầm của đối phương. 
Nhưng giai đoạn mà bóng đá Đức suy thoái cũng gắn liền với giai đoạn mà điểm yếu thể lực của họ bộc lộ. Chiến thắng 5-1 của đội tuyển Anh trước Đức trong một trận giao hữu năm 2001 đã phơi bày hạn chế rõ ràng ấy của người Đức: Họ hụt hơi và bị nghiền nát trong một hệ thống hoạt động với công suất cao trong cả trận của người Anh, vốn đã quá quen với các trận đấu tốc độ cao và rất ít cắt còi trong suốt 90 phút ở Premier League. Tương tự, đội Italia hùng mạnh của năm 2002 cũng đã gục ngã tại Cúp thế giới trước Hàn Quốc của Guus Hiddink, một đội bóng chạy như điên ngay cả khi hiệp phụ bước sang những phút cuối cùng. 
Bóng đá hiện đại đã cuốn bay những toan tính, và bắt Italia lẫn Đức lao vào cuộc cách mạng thể lực. Bây giờ, thì Đức là một trong những đội tuyển châu Âu có cường độ hoạt động khủng khiếp nhất trong một trận đấu. Với Italia, thì tại EURO lần này, họ là một trong những đội chạy nhiều nhất, với trung bình trên dưới 110 cây số mỗi trận. Andrea Pirlo, bộ não của Italia, thậm chí đã chạy xấp xỉ 50 cây số trong 4 trận vừa qua của đội thiên thanh.
undefined
Italia của Andrea Pirlo (trái) có thể “đâm” trúng yết hầu của đội tuyển Đức trong trận đấu này? - Ảnh: Getty
Đến sự linh hoạt và biến hóa về lối chơi
Italia hiện tại có khả năng chuyển từ hệ thống 4-4-2 với hàng tiền vệ hình kim cương sang sơ đồ 3-5-2 một cách uyển chuyển và chóng vánh. Các bài báo nước ngoài viết về hệ thống chiến thuật của Italia ở giải lần này cũng đánh giá rằng hàng tiền vệ hình kim cương, trái tim của đội thiên thanh, được duy trì với hình dạng và cự ly rất chuẩn mực một cách liên tục trong trận.
Tính linh hoạt không chỉ được thể hiện ở hệ thống, mà còn ở ý đồ chơi bóng. Italia chuyển từ phòng ngự sang tấn công rất nhanh, với nhiều tiền vệ cơ động và cần cù (Nocerino, Marchisio), với hai cầu thủ hậu vệ biên hoạt động cường độ cao (Balzaretti và Abate) thường xuyên hợp với hàng tiền vệ kim cương tạo thành nhân sự tấn công đông đảo, và cặp tiền đạo Balotelli - Cassano cũng là những người tham gia rất tích cực vào lối chơi. Hướng tấn công (hoặc phản công) của họ cũng tiềm ẩn nhiều bất ngờ, nhờ khả năng giữ bóng và phân phối rất đa dạng của Pirlo, người có thể đưa ra các đường chuyền ở cự ly ngắn, trung bình và dài chính xác như nhau.
Sự linh động và biến hóa của đội tuyển Đức thể hiện rõ ràng nhất ở khả năng di chuyển, hoán đổi và dồn ép liên tục của hàng tiền vệ năm người (cặp tiền vệ trung tâm và ba hộ công), cộng thêm những pha đột kích như một tiền vệ biên của Lahm vào trung lộ. Và khả năng cầm bóng dựa trên sự nhuần nhuyễn, khoa học trong từng bài phối hợp là thế mạnh rõ rệt của đội tuyển Đức, cộng thêm sự vây ráp hợp lý vốn có, họ nhiều khả năng sẽ chiếm được nhiều bóng hơn Italia.
Yết hầu phơi ra trước lưỡi kiếm

Đội hình dự kiến

Đức: Neuer - Boateng, Hummels, Badstuber, Lahm - Khedira, Schweinsteiger - Reus, Oezil, Schurrle - Klose

Italia: Buffon - Abate, Barzagli, Bonucci, Balzaretti - Marchisio, Pirlo, Nocerino, Motta - Balotelli, Cassano
Kịch bản dễ xảy ra nhất ở trận này có thể sẽ giống với kịch bản của trận Italia – TBN ở vòng bảng: Đức sẽ chiếm nhiều bóng hơn, và chìa khóa Pirlo nhiều khả năng sẽ không có thời gian điều phối bóng một cách thoải mái như trận gặp đội tuyển Anh, trận đấu mà anh đã tung ra tổng cộng 117đường chuyền thành công (trận gặp TBN, con số đó chỉ là… 32).
Nhưng dù số đường chuyền có bị giảm thiểu, thì Pirlo vẫn sẽ biết cách đảm bảo cho thế trận của Italia không đổ gãy bằng khả năng giữ bóng giảm nhịp độ, đóng vai trò một vị trí định hướng ở tuyến tiền vệ, tương tự trận gặp TBN, và trên cơ sở đó, chờ đợi thời cơ mà yết hầu của đội tuyển Đức lộ ra.
Đến một đội tấn công với khả năng chống phản công và vâp ráp đoạt bóng thượng thừa như TBN cũng đã bị lưỡi kiếm Italia đâm thủng trong một tình huống mẫu mực (Pirlo chọc khe cho Di Natale thoát xuống sửa bóng vào góc xa). Vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ vào sự an toàn trong hệ thống phòng thủ của người Đức, nhất là khi họ không có một tiền vệ chuyên trách phòng ngự nào cả, và cặp trung vệ chơi chưa thực sự chắc chắn, nhất là vị trí của Holger Badstuber.
Đức sẽ lãnh trách nhiệm tấn công nhiều hơn, và nếu họ không thể tìm ra phương pháp khoan thủng hàng thủ Italia trong hiệp một, Pirlo, người dò tìm yết hầu đối thủ, có thể sẽ lại khiến họ phải trả giá.
Dự đoán: 1-1 (Italia thắng 2-1 trong hiệp phụ)
Ban Cầm

Sức mạnh của ĐT Italia nằm ở hàng tiền vệ



Trong bối cảnh những mũi công gần như vô hại, hàng tiền vệ chính là sức mạnh giúp Azzurri giành vé vào bán kết. Muốn thay đổi lịch sử, ĐT Đức buộc phải làm chủ khu vực giữa sân và khắc chế được Andrea Pirlo.

Sau 4 trận đấu tại EURO 2012, ĐT Italia mới có được 4 bàn thắng. Những tiền đạo thực thụ là Balotelli, Cassano và Di Natale đều lập công và bàn còn lại của Pirlo. Có nghĩa, hiệu suất ghi bàn của Azzuri quá khiêm tốn. Sở dĩ đội bóng của Prandelli có thể lọt vào tới bán kết nhờ sự chắc chắn nơi hàng thủ và đặc biệt là sức mạnh của những ngôi sao chơi ở khu vực giữa sân.

Trung vệ Mats Hummels trước giải cho rằng Italia không hề đáng ngại. Song càng nhìn Azzurri lầm lũi tiến vào tới bán kết, trung vệ ngôi sao của ĐT Đức đã phải thay đổi cách nghĩ. Hoàn toàn chính xác khi Hummels đánh giá tuyến tiền vệ đang làm nên thành công cho đội bóng Thiên thanh. Với những quân bài có trong tay, HLV Prandelli đang sử dụng rất hiệu quả, dù Azzurri có chơi với sơ đồ 3-5-2 ở 2 trận đầu vòng bảng, hay mạnh dạn thay đổi chơi 4-1-3-2 hoặc 4-3-1-2 tùy theo tình thế trên sân ở trận cuối vòng bảng với CH Ireland hay mới nhất là trận tứ kết với ĐT Anh.

Pirlo, Marchisio, Motta và De Rossi ở khu vực giữa sân đã giúp cho Italia kiểm soát thế trận cực tốt. Ở trận gặp CH Ireland, Azzurri cầm bóng tới 68%. Đúng là CH Ireland quá yếu, nhưng ngay đến một gã khổng lồ như ĐT Anh cũng chỉ kiểm soát được 34% thế trận. Các tiền vệ của Azzurri hoạt động như con thoi và De Rossi với khả năng đánh chặn cực tốt đã hạn chế được sức tấn công của đối thủ. Đồng thời, khi Pirlo không còn chịu áp lực phải hỗ trợ phòng ngự, thành viên từng cùng Italia lên đỉnh thế giới năm 2006 trở thành ngòi nổ cực kỳ nguy hiểm.

Không thể tin Pirlo đã 33 tuổi, bởi cách chơi bóng của ngôi sao Juventus như anh vẫn đang ở thời kỳ sung mãn nhất. Nhãn quan chiến thuật tuyệt vời, gần như tất cả những đường bóng đều qua chân của Pirlo. Với những pha chuyền bóng sắc lẹm, xé toang hàng thủ ĐT Anh mới đây, nếu những Cassano, Balotelli, Nocerino hay Diamante tận dụng tốt cơ hội, hẳn trận tứ kết đã được định đoạt trong 90 phút chứ không phải kéo dài tới loạt luân lưu cân não. Cũng chẳng ngạc nhiên khi Pirlo 2 lần được tôn vinh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận.

Muốn lần đầu tiên thắng nổi Italia ở một giải đấu lớn, người Đức thừa hiểu họ sẽ phải phong tỏa được sức mạnh ở hàng tiền vệ Azzurri, đặc biệt là phải bắt chết Pirlo.

Nhiệm vụ đã được vạch ra, nhưng khắc chế bằng cách nào thì phải nhờ tài của HLV Joachim Loew, trong bối cảnh mà khả năng ra sân của đội phó Schweinsteiger, người sẽ đối đầu với Pirlo hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Đội tuyển Ý: Cần một Mario Gomez!

Những bàn thắng quan trọng ở những giây phút khó khăn của Mario Gomez đã giúp Đức vượt qua những chứng ngại tới thời điểm này của EURO. Nó đều là những pha xử lý đẳng cấp của một tiền đạo biết một mình tác chiến trong vòng cấm của đối phương, với sự mạnh mẽ, quyết đoán và nhạy bén của một "sát thủ" thực sự. Và chắc chắn nếu được ra sân gặp Ý, Gomez sẽ làm khổ hàng phòng ngự mỏng manh 3 người của Azzurri với khả năng và phong độ của mình.

undefined
Ý có thể thắng nếu họ có một Mario Gomez. Ảnh: Internet.

Trông qua lực lượng của Đức, ắt hẳn Prandelli ước gì mình cũng có một Mario Gomez trong đội hình, bởi màn trình diễn của các tiền đạo tuyển Ý không mang lại sự an tâm. Trong 4 trận đã đấu, Azzurri đã phung phí quá nhiều cơ hội, đặc biệt là trận tứ kết gặp Anh. Cassano có vẻ hợp hơn với vai trò "chim mồi", đá rộng và tạo cơ hội cho các đồng đội nên khó thể "thường trực" trong vòng cấm. Di Natale chỉ chơi tốt khi vào sân thay người và tuổi tác sẽ tác động không nhỏ tới những bước chạy của anh. Balotelli thì vẫn chứng tỏ biệt danh "ngựa chứng" bởi chỉ 1 bàn thắng là quá ít so với số cơ hội mà anh có được. Super Mario đã phát huy cái tôi của mình không đúng lúc với những pha sút xa vừa cá nhân lại không trúng đích hay chậm chạp trong việc phối hợp với đồng đội, chưa kể những "trò hề" bất ngờ của anh lại có thể mang họa cho cả đội.

Xét về thế trận, Ý hoàn toàn có thể lấn lướt Đức bởi sự cơ động và khôn ngoan của hàng tiền vệ, nhưng nếu các tiền đạo của họ thiếu đi sự chính xác trong những pha dứt điểm của mình thì rõ ràng lợi thế đó cũng chẳng ích gì. Trong khi đó chỉ cần một thoáng sơ sẩy, người Đức sẽ trừng phạt họ với Gomez ở phía trên. Ai cũng thấy rằng nếu tận dụng tốt các cơ hội, con đường Azzurri đi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Việc các tiền đạo ghi bàn không chỉ giúp Ý vượt lên mà còn giúp họ lái trận đấu theo ý mình, giảm gánh nặng cho các cầu thủ vì Azzurri chơi không thật tốt vào cuối trận do thể lực đi xuống bởi họ chưa chủ động đá phòng ngự truyền thống kể từ đầu giải.

Muốn chiến thắng thì phải ghi bàn, những thống kê vượt trội về thế trận chỉ là vô nghĩa nếu không có bàn thắng. Đức sẽ dùng sự lỳ lợm của mình để chống Ý nên Azzurri phải cần bàn thắng để tạo ưu thế. Với những Cassano, Di Natale, Balotelli, chỉ cần họ làm được như Mario Gomez của đối thủ, thì Ý có quyền nghĩ về trận chung kết rồi! Hãy chờ xem Prandelli sẽ làm gì để cải thiện hàng công của mình đây!

(Bạn đọc: Expert)

Khi tuyển Anh không phải là Chelsea



(BongDa.com.vn) - Khi Chelsea đánh bại Bayern Munich trên chấm phạt đền, nhiều người đã không ngớt lời ca tụng người Anh đã phá được cái dớp trên chấm penalty. Nhưng câu lạc bộ và đội tuyển là hai hình thái khác nhau. Cho nên ta có thể lý giải tại sao tuyển Anh lại một lần nữa ôm hận trên chấm phạt đền.

Khi Chelsea dùng lối đá phòng ngự catenaccio của người Ý lên ngôi vương Champions League đã tạo ra làn sóng mạnh mẽ bóng đá xứ sương mù. Đó là một câu chuyển cổ tích thời hiện đại. Chelsea vốn không được đánh giá cao nhưng từng bước, từng bước một loại bỏ những đối thủ sừng sỏ như Napoli, Barcelona, và Bayern Munich để lên đỉnh vinh quang châu Âu. Vậy là tuyển Anh quyết định lấy Chelsea làm hình mẫu cho cuộc chiến tại EURO lần này. Họ mơ sẽ viết thêm một câu chuyện cổ tích giống như Chelsea tại EURO 2012. Điều này không phải là vô lý. Bởi tuyển Anh và Chelsea có những điểm tương đồng.
undefined
Trong khi Chelsea vô địch Champions League 2012 bằng bản lĩnh. Ảnh Internet

Thứ nhất tuyển Anh tại kỳ EURO lần này họ không được đánh giá cao mặc dù nằm trong bảng đấu khá dễ thở khi chỉ gặp Pháp, Ukraina, và Thụy Điển. Thứ hai trong đội hình tuyển Anh có những cầu thủ nòng cốt làm nên chiến thắng vĩ đại của Chelsea là John Terry, Ashley Cole, Gary Cahill, Lampard. Vậy thì dại gì mà không áp dụng như Chelsea khi tuyển Anh có được cái nền tảng ấy?

Roy Hodgson đã đúng phần nào khi bê nguyên hình mẫu của Chelsea vào đội tuyển. Nhưng tiếc thay ông copy mà không có sửa chữa. Bởi lẽ một phần tuyển Anh thiếu may mắn khi hàng loạt trụ cột bị chấn thương không thể góp mặt cùng đội bóng như Gary Cahill, Lampard thì ông không kêu lại những tài năng bị quên lãng như Carrick, Ferdinand, Paul Scholes mà gọi những sao mai chưa bao giờ lớn Henderson, Martin Kelly, Stewart Downing. Người ta bảo ông ấy có cái lý của ông ấy. Ừ thì chính cái lý ấy mà tuyển Anh phải ôm hận trước người Ý đấy.

Chúng ta thấy Chelsea bản lĩnh bao nhiêu thì tuyển Anh lại dở bấy nhiêu. Chelsea chẳng những phòng ngự hay mà phản công lại cực kỳ sắc bén. Họ hầu như chỉ có một cơ hội trong một trận đấu nhưng nó lại trở thành bàn thắng. Trong khi đó tuyển Anh phòng ngự không hay lại phung phí quá nhiều cơ hội. Chelsea đối diện trong thế 10 người chọi 11 họ vẫn bình tĩnh và giành lấy chiến thắng. Còn tuyển Anh mặc dầu dẫn trước 2-1 trên chấm phạt đền vậy mà vẫn bị đối thủ vượt qua.
undefined
thì tuyển Anh lại thất bại trước Ý vì thiếu bản lĩnh. Ảnh Internet

Người ta cứ nói Chelsea may mắn mới có được chiếc cúp Champions League danh giá. Ừ thì có may mắn thật nhưng may mắn phải cộng với bản lĩnh đích thực thì mới chiến thắng được đối thủ. Vì thế mà người Anh trách đội bóng họ không gặp may như Chelsea nhưng họ có nghĩ may mắn thôi chưa đủ mà phải có bản lĩnh nữa. Người Anh có may mắn đấy chứ tại họ không biết nắm lấy cơ hội mà thôi. Khi người Ý biếu không họ một quả penalty đá hỏng những tưởng họ sẽ giữ bình tĩnh để đi đến chiến thắng vậy mà họ hào phóng biếu không lại đối thủ tới gấp đôi.

Giá như trên băng ghế chỉ đạo tuyển Anh là Di Matteo chứ không phải Roy Hodgson. Giá như tuyển Anh có Drogba chứ không phải là Rooney. Giá như trong khung gỗ của tuyển Anh là Petr Cech chứ không phải là Joe Hart. Giá như Ashley Cole là chính mình. Và vân vân cái giá như… Nhưng tất cả chỉ nói lên một điều tuyển Anh không phải là Chelsea. Vì thế tuyển Anh thấy bại ở EURO lần này là do họ. Họ chiến đấu mà không có linh hồn chỉ có hình thức thôi. Cho nên bản sao “catenaccio” Anh phải thất bại trước bản gốc chính hiệu “catenaccio” Ý là chuyện đương nhiên.

(Bạn đọc: Ragone Mignon)

Loại môn đồ thứ 13 khỏi bữa ăn tối…


Biến tấu cùng EURO: Loại môn đồ thứ 13 khỏi bữa ăn tối…

(TT&VH) - 1. Có một câu chuyện được kể lại thế này, khi thực hiện bức họa “Bữa ăn tối cuối cùng”, Leonardo da Vinci đã tìm người mẫu rất công phu. Người làm mẫu cho hình ảnh của Chúa Jesus là một chàng trai 19 tuổi, có một gương mặt thánh thiện được chọn từ hàng ngàn ứng viên và đã làm mẫu ròng rã 6 tháng cho Leonardo da Vinci. 
Thời gian sau đó, khoảng 6 năm, danh họa lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn lại Judas-kẻ bán Chúa thì Leonardo da Vinci vẫn chưa tìm được người mẫu. Leonardo da Vinci muốn có một khuôn mặt mà ở đó hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, tàn ác và đạo đức giả- một khuôn mặt đặc trưng của một kẻ sẵn sàng bán đứng thầy, bạn mình chỉ vì 30 đồng bạc. Cuối cùng, danh họa được thông báo có một kẻ tử tù vì phạm rất nhiều tội ác trong đó có cả giết người đang bị giam giữ chờ ngày xét xử ở một hầm ngục tại Roma.
Danh họa lập tức lên đường đến Roma, và đã gặp Judas-như ông dung tưởng ở gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác thể hiện một nhân cách bị tha hóa. Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, kẻ tử tù được đưa tới Milan nơi ” Leonardo da Vinci đang thực hiện bức họa. Và kẻ tử tù đã ngồi làm mẫu cho danh họa thêm 6 tháng nữa. Khi nét vẽ hoàn thành, trước khi bị giải đi, tên tội phạm đột la hét dữ dội, lao đến ôm chân danh họa và gào lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?" Da Vinci ngạc nhiên và thêm một lần nữa quan sát kỹ kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt nhưng rồi ông lắc đầu: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma..." Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."
undefined
Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của danh họa người Italia Leonardo da Vinci - Ảnh Getty
2. Đây là một câu chuyện tôi được đọc trên mạng, theo lối sưu tầm, không có tư liệu gốc nên không dám chắc sự thật đến đâu? Nhưng với tôi, nó có một ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Chỉ sau 6 năm, chàng trai với khuôn mặt thánh thiện đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời  lại đã tha hóa, biến chất và để rồi lại trở thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê tởm nhất trong lịch sử. 
Hôm nay, câu chuyện này trở về khi đón đợi lượt đấu cuối cùng của vòng loại ở bảng C khai cuộc. Câu chuyện mà tôi được đọc, nó được kết thúc bằng câu: “Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.” Chợt thấy chua chát cho các chàng trai Italy, bởi quyết định số phận của họ, nghiệt ngã thay, đã được giao cho kẻ khác. Nó cũng y như câu trả lời đã có sẵn ở bức họa nổi tiếng này. Khi Jesus nói: "Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?" Kẻ phản bội ở đây cũng không hề xa lạ. Với tuyển Italy, đó chính là sự  xuống dốc của phong độ, của sự thiếu tập trung, của sự cẩu thả và thiếu quyết đoán khi dứt điểm. Nhưng cái thiếu nhất của đội quân áo thiên thanh là lòng tin. Một sự lung lay về lòng tin đã khiến họ nhanh chóng trượt ngã từ sự thánh thiện của Chúa để thành kẻ tội đồ khiến họ có một khuôn mặt khác, không ai nhận ra. Một hàng hậu vệ không còn bản sắc của lối chơi Catenaccio-thương hiệu đặc trưng Italy và hàng công không có được sự tinh tế và chính xác cần thiết. Mỗi thứ thiếu một chút, và chính những Azzurri đã tạo nên môn đồ thứ 13 để phản bội lại bản thân họ đồng thời rơi vào tình thế hiểm nghèo khi mà chiến thắng đã khó khăn, lại phải chờ mong sự đừng thỏa hiệp của kẻ khác. 
Nhưng, cái vẫn còn đó là tình yêu và niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp. Thẳng tay loại bỏ môn đồ thứ 13 trong bữa Tiệc ly, sẽ không có Bữa ăn tối cuối cùng. Khi họ không phản bội bản thân, không bán đứng chính mình, thì hãy tin, sẽ không ai bán đứng họ, cả Tây Ban Nha lẫn Croatia, họ sẽ chiến đấu như những quý ông để giành ngôi đầu bảng, và vé đi tiếp, bao giờ cũng thuộc về kẻ biết tiến lên, biết tin yêu và hy vọng…
Đoàn Ngọc Thu

Đoạn đường dài, ai rớt lại sân ga...


(TT&VH) - Trái bóng Tango 12 đã lăn nửa chặng đường, và như thời gian vốn đầy nghiệt ngã mà mỗi thời khắc trôi đi lại mang theo những khát vọng rơi lả tả. Chuyến tàu tứ kết chuẩn bị khởi hành, mang theo những niềm khát khao luôn tươi mới để tiếp tục hướng tới bến ước mơ vẳng lại biệt khúc cho những người lỡ chuyến.

Thường là người ta sẽ giữ nỗi buồn lâu hơn, sẽ khắc ghi ký ức về sự thất bại sâu hơn. Nên cái hân hoan, đôi phần ngạo nghễ của Ronaldo hay của Cech... không làm người ta nhớ như là khuôn mặt tràn đầy nước mắt của Sneijder, khuôn mặt thất thần của Arshavin, nỗi bất lực đến cùng cực của Lewandowski khi bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trước khung thành Hy Lạp và một khoảng trống mênh mông trong mắt Ivan Rakitic phút 88 khi Jesus Navas ghi bàn vào lưới của thủ môn Stipe Pletikosa chấm dứt giấc mơ bay đến vòng hai của người Croatia.
Không có một cuộc chia tay nào mà không để lại nỗi xót xa, niềm nuối tiếc. Đã có những cách chia tay khác nhau, mà cách chia tay nào cũng để lại một dấu ấn cảm xúc mang sắc thái riêng. Nếu chủ nhà Ba Lan “về nước” trong một sự ngậm ngùi, cái ngậm ngùi của kẻ đã lâm vào thế bị khách lấn chủ. Thì người bạn láng giềng lại “chết như trong phim,” cái chết nghiệt ngã ở trước ngưỡng thiên đường. Tuyển Nga, như là cánh chim thiên nga, đang bay bổng từ đáy hồ lên tới gần đỉnh núi rồi bất thần, chợt sã cánh và lao thẳng xuống dòng nước sâu thẳm trước sự ngỡ ngàng của tất cả.

undefined

Tuyển Nga của Arshavin bị loại một cách đầy tiếc nuối - Ảnh Getty
Nhưng có lẽ cái chết khiến cho người hâm mộ nỗi đau chồng lên nỗi đau, khiến họ từ bàng hoàng đến giận dữ, thất vọng và để rồi lặng lẽ tìm vào một góc riêng, khuất lấp gặm nhấm nỗi buồn tủi thuộc về Cơn lốc màu da cam. Sự bạc nhược vô hồn, thiếu lửa, thiếu gắn kết trong lối chơi đã khiến những hảo thủ của Hà Lan, vốn là những loại rượu lâu năm và quý hiếm lại biến thành một thứ cocktail lãng xẹt được chế bởi một bartender tồi.
Và với tôi, tôi nhớ cái hình ảnh Jakob Poulsen ngửa mặt lên trời chắp tay khẩn nguyện với vẻ đầy thành kính pha lẫn tuyệt vọng mong một cổ tích sẽ đến với các Chú lính chì trong trận đấu với tuyển Đức. Ở trận đấu đó, thực lòng tôi mong có một kết quả hòa để Đan Mạch có thể đi tiếp, với hy vọng ở trận đấu cùng giờ, Hà Lan sẽ chia tay mùa hạ Ukraina bằng một chiến thắng. Người ta đã vùi dập xuống tận 8 tầng địa ngục để rồi lại tụng ca Ronaldo lên tận mây xanh ở trận cầu với Hà Lan. Song, có lẽ người ta đã quên, chưa hẳn Bồ Đào Nha và Ronaldo quá xuất sắc hay bản lĩnh, mà đã có một màu da cam quá rệu rã, tã tượi. Vì thế, ở bảng đấu tử thần này, ngoài Mannshaft tuyệt vời của tôi, Đan Mạch xứng đáng để đi tiếp hơn Bồ Đào Nha, họ đã chiến thắng đẹp trước Hà Lan, thi đấu ngoan cường và đầy bản sắc với cả Bồ và Đức.
Khi viết khúc giã biệt cho những người ở lại, tôi chợt nhớ đến câu chuyện được lưu truyền về một vận động viên marathon tại Thế vận hội mùa Hè Mexico 1968. Vào hơn 19 giờ, màn đêm đã sẫm rơi bao phủ sân vận động, khán đài không còn một ai, cuộc đua đã kết thúc và lễ trao giải cũng đã xong, nhưng vẫn còn một vận động viên vẫn tiếp tục đường đua marathon. Chứng kiến người vận động viên tập tễnh với một bên chân băng bó kiên trì thực hiện những mét cuối cùng của cuộc đua, nhà làm phim tài liệu Bud Greenspan - một trong số vài người vì nhiệm vụ hậu trường còn ở lại trên sân đấu đã đến chỗ anh và hỏi tại sao anh cố vất vả như vậy? John Stephen Arkwari - vận động viên  người Tanazania trả lời trong hơi thở mệt nhọc: "Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để tham gia cuộc đua - mà là để hoàn thành cuộc đua". 
Câu chuyện của Arkwari là bài học thái độ với cuộc sống, hãy sống hết mình, không dừng lại, không thoái lui cho dù có lúc thất bại, cho dù đường đi nhiều chông gai, trở ngại... Vinh quang không chỉ là ở vòng nguyệt quế trên đỉnh cao, nó ở từng giọt mồ hôi, từng khoảnh khắc tuyệt vời mà ta đã sống và tận hiến.
Đoàn Ngọc Thu

Mưa gió thoáng qua, tôi yêu em


Mưa gió thoáng qua, tôi yêu em

(BongDa.com.vn) - Tôi thường hay đọc thơ Xuân Diệu, tôi hay thấy anh giày vò trong tình yêu và tha thiết tìm một nhân tình tri kỉ. Thơ anh bao giờ cũng đau đáu một nỗi niềm, khát khao một bóng hình và lúc nào cũng chạy đua với thời gian để rượt đuổi hạnh phúc. Tôi cười thơ anh mông lung và nhiều khi nó đam mê những điều siêu thực quá, hạnh phúc ư, nó có gì kì diệu mà cả đời anh, đến lúc chết đi rồi vẫn không thôi trăn trở…



Có lẽ những người như tôi không thể hiểu hết được lòng anh và tôi tin rằng cũng không nhiều người trong số chúng ta có thể cảm hết được cái niềm yêu mà thi sĩ chôn giấu trong đó. Chỉ khi nào bạn trải qua một tình yêu thật sự và tìm thấy một chút hạnh phúc nhỏ giữa cuộc đời, bạn mới hiểu được cái gọi là hạnh phúc nó quá khác so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Niềm vui chiến thắng của Italia khi lọt qua cửa hẹp để vào tứ kết. Ảnh: Internet

Nếu như trước đây bạn hỏi tôi, hạnh phúc của tôi là gì, ta sẽ trả lời rất chung chung, vì cái cuộc đời có phần êm ả của tôi, nó khiến tâm hồn tôi bằng phẳng đến nỗi chính tôi cũng không biết mình đau khổ khi nào và giây phút nào tôi thực sự hạnh phúc. Nhưng giờ đây nếu như bạn lặp lại câu hỏi ấy một lần nữa, tôi sẽ cho bạn một câu trả lời rõ ràng hơn bao giờ hết, bởi mọi thứ, nó đến với tôi quá kì diệu, quá rõ ràng và không có chút nào mờ nhạt cả. Chiến thắng quá ngọt ngào đến nỗi tôi đã quên rằng trước đó và sau đây là ngổn ngang những niềm lo đang chờ đợi. Ngay lúc này, có lẽ điều duy nhất xâm chiếm lòng tôi là cái lâng lâng khó tả trong men say chiến thắng.

Đã 8 năm rồi, quá khứ cứ giống như một miền kí ức xa xăm nào đó, ta muốn xóa cũng không được. Nó giống như nỗi ám ảnh, giống như một định mệnh mà số phận thích sắp đặt cho cuộc đời con người ta. Tôi ghét phải nhắc đến định mệnh, nó khiến người ta ở trong cái thế bị động và phụ thuộc quá, định mệnh nó làm con người ta yếu mềm và không còn năng lực và bản lĩnh chiến đấu nữa. nhất là trong bóng đá, lịch sử là điểm tựa và quá khứ là một cách để nhận định cục diện sắp diễn ra. Những người Ý đã phải ra sân với tâm lí nặng nề và nỗi ám ảnh mang tên định mệnh như thế. Sóng gió ào ạt tràn đến từ những tảng băng trôi Ireland. Họ thậm chí suýt chút nữa đã có bàn thắng nhanh nhất EURO khi 10 giây vừa trôi qua. Một đêm cảm xúc… một đêm mà các cầu thủ đã đưa người xem vào hai cực quá mạnh của niềm yêu. Từ hạnh phúc dâng trào đến nỗi lo lắng, nó cách nhau một khoảng không vô định nhưng mong manh quá. Ngay cả khi đã có bàn thắng, tất cả vẫn không thể yên tâm chút nào, mọi thứ đều vẫn chỉ là một hi vọng nhỏ nhoi cháy lên giữa muôn ngàn bão gió. Xem Ý đá mà lòng cứ phấp phỏng, mắt cứ đau đáu ngó sang trận Tây Ban Nha - Croatia. Chìa khóa nằm ở nơi đó. Chưa bao giờ tôi muốn thắng đến như vậy, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng “dù có chơi tồi đi chăng nữa thì cũng buộc phải thắng”. Tôi muốn người Italia phá dớp, tôi muốn họ quên đi quá khứ để những EURO sau, nó không còn là niềm ám ảnh, tôi muốn dù có chia tay EURO, Italia của tôi cũng phải cắt đứt cái sợi dây vô hình oan nghiệt của 8 năm về trước.

Cuộc chiến chống lại Ireland vừa là cuộc chiến thực trên sân cỏ, nó đồng thời còn là cuộc chiến của Italia chống lại định mệnh suốt 8 năm nay. Không có cách nào gỡ bỏ nó tốt hơn là cách dũng cảm đối mặt. Người Nhật có một câu rất hay: “Thay vì trốn tránh thực tại phũ phàng, tốt hơn là hãy cải tạo nó”. Đội quân Thiên thanh đã bước vào cuộc chiến ấy, sẵn sàng đối đầu với nó để thay đổi lịch sử đáng buồn ngày nào. Vượt qua định mệnh bằng cách vượt qua chính mình, vượt qua sự sợ hãi và bật qua những lo ngại, người Ý đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự lặp lại của vết xe đổ năm xưa.
Với tập thể đoàn kết, Italia sẽ làm nên chuyện ở EURO này! Ảnh: Internet

Chứng kiến những gì họ thể hiện suốt 90 phút của trận đấu, người ta mới hiểu hết thế nào là một Italia đích thực. Sự miệt mài của Cassano, muốn ghi bàn và quên đi giọt nước mắt 8 năm trước; sự tận tụy của Pirlo, bị vây chặt nhưng vẫn nỗ lực trên từng mét vuông sân cỏ; sự phá phách nhưng đã đến lúc muốn khẳng định của Balotelli… những mẩu nhỏ ấy lại làm nên một Italia lớn lao và đồ sộ hơn bao giờ hết. Họ chiến đấu bằng tất cả tình yêu và năng lượng đang ứ đầy trong huyết quản để mang về niềm vui cho cổ động viên và bảo vệ danh dự cho Tổ quốc. Trong mưa gió, con thuyền thiên thanh có thể chao đảo nhưng những thủy thủ thì không được phép run tay còn những hành khách thì không bao giờ được mất hi vọng. Tôi chợt nhận ra rằng, thì ra, hạnh phúc nó ở đó, bình dị và thiêng liêng hơn tất thảy những gì tôi đã từng trải qua. Sự thổn thức với tình yêu, loạn nhịp trong niềm vui và phấp phỏng trong lo lắng. Italia khiến tôi có được tận cùng những cảm giác và những cảm giác như đánh thức đến tận cùng cái bản ngã hạnh phúc trong tôi. Ừ, yêu trong yên bình thì dễ lắm nhưng để yêu và hạnh phúc trong bão giông thì khó khăn hơn rất nhiều. Hạnh phúc không phải chỉ là một trận thắng mà nhận ra rằng, hạnh phúc là những gì còn lại sau khi đã cùng nhau vượt qua bão giông… hạnh phúc không phải là đã có tấm vé vào tứ kết mà hạnh phúc là khi ta biết, nếu đội bóng ấy không có gì ta vẫn yêu và không còn thói quen yêu vô tội vạ những đội bóng khác nữa…

Sau đêm qua, câu trả lời cho hạnh phúc chính là ta tìm thấy tình yêu… AZZURRI, mưa gió thoáng qua, tôi yêu em…

(Bạn đọc: Trang Milan)


Andrea Pirlo: 20 mét - một tầm nhìn
Gianluigi Buffon từng nói về chàng tiền vệ hào hoa ấy với những từ ngữ không thể ngưỡng mộ hơn: “Nhìn anh ấy thi đấu trước hàng phòng ngự, tôi nhận ra là Chúa có tồn tại”. Trong tiềm thức của đồng đội, Pirlo giống như Chúa, giống như người bảo hộ, che chở cho cả đoàn quân áo thiên thanh trên mọi đấu trường. Người Ý gọi Pirlo là “Il genio” (thiên tài), anh được mệnh danh như một Baggio của tuyển Ý thời hiện tại. Cũng có lối chơi hào hoa, cũng kiểu ngoại hình lãng tử như cơn gió, cũng là một trong số ít những cầu thủ từng chơi cho cả 3 CLB hàng đầu nước Ý là JUV, MILAN và INTER. Điểm khác nhau duy nhất giữa họ đó là, Pirlo bị kéo xuống đá thấp hơn hẳn nên những ánh sáng chói lọi rọi đến anh không thể bằng bậc đàn anh Baggio. Tuy nhiên, không vì thế mà tài năng âm thầm ấy bị lãng quên, anh đang thực sự chứng minh rằng, trái tim của AZZURRI, nó nằm ở tận phía dưới, nơi mà người cầm trịch trận đấu mang tên Andrea Pirlo đang ngự trị.

undefined
Khi mà tất cả đều lu mờ thì anh vẫn tỏa sáng, vì anh là Andrea Pirlo, Ảnh: Internet

Ngược trở lại về thời điểm nhiều năm trước, chàng trai trẻ mang tên Pirlo đã vô cùng vất vả để tìm chỗ đứng cho mình trong thế giới bóng đá Calcio quá ư khắc nghiệt. Ngay cả khi anh giúp U21 Italia vô địch châu Âu năm 2000 với danh hiệu vua phá lưới, anh vẫn không có chỗ trong đội hình Inter và bị đẩy đến Reggina. Đó là lúc anh đã nghĩ về một kết thúc cho cuộc hành trình rong ruổi theo trái bóng trong vô vọng của mình. Nhưng rồi, anh gặp Carlo Mazzone, “gã hói” đã nói với Pirlo rằng: “Cậu hãy hạ thấp xuống 20m nữa để quan sát và hỗ trợ đồng đội thay vì đá quá cao”. Kể từ đó, anh không bao giờ tiến sát đến vòng cấm địa đối thủ. Một vua phá lưới bỗng lùi lại phía sau, một đôi chân săn bàn lại không tiếp cận mành lưới… người ta có lẽ đã nghĩ về một tương lai bóng đá không mấy sáng sủa cho Pirlo.

Nhưng, con người giàu nghị lực ấy đã làm hết sức để khẳng định thương hiệu của mình. Bây giờ, không chỉ trong nền bóng đá Ý mà trên toàn thế giới, anh là mẫu cầu thủ đặc biệt và tất nhiên rất khó tìm được một cái tên có thể kế tục anh. Anh không những là một thiên tài về mặt kĩ thuật mà còn là một bộ não kì tài trên sân cỏ. Đã ở cái dốc bên kia của sự nghiệp nhưng những màn trình diễn của anh vẫn không giảm bớt sức hấp dẫn như những năm tháng đỉnh cao. Anh vẫn chơi hay như thể mọi thứ không có gì thay đổi. Người ta vẫn thấy anh chỉ huy đoàn quân một cách mạnh mẽ trong đêm AZZURRI ra sân, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi, người thực hiện cú sút thần sầu vào lưới Croatia đêm hôm trước có phải là Pirlo đã 33 tuổi… Mọi thứ vẫn như thế với Pirlo, vẫn khoa học, vẫn chắc chắn, vẫn thăng hoa và không thôi những hoài bão chinh phục khó khăn để xây nên đẳng cấp. Sau mỗi bàn thắng vẫn là cái hôn quen thuộc lên chiếc nhẫn cưới, giản dị mà đáng trân trọng biết bao. Vâng, 20m chính là một tầm nhìn… 20m không phải là khoảng cách để ánh sáng vinh quang không thể chiếu tới anh, 20m không phải là sự lùi xuống để rồi mờ nhạt hơn… mà 20m đó, Pirlo đã tạo ra cả một sự thăng hoa ở phía sau đội hình…
undefined
Pirlo cùng đồng đội sẽ làm tất cả để bước tiếp tại EURO này. Ảnh: Internet

Người ta nói rằng, EURO là khoảnh khắc anh hồi sinh. Không không, người ta chỉ nên dùng từ hồi sinh cho một thứ gì đã chết hoặc lụi tàn bỗng vụt sống lại. Nhưng Pirlo thì khác, anh chưa bao giờ là một tài năng tàn lụi để mà hồi sinh. Ngay cả khi chuyển sang CLB mới, ngay cả khi mùa giải cuối cùng gặp gánh nặng chấn thương và không được trọng dụng, Ancelotti vẫn dành cho anh những lời khen: “Andrea vẫn là cầu thủ hay nhất Milan khi cậu ấy rời khỏi CLB”. Phong độ của Pirlo hiện tại chỉ là sự tiếp nối của những gì đẹp nhất mà anh vẫn thể hiện trong sự nghiệp của mình. Vẫn là anh với kĩ thuật cá nhân siêu đẳng, vẫn là anh với óc quan sát nhạy bén, vẫn là anh với những đường chuyền và kiến tạo không thể đẹp hơn… Vẫn là thương hiệu Pirlo, 20m đá thấp và những pha xử lí bóng vượt qua trí tưởng tượng của tất cả mọi người.

20m đá thấp hơn, 20m lùi sâu gần như thấp nhất hàng tiền vệ, để rồi từ tận phía dưới đó, những tầm nhìn mở ra và những đường phát động tấn công cũng trở thành nỗi ám ảnh của đối thủ. Pirlo rất ít khi dốc bóng nhưng khi anh đã đưa bóng vượt khỏi vạch vôi giữa sân thì tất sẽ có chuyện. Pirlo vẫn luôn như thế, nguy hiểm mọi lúc mọi nơi. Một lần nữa ta lại tin rằng đúng như Buffon đã nói: “Thấy anh đứng trên hàng phòng ngự, tôi nhận ra rằng Chúa có tồn tại…”

(Bạn đọc: Trang Milan)

Italia: Tự cứu mình trước đã

(TT&VH) - Đúng là người Italia đã lo quá xa khi e ngại rằng Tây Ban Nha và Croatia sẽ bắt tay với nhau để loại họ ở lượt trận cuối, bởi vì để được xét tới khả năng đọ chỉ số phụ với hai đối thủ ấy, Italia phải thắng Ireland trước. Mà đó lại là điều mà không ai có thể đảm bảo rằng thầy trò HLV Prandelli sẽ làm được.


Lối chơi 3-5-2 được Prandelli áp dụng cho tuyển Italia đã lộ rõ hầu hết các ưu nhược điểm qua hai trận đầu tiên tại EURO 2012, trong đó điểm yếu lớn nhất là khả năng tấn công tương đối hạn chế. Sự tập trung đến một nửa số nhân sự ở khu vực giữa sân giúp Italia tạo được thế trận an toàn trước Tây Ban Nha và chơi áp đảo Croatia cho đến khi Thiago Motta phải rời sân bất đắc dĩ, nhưng lại không hỗ trợ được cặp tiền đạo Cassano/Giovinco - Balotelli/Di Natale do thiếu một cầu nối giữa hai tuyến tấn công. Cassano hoặc Giovinco thường xuyên phải tự lui về lấy bóng để Balotelli hoặc Di Natale rơi vào trạng thái đơn độc, khiến cho các đường bóng tấn công của Italia thiếu yếu tố tốc độ và đột biến. Cộng thêm khả năng dứt điểm kém cỏi, Italia mới chỉ ghi được 2 bàn ở giải đấu này, kém nhất trong số các đội bóng lớn và chỉ ngang với Hy Lạp, Ba Lan, Ukraina.






Trước khi hy vọng Tây Ban Nha chơi đẹp để không rơi vào "thảm họa 2004", Italia cần phải tự cứu mình trước bằng cách đánh bại Ireland càng đậm càng tốt, và do đó, họ sẽ phải thay đổi để tăng cường sức mạnh tấn công và cải thiện hiệu suất ghi bàn kém cỏi. Prandelli khẳng định sẽ có 3 hoặc 4 sự điều chỉnh cho trận gặp Ireland, nhưng các thay đổi sẽ chỉ thực hiện về mặt nhân sự, còn chiến thuật 3-5-2 vẫn sẽ giữ nguyên bởi 3 ngày là quá ít để tiến hành những xáo trộn mạo hiểm. Sự trở lại sau chấn thương (nhiều khả năng) của trung vệ Andrea Barzagli là sự khích lệ tinh thần lớn lao cho Italia, đồng thời tạo điều kiện để Prandelli trả Daniele De Rossi về vai trò tiền vệ trung tâm, tăng cường sức chiến đấu cho tuyến giữa (dù rằng rất có thể anh vẫn đá trung vệ, còn Barzagli thay cho Bonucci).




Con số


36 - Trọng tài được chỉ định cầm còi trận Italia - Ireland là Cuneyt Cakir, người Thổ Nhĩ Kỳ. Cakir là trọng tài chính trẻ nhất làm việc tại EURO 2012, năm nay mới 36 tuổi. Tiền đạo Mario Balotelli của Italia từng bị Cakir phạt thẻ đỏ trong một trận đấu thuộc Europa League mùa giải trước.


5 - Italia chỉ ghi được vẻn vẹn 5 bàn trong 6 trận đấu gần nhất ở hai giải đấu lớn World Cup và EURO. Họ hòa Tây Ban Nha 0-0 ở tứ kết EURO 2008 (bị loại vì thua penalty); hòa Paraguay 1-1, hòa New Zealand 0-0 và thua Slovakia 2-3 ở vòng bảng World Cup 2010; hòa TBN 1-1 và Croatia 1-1 ở EURO 2012.
Nếu De Rossi không trở lại hàng tiền vệ, vị trí của Thiago Motta, người đã bị đau ở trận hòa Croatia, sẽ được giao cho Nocerino, tiền vệ năng động của Milan. Cái duyên ghi bàn từ tuyến sau của Nocerino (10 bàn Serie A mùa vừa qua) là thứ Italia rất cần trong hoàn cảnh các chân sút thi đấu thiếu hiệu quả, trong khi khả năng tranh chấp bằng sức mạnh là điều có thể đảm bảo ở cầu thủ này. Nếu Prandelli muốn có thêm độ sáng tạo, Montolivo hoặc Diamanti sẽ được trao cơ hội, dù rằng sự bố trí này sẽ làm giảm sức chiến đấu của tuyến giữa (vốn là điểm yếu đã bị Croatia khai thác triệt để ở trận trước). Hai cánh, với Maggio bên phải và Giaccherini bên trái, nhiều khả năng sẽ bị thay mới hoàn toàn bằng Abate (phải) và Balzaretti (trái) để giải quyết bài toán thể lực. Ở hàng công, dù đã chơi thiếu hiệu quả và bị chỉ trích khá nhiều, cặp Cassano - Balotelli vẫn cứ là sự lựa chọn tốt nhất của Italia và nhiều khả năng được tiếp tục giữ lại ở đội hình xuất phát.
Trong khi đó, đối thủ của Italia cũng sẽ thay đổi mạnh mẽ. Ireland đã sớm bị loại và trận cuối là dịp tốt để HLV Trapattoni dành cơ hội cho các cầu thủ dự bị, những người mà ông nói rằng "xứng đáng được có mặt ở giải đấu lớn thế này". Những thay đổi này sẽ làm Ireland yếu đi và Trapattoni chắc chắn không tránh khỏi những cáo buộc rằng cố tình tạo điều kiện giúp Italia đi tiếp, nhưng nhà cầm quân người Italia này khẳng định ông không hề nghĩ tới điều đó và cũng sẽ chẳng quan tâm đến dư luận nói gì.




Nhà cầm quân Slaven Bilic của Croatia tỏ ra hết sức phẫn nộ trước phản ứng của giới truyền thông và người hâm mộ Italia sau kết quả hòa 1-1 giữa Croatia và Italia ở lượt trận thứ hai bảng C, cho rằng Croatia sẽ tìm cách dàn xếp với Tây Ban Nha để kiếm kết quả hòa 2-2 ở lượt cuối, qua đó đá văng Italia về nước sớm.
"Tôi đảm bảo rằng tôi và các cầu thủ của tôi là những nhà thể thao chuyên nghiệp" - Bilic trả lời trên báo Gazzetta dello Sport - "Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc như vậy. Những cáo buộc đó là sự sỉ nhục đối với tôi, các cầu thủ và cả đất nước Croatia. Với chúng tôi, hòa 2-2 cũng như thắng hoặc thua, chỉ là kết quả của một trận đấu. Trong khi, người Italia đã lo quá xa. Họ còn phải thắng Ireland, nhưng đó không phải là điều dễ dàng, bởi không đội nào muốn ra về với 3 trận thua cả".


Thủ môn Gigi Buffon đã gây nên những tranh cãi khi "đánh cược" rằng kết quả 2-2 chắc chắn sẽ xảy ra, khiến đội trưởng Darijo Srna của Croatia ngạc nhiên: "Chắc Buffon đã đùa khi nói ra điều đó. Tôi nghi ngờ anh ấy thực sự nghĩ đến chuyện dàn xếp tỷ số. Còn nếu anh ấy thích chơi những trò cá cược thì đó chẳng phải việc của chúng tôi".


Tiền vệ Daniel Pranjic khẳng định Croatia sẽ hướng đến trận đấu gặp Tây Ban Nha với mục tiêu chiến thắng và giành ngôi đầu bảng C: "Bất cứ kết quả nào cũng có thể xảy ra, tất nhiên tỷ số 2-2 cũng có trong số đó".

Saturday, June 30, 2012

Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?


Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.

Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.
undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.
undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.
undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?


Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.

Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Vấn đề của Tây Ban Nha: Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?9:24 30/6/2012

Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.


>> Chung kết EURO 2012: “Hàng hiệu” sẽ lên tiếng
>> Phát hiện điểm chung giữa 2 cú Panenka của Ramos và Pirlo
>> Bí mật ở loạt sút penalty: CR7 nói gì với thủ môn Patricio?
>> Balotelli: Tôi muốn ghi 4 bàn vào lưới Tây Ban Nha


Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Vấn đề của Tây Ban Nha: Phải chăng tiqui-taca đã hết thời?9:24 30/6/2012

Không gì là mãi mãi. Tiqui-taca cũng chẳng thể nằm ngoài quy luật thịnh suy của tự nhiên. Phong cách chơi bóng làm nên một Tây Ban Nha thống trị châu Âu và Thế giới đang có dấu hiệu suy tàn theo thời gian.


>> Chung kết EURO 2012: “Hàng hiệu” sẽ lên tiếng
>> Phát hiện điểm chung giữa 2 cú Panenka của Ramos và Pirlo
>> Bí mật ở loạt sút penalty: CR7 nói gì với thủ môn Patricio?
>> Balotelli: Tôi muốn ghi 4 bàn vào lưới Tây Ban Nha


Tây Ban Nha đã đi đến trận đấu cuối cùng của VCK Euro 2012. Nếu xét về mặt kết quả, đó rõ ràng là một thành công của thầy trò Del Bosque. Nhưng có một điều khá lạ, giới truyền thông (ngay cả ở xứ đấu bò) tung hô La Roja thì ít mà thi nhau mổ xẻ những vấn đề của nhà ĐKVĐ thế giới thì nhiều. Nguyên nhân ư? Đó là cái cách mà Tây Ban Nha đánh bại đối thủ để tiến vào trận chung kết không khiến thiên hạ phục.

Tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đội bóng của Del Bosque đã thống trị Thế giới với thứ bóng đá cống hiến đẹp mê hồn. Nhắc đến La Roja người ta nhớ đến một đội bóng chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Những pha di chuyển liên tục, những đường chuyền nhịp nhàng, những đường chọc khe sắc như dao cạo xé toang mọi hàng phòng ngự dù là vững chắc nhất. Xem Tây Ban Nha “chơi” bóng luôn tạo nên một cảm xúc khó tả, chính nó đã đưa tiqui-taca trở thành một thương hiệu. Những bại tướng dưới tay La Roja đều phải tâm phục khẩu phục. Thậm chí họ còn thấy… hạnh phúc khi được thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

undefined
Lối chơi của TBN đang dần bị bắt bài

Còn hiện tại? Vẫn là những đường chuyền liên tục, những pha di chuyển nhưng nó lại chỉ mang đến cho NHM cảm giác nhàm chán và… buồn ngủ. Điệu tiqui-taca giờ đây có nhiệm vụ câu giờ hơn là xuyên phá hàng thủ đối phương. Thua La Roja, các đối thủ đều cảm thấy tiếc. Tiếc vì quá tôn trọng một nhà ĐKVĐ Thế giới không hề mạnh như họ tưởng. Nếu chơi sòng phẳng, chưa chắc họ đã phải thất bại.

Tây Ban Nha hiện tại không còn là đội bóng bất khả chiến bại, điệu tiqui-taca giờ đã không còn biến ảo, “khó đỡ” như cách đây 2 năm. La Roja giờ đây đang chiến đấu và chiến thắng bằng kinh nghiệm, bằng bản lĩnh mà họ đã tích lũy sau những năm tháng thống trị Thế giới.

Việc La Roja suy yếu không phải là quá bất ngờ. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ tối đa là 3 năm, sau đó, tập thể đó sẽ yếu dần. Thời gian sẽ tiêu diệt mọi đội bóng dù là bất khả chiến bại.

undefined
Những chiến thắng đến với TBN đang ngày càng khó khăn hơn

Đội hình mà HLV Del Bosque mang đến Ba Lan & Ukraine phần lớn cũng là những ngôi sao đã đưa Tây Ban Nha đăng quang tại Euro 2008 và World Cup 2010. Nghĩa là họ đã chiến đấu, bị vắt kiệt sức lực trong suốt 3 năm qua, không chỉ ĐTQG mà cả ở CLB. Trong môi trường bóng đá hiện đại đang ngày càng khắc nghiệt, quá khó để duy trì thể lực cũng như phong độ trong một khoảng thời gian dài như vậy.

Có thể thấy rõ sự đi xuống qua những bước chạy, những đường chuyền của Xavi. Tại VCK Euro 2012, dấu ấn của số 6 trong những bàn thắng của Tây Ban Nha là hết sức mờ nhạt. NHM đã không còn được chứng kiến những đường chuyền xe toang hàng phòng ngự đối phương từ tiền vệ của Barca. Ngay đến nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu, phân phối bóng, Xavi cũng chỉ chơi ở mức tròn vai.

Khi hạt nhân quan trọng nhất trong lối chơi tiqui-taca không còn tỏa sáng, chẳng hề ngạc nhiên khi La Roja rơi vào cảnh bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng, không phải 3 năm qua Tây Ban Nha mới sử dụng lối chơi tiqui-taca. La Roja đã chơi theo phong cách đó từ rất lâu rồi, song để đạt đến đẳng cấp thượng thừa như hiện tại thì chính là nhờ Xavi cùng lứa cầu thủ quá tài năng vừa qua. Khi Xavi sa sút, rõ ràng điệu tiqui-taca khó có thể bay bổng được.

undefined

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến Tây Ban Nha không còn giữ được sức mạnh của mình, đó chính là việc trong tay HLV Del Bosque không còn cặp tiền đạo Villa-Torres ngày nào. Tiền đạo Barca đã dính chấn thương không thể tới Ba Lan & Ukraine, trong khi El Nino hiện tại chỉ còn là cái bóng của chân sút đã ghi bàn thắng duy nhất mang về chức vô địch châu Âu cho Tây Ban Nha cách đây 4 năm. Llorente thì không nhận được sự tin tưởng từ Del Bosque, còn Negredo đã mang lại sự thất vọng quá lớn khi được trao cơ hội ở trận bán kết với Bồ Đào Nha vừa qua.

Không có tiền đạo ở tuyến trên cũng đồng nghĩa với việc những đường tấn công của TBN thiếu điểm đến cuối cùng. Nó dẫn đến sự bế tắc trong lối chơi tiqui-taca của đội bóng xứ đấu bò. Cesc Fabregas có kỹ năng ghi bàn song anh vẫn chỉ là một tiền vệ, không có những bản năng sát thủ của một tiền đạo thực thụ.

Ở trận bán kết vừa qua, người ta được chứng kiến Bồ Đào Nha đã phá hoàn toàn điệu tiqui-taca của Tây Ban Nha. Trong suốt 120 phút thi đấu, La Roja đã hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc. Số cơ hội mà họ tạo ra được chưa đếm hết đầu ngón tay trên một bàn tay, tất cả đều đến từ những nỗ lực cá nhân chứ không phải là từ những pha đập nhả quen thuộc.

Việc Bồ Đào Nha phá được lối chơi của Tây Ban Nha không hề ngẫu nhiên. Như chính HLV Bento từng khẳng định trước trận đấu rằng ông đã nắm bắt được mấu chốt điệu tiqui-taca và sẽ chặn đứng La Roja. Bento đã thành công, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những Bento khác trong tương lai. Suy cho cùng, phá bỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với xây dựng, huống hồ điệu tiqui-cata đã bị cả thế giới săm soi, mổ xẻ bấy lâu.

Con đường bảo vệ ngôi Vương của Tây Ban Nha sẽ chỉ còn lại Italia. Trong một trận chung kết thì không thể nói trước được điều gì. Có thể La Roja sẽ giành chiến thắng và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro. Song chắc chắn, Tây Ban Nha cần phải tìm cho mình một lối đi mới trong thời gian tới, hay chí ít cũng là cải tiến điệu tiqui-taca mà cả thế giới đều đã thuộc lòng.

Tuyển Ý - bậc thầy nghệ thuật hóa trang


Mọi dự đoán về trận bán kết 2 diễn ra rạng sáng 29-6 đều lật nhào. Một đội Đức trẻ trung, hừng hực khí thế đã bị tuyển Ý sút về nước. Có nhiều điều để nói về trận này, nhưng lớn nhất vẫn là chuyện tuyển Ý càng đá càng hay.


undefined
Trút bỏ bộ cánh nhàm chán, vũ điệu Ý đang rực rỡ ở “sân khấu” Euro 2012 - Ảnh: AFP

Tuyển Ý không được đánh giá cao ở Euro 2012 bởi nhiều lý do: già nua, sốc vì nghi án dàn xếp tỉ số ngay sát ngày dự giải... Rồi khi quả bóng Tango 12 đã lăn, những gì họ thể hiện ở vòng bảng thật sự nhạt nhòa. Mở đầu là trận hòa dưới cơ Tây Ban Nha, tiếp đến là bất phân thắng bại với Croatia. Ở lượt đấu cuối, thầy trò Prandelli phải kêu gọi cặp đối thủ Tây Ban Nha - Croatia hãy chơi đẹp (đừng bắt tay nhau hòa 2-2) vì như thế thì họ sẽ xách vali về nước. Ngay trong trận đấu quyết định chiếc vé vào tứ kết, họ cũng vất vả mới thắng được Ireland 1-0 trong khi đội này trước đó bị Tây Ban Nha “vờn” như trẻ con!

Vào tứ kết, Ý loại Anh ở chấm phạt 11m trong cuộc thi sút luân lưu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận họ đã phần nào trút bỏ bộ cánh nhàm chán ở vòng đấu bảng. Thay vào đó bằng chiếc áo tươi tắn hơn, thể hiện qua lối chơi tấn công sắc nét được chỉ huy bởi nhạc trưởng Pirlo.

Nhưng bộ cánh mà tuyển Ý trình diễn trong bán kết mới thật sự rực rỡ. Người Đức đành phải tự trách mình kém tài trong phòng ngự khi ba hậu vệ bao vây Cassano bên cánh trái nhưng bất lực, để anh này thoát qua và thực hiện một đường chuyền đẹp cho Balotelli lao xuống với tốc độ một viên đạn trái phá, đánh đầu hạ Neuer. Bàn thứ hai là một pha phản công bén như dao cạo, để rồi Balotelli lần thứ hai lập công với quả sút cháy lưới khiến Neuer phải ngẩn ngơ bất lực. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 35 phút đầu trận. Và khi người Ý đã vay rồi thì thật khó đòi...

Xem năm trận đấu đã qua của tuyển Ý, chúng tôi buộc phải nhớ lại hai lần họ đăng quang World Cup: Năm 1982, ngày ấy còn nhớ trẻ con Việt Nam đã nghêu ngao mấy câu hát “Khi Espana vừa kết thúc xong/Đội Ý thành công/Paolo Rossi là vua phá lưới...”. Đó là một giải đấu mà người ý đã thành công nhờ nghệ thuật hóa trang. Họ khởi đầu mờ nhạt ở vòng 1. Vào vòng 2 chung bảng với hai đại gia Nam Mỹ là Argentina với Brazil. Đặc biệt năm ấy Brazil còn hơn cả Đức ở Euro 2012 trong việc được thế giới đặt niềm tin đăng quang. Vậy mà những Zico, Socrates, Falcao... đã phải khóc nức nở vì bị Rossi “ám sát”. Ý đã tiến vào chung kết và hạ gục tuyển Đức để đoạt cúp.

Tương tự ở World Cup 2006, mãi đến vòng tứ kết Ý vẫn còn bị người hâm mộ và đối thủ nhìn bằng nửa con mắt (!) khi họ chỉ vượt qua Úc bằng một pha đóng kịch kiếm phạt đền, và Totti là người ghi bàn thắng duy nhất từ chấm 11m. Nhưng đến bán kết họ trút bỏ lớp phục trang nhạt nhòa, thay vào đó là một bộ y phục lấp lánh, thể hiện qua việc giải quyết gọn nhẹ tuyển Đức 2-0. Và chung kết, đến lượt đội Pháp của Zidane ôm hận.

Ý luôn là thế, rất biết giấu mình để mọi người xem nhẹ. Nhưng khi đến đoạn quyết định, họ khoác lên người bộ cánh sáng lòa, và lúc ấy thì tất cả đều muộn màng nếu muốn tìm cách ngăn cản họ. Liệu lần này cũng như thế? Câu trả lời sẽ có vào rạng sáng 2-7, và nếu đúng thế họ thật sự là bậc thầy của nghệ thuật hóa trang.

Trên cung đường chiến thắng: Sự vĩ đại của Prandelli



(TT&VH) -
 Ông đứng đó, cùng với tất cả các thành viên trong ban huấn luyện, tay nắm nhẹ, đôi mắt nhắm hờ, trái tim hướng về đất nước và hát bài Fratelli D’Italia (Quốc ca nước CH Italia). Prandelli đã chiến đấu và chiến thắng bằng trái tim, để khẳng định sự vĩ đại của một nhà cầm quân mang tư tưởng cách tân của bóng đá Italia.

Trả món nợ với người Đức
Khi HLV Cesare Prandelli bước vào trận bán kết với người Đức, ngoài mục tiêu cùng Italia chiến thắng để tiến bước vào chung kết, ông còn muốn trả món nợ cá nhân của hơn hai năm về trước. Ngày ấy, tại vòng 1/8 Champions League 2010-11, Fiorentina của Prandelli trình diễn lối chơi rất ấn tượng, và được xem là hiện tượng của giải đấu (đứng đầu bảng đấu có sự hiện diện của Liverpool và Lyon).
Trong trận lượt đi ở Allianz Arena, lối chơi chặt chẽ mà Prandelli xây dựng giúp Fio xuất sắc cầm chân đội chủ nhà cho đến tận phút 89, dù phải đá với 10 người (Gobbi bị thẻ đỏ phút 73). Tuy nhiên, khi chuẩn bị khép lại giờ thi đấu chính thức, bước ngoặt đã diễn ra với bàn thắng được ghi trong tư thế việt vị gần 2m của Klose. Trọng tài Tom Henning Ovrebo, người nổi tiếng với nhiều scandal xử ép, công nhận bàn thắng cho Bayern trong sự uất nghẹn của các cầu thủ áo Tím. Chính vì bàn thua tức tưởi ấy, trận thắng 3-2 trên sân nhà sau đó không đủ để Fio đi tiếp.
undefined
Prandelli xứng đáng đứng trong hàng ngũ những HLV vĩ đại của Calcio - Ảnh Getty
6 cầu thủ Bayern có mặt trong trận thắng mang dấu ấn trọng tài ngày ấy là thành viên của Đức tham dự EURO 2012. Trong số này, 4 người Lahm, Gomez, Badstuber và Schweinsteiger đá chính trận bán kết với Italia, còn Klose và Mueller ngồi ghế dự bị (sau đó cũng lần lượt xuất hiện). 
Đức mang đậm hơi thở Bayern, đội lập hat-trick á quân mùa giải vừa qua, nên có thể nói chiến thắng 2-1 mà Italia giành được là câu trả lời của Prandelli cho nỗi uất hận mà ông phải chịu. Montolivo đeo băng đội trưởng ngày ấy, và nó cũng trở thành động lực để anh tỏa sáng bằng đường chuyền đẹp như mơ cho Balotelli ghi bàn thứ 2.
Sự vĩ đại của Prandelli
So với Joachim Loew, Prandelli kém xa về mặt danh tiếng. Phần lớn thời gian huấn luyện của ông gắn với các đội nhỏ và trung bình. Loew có ngôi á quân châu Âu và hạng Ba thế giới trong bộ sư tập cá nhân, còn Prandelli vẫn còn trong giai đoạn xây dựng lại đội bóng Italia đổ nát từ sau World Cup 2010. Lần đầu tiên trong sự nghiệp nhà cầm quân người Brescia biết mùi vị vòng bán kết một giải đấu, mà lại là EURO.
Con số
13 - Prandelli đã có chiến thắng thứ 13 trong 25 trận dẫn dắt Italia. Nếu không tính các trận giao hữu, Italia đang bất bại kể từ khi Prandelli thay Lippi.

2 - Balotelli mới là người thứ 2 lập cú đúp trong một trận đấu dưới thời Prandelli, kể từ sau Cassano trong trận thắng Bắc Ireland 3-0 ngày 11/10/2010.

2 - Trong sự nghiệp cầm quân, Prandelli từng 2 lần được nhận danh hiệu Panchina d’oro, liên tiếp hai mùa giải 2005-06 và 2006-07. Ngoài ra, ông còn có một lần được vinh danh tại Oscar del Calcio (2008).
Không có nhiều kinh nghiệm ở những cuộc chơi mang tính quyết định, trong tay không nhiều những ngôi sao như người đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến, nhưng Prandelli đã cho thấy ông trên cơ hoàn toàn về chiến thuật. Ngay trong cách xây dựng đội hình đã cho thấy Prandelli táo bạo và quyết đoán hơn hẳn Loew. Việc xếp Balzaretti - một cầu thủ đá trái, sang giữ nhiệm vụ bên hành lang phải là một minh chứng đầy thuyết phục. Trong khi đó, Loew thay đổi bộ khung chiến thắng trước Hy Lạp để sử dụng các cầu thủ có thiên hướng thể lực và tốc độ.

Chỉ một chiến thắng, trong thế trận mà các cầu thủ Thiên thanh chủ động hoàn toàn suốt 90 phút, đủ để đưa Prandelli bước vào hàng ngũ những nhà cầm quân vĩ đại của Calcio. Hai năm là khoảng thời gian rất ngắn, không có điều kiện thuận lợi, khi mà chất lượng giải đấu Serie A sa sút trầm trọng, nhưng Prandelli đã thành công với cuộc cách mạng về lối chơi cho Italia. Không có Rossi, trong khi hai người học trò cưng Cassano và Balotelli đều có những vấn đề (Cassano nửa năm trước vật lộn để thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì bệnh tim; còn Balotelli thì quá cá tính), Prandelli vẫn thành công với một vài lựa chọn mà nhiều người nghĩ họ chưa đủ tiêu chuẩn khoác áo Thiên thanh (Diamanti là một ví dụ).
Sự vĩ đại của Prandelli còn được thể hiện qua cách ông đặt cả trái tim mình vào công việc, vào mối quan hệ với các cầu thủ, để biến Azzurri thành một mái nhà thực sự. Ngay cả trong trường hợp Azzurri không thể kết thúc gần nửa thế kỷ mỏi mòn chờ đợi chiếc Cúp danh giá nhất châu Âu, thì Prandelli vẫn là người chiến thắng trong mắt các tifosi!
Ngọc Linh

Thursday, June 28, 2012

Đức - Italia: Mũi kiếm nơi yết hầu


(TT&VH) - Đức và Italia đều đã xây dựng danh tiếng của nền bóng đá bằng cách ưu tiên việc phá lối chơi của đối phương, hơn là giành giật thế trận và chủ động tiêu diệt. Nhưng hãy tạm xếp kiểu chơi rình rập cũ kỹ của người Đức và Catenaccio qua một bên, vì đây là thời điểm của bóng đá tấn công và nghệ thuật dồn ép đối thủ. 

Từ sự tiến bộ vượt bậc về thể lực
Đội tuyển Đức trước những năm đầu thế kỷ XXI có sức mạnh tranh chấp tuyệt vời, nhưng không phải những người bền bỉ về mặt thể lực thực sự. Họ thường chơi ở trạng thái cầm chừng trong 3/4 thời gian thi đấu, và chỉ bung sức có thời điểm. Đội tuyển Italia cũng vậy: Khả năng tổ chức và những tiểu xảo phá lối chơi giúp họ điều tiết thể lực cực tốt, đủ tỉnh táo để đứng vững rồi sau đó khai thác sai lầm của đối phương. 
Nhưng giai đoạn mà bóng đá Đức suy thoái cũng gắn liền với giai đoạn mà điểm yếu thể lực của họ bộc lộ. Chiến thắng 5-1 của đội tuyển Anh trước Đức trong một trận giao hữu năm 2001 đã phơi bày hạn chế rõ ràng ấy của người Đức: Họ hụt hơi và bị nghiền nát trong một hệ thống hoạt động với công suất cao trong cả trận của người Anh, vốn đã quá quen với các trận đấu tốc độ cao và rất ít cắt còi trong suốt 90 phút ở Premier League. Tương tự, đội Italia hùng mạnh của năm 2002 cũng đã gục ngã tại Cúp thế giới trước Hàn Quốc của Guus Hiddink, một đội bóng chạy như điên ngay cả khi hiệp phụ bước sang những phút cuối cùng. 
Bóng đá hiện đại đã cuốn bay những toan tính, và bắt Italia lẫn Đức lao vào cuộc cách mạng thể lực. Bây giờ, thì Đức là một trong những đội tuyển châu Âu có cường độ hoạt động khủng khiếp nhất trong một trận đấu. Với Italia, thì tại EURO lần này, họ là một trong những đội chạy nhiều nhất, với trung bình trên dưới 110 cây số mỗi trận. Andrea Pirlo, bộ não của Italia, thậm chí đã chạy xấp xỉ 50 cây số trong 4 trận vừa qua của đội thiên thanh.
undefined
Italia của Andrea Pirlo (trái) có thể “đâm” trúng yết hầu của đội tuyển Đức trong trận đấu này? - Ảnh: Getty
Đến sự linh hoạt và biến hóa về lối chơi
Italia hiện tại có khả năng chuyển từ hệ thống 4-4-2 với hàng tiền vệ hình kim cương sang sơ đồ 3-5-2 một cách uyển chuyển và chóng vánh. Các bài báo nước ngoài viết về hệ thống chiến thuật của Italia ở giải lần này cũng đánh giá rằng hàng tiền vệ hình kim cương, trái tim của đội thiên thanh, được duy trì với hình dạng và cự ly rất chuẩn mực một cách liên tục trong trận.
Tính linh hoạt không chỉ được thể hiện ở hệ thống, mà còn ở ý đồ chơi bóng. Italia chuyển từ phòng ngự sang tấn công rất nhanh, với nhiều tiền vệ cơ động và cần cù (Nocerino, Marchisio), với hai cầu thủ hậu vệ biên hoạt động cường độ cao (Balzaretti và Abate) thường xuyên hợp với hàng tiền vệ kim cương tạo thành nhân sự tấn công đông đảo, và cặp tiền đạo Balotelli - Cassano cũng là những người tham gia rất tích cực vào lối chơi. Hướng tấn công (hoặc phản công) của họ cũng tiềm ẩn nhiều bất ngờ, nhờ khả năng giữ bóng và phân phối rất đa dạng của Pirlo, người có thể đưa ra các đường chuyền ở cự ly ngắn, trung bình và dài chính xác như nhau.
Sự linh động và biến hóa của đội tuyển Đức thể hiện rõ ràng nhất ở khả năng di chuyển, hoán đổi và dồn ép liên tục của hàng tiền vệ năm người (cặp tiền vệ trung tâm và ba hộ công), cộng thêm những pha đột kích như một tiền vệ biên của Lahm vào trung lộ. Và khả năng cầm bóng dựa trên sự nhuần nhuyễn, khoa học trong từng bài phối hợp là thế mạnh rõ rệt của đội tuyển Đức, cộng thêm sự vây ráp hợp lý vốn có, họ nhiều khả năng sẽ chiếm được nhiều bóng hơn Italia.
Yết hầu phơi ra trước lưỡi kiếm

Đội hình dự kiến

Đức: Neuer - Boateng, Hummels, Badstuber, Lahm - Khedira, Schweinsteiger - Reus, Oezil, Schurrle - Klose

Italia: Buffon - Abate, Barzagli, Bonucci, Balzaretti - Marchisio, Pirlo, Nocerino, Motta - Balotelli, Cassano
Kịch bản dễ xảy ra nhất ở trận này có thể sẽ giống với kịch bản của trận Italia – TBN ở vòng bảng: Đức sẽ chiếm nhiều bóng hơn, và chìa khóa Pirlo nhiều khả năng sẽ không có thời gian điều phối bóng một cách thoải mái như trận gặp đội tuyển Anh, trận đấu mà anh đã tung ra tổng cộng 117đường chuyền thành công (trận gặp TBN, con số đó chỉ là… 32).
Nhưng dù số đường chuyền có bị giảm thiểu, thì Pirlo vẫn sẽ biết cách đảm bảo cho thế trận của Italia không đổ gãy bằng khả năng giữ bóng giảm nhịp độ, đóng vai trò một vị trí định hướng ở tuyến tiền vệ, tương tự trận gặp TBN, và trên cơ sở đó, chờ đợi thời cơ mà yết hầu của đội tuyển Đức lộ ra.
Đến một đội tấn công với khả năng chống phản công và vâp ráp đoạt bóng thượng thừa như TBN cũng đã bị lưỡi kiếm Italia đâm thủng trong một tình huống mẫu mực (Pirlo chọc khe cho Di Natale thoát xuống sửa bóng vào góc xa). Vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ vào sự an toàn trong hệ thống phòng thủ của người Đức, nhất là khi họ không có một tiền vệ chuyên trách phòng ngự nào cả, và cặp trung vệ chơi chưa thực sự chắc chắn, nhất là vị trí của Holger Badstuber.
Đức sẽ lãnh trách nhiệm tấn công nhiều hơn, và nếu họ không thể tìm ra phương pháp khoan thủng hàng thủ Italia trong hiệp một, Pirlo, người dò tìm yết hầu đối thủ, có thể sẽ lại khiến họ phải trả giá.
Dự đoán: 1-1 (Italia thắng 2-1 trong hiệp phụ)
Ban Cầm

Sức mạnh của ĐT Italia nằm ở hàng tiền vệ



Trong bối cảnh những mũi công gần như vô hại, hàng tiền vệ chính là sức mạnh giúp Azzurri giành vé vào bán kết. Muốn thay đổi lịch sử, ĐT Đức buộc phải làm chủ khu vực giữa sân và khắc chế được Andrea Pirlo.

Sau 4 trận đấu tại EURO 2012, ĐT Italia mới có được 4 bàn thắng. Những tiền đạo thực thụ là Balotelli, Cassano và Di Natale đều lập công và bàn còn lại của Pirlo. Có nghĩa, hiệu suất ghi bàn của Azzuri quá khiêm tốn. Sở dĩ đội bóng của Prandelli có thể lọt vào tới bán kết nhờ sự chắc chắn nơi hàng thủ và đặc biệt là sức mạnh của những ngôi sao chơi ở khu vực giữa sân.

Trung vệ Mats Hummels trước giải cho rằng Italia không hề đáng ngại. Song càng nhìn Azzurri lầm lũi tiến vào tới bán kết, trung vệ ngôi sao của ĐT Đức đã phải thay đổi cách nghĩ. Hoàn toàn chính xác khi Hummels đánh giá tuyến tiền vệ đang làm nên thành công cho đội bóng Thiên thanh. Với những quân bài có trong tay, HLV Prandelli đang sử dụng rất hiệu quả, dù Azzurri có chơi với sơ đồ 3-5-2 ở 2 trận đầu vòng bảng, hay mạnh dạn thay đổi chơi 4-1-3-2 hoặc 4-3-1-2 tùy theo tình thế trên sân ở trận cuối vòng bảng với CH Ireland hay mới nhất là trận tứ kết với ĐT Anh.

Pirlo, Marchisio, Motta và De Rossi ở khu vực giữa sân đã giúp cho Italia kiểm soát thế trận cực tốt. Ở trận gặp CH Ireland, Azzurri cầm bóng tới 68%. Đúng là CH Ireland quá yếu, nhưng ngay đến một gã khổng lồ như ĐT Anh cũng chỉ kiểm soát được 34% thế trận. Các tiền vệ của Azzurri hoạt động như con thoi và De Rossi với khả năng đánh chặn cực tốt đã hạn chế được sức tấn công của đối thủ. Đồng thời, khi Pirlo không còn chịu áp lực phải hỗ trợ phòng ngự, thành viên từng cùng Italia lên đỉnh thế giới năm 2006 trở thành ngòi nổ cực kỳ nguy hiểm.

Không thể tin Pirlo đã 33 tuổi, bởi cách chơi bóng của ngôi sao Juventus như anh vẫn đang ở thời kỳ sung mãn nhất. Nhãn quan chiến thuật tuyệt vời, gần như tất cả những đường bóng đều qua chân của Pirlo. Với những pha chuyền bóng sắc lẹm, xé toang hàng thủ ĐT Anh mới đây, nếu những Cassano, Balotelli, Nocerino hay Diamante tận dụng tốt cơ hội, hẳn trận tứ kết đã được định đoạt trong 90 phút chứ không phải kéo dài tới loạt luân lưu cân não. Cũng chẳng ngạc nhiên khi Pirlo 2 lần được tôn vinh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận.

Muốn lần đầu tiên thắng nổi Italia ở một giải đấu lớn, người Đức thừa hiểu họ sẽ phải phong tỏa được sức mạnh ở hàng tiền vệ Azzurri, đặc biệt là phải bắt chết Pirlo.

Nhiệm vụ đã được vạch ra, nhưng khắc chế bằng cách nào thì phải nhờ tài của HLV Joachim Loew, trong bối cảnh mà khả năng ra sân của đội phó Schweinsteiger, người sẽ đối đầu với Pirlo hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Đội tuyển Ý: Cần một Mario Gomez!

Những bàn thắng quan trọng ở những giây phút khó khăn của Mario Gomez đã giúp Đức vượt qua những chứng ngại tới thời điểm này của EURO. Nó đều là những pha xử lý đẳng cấp của một tiền đạo biết một mình tác chiến trong vòng cấm của đối phương, với sự mạnh mẽ, quyết đoán và nhạy bén của một "sát thủ" thực sự. Và chắc chắn nếu được ra sân gặp Ý, Gomez sẽ làm khổ hàng phòng ngự mỏng manh 3 người của Azzurri với khả năng và phong độ của mình.

undefined
Ý có thể thắng nếu họ có một Mario Gomez. Ảnh: Internet.

Trông qua lực lượng của Đức, ắt hẳn Prandelli ước gì mình cũng có một Mario Gomez trong đội hình, bởi màn trình diễn của các tiền đạo tuyển Ý không mang lại sự an tâm. Trong 4 trận đã đấu, Azzurri đã phung phí quá nhiều cơ hội, đặc biệt là trận tứ kết gặp Anh. Cassano có vẻ hợp hơn với vai trò "chim mồi", đá rộng và tạo cơ hội cho các đồng đội nên khó thể "thường trực" trong vòng cấm. Di Natale chỉ chơi tốt khi vào sân thay người và tuổi tác sẽ tác động không nhỏ tới những bước chạy của anh. Balotelli thì vẫn chứng tỏ biệt danh "ngựa chứng" bởi chỉ 1 bàn thắng là quá ít so với số cơ hội mà anh có được. Super Mario đã phát huy cái tôi của mình không đúng lúc với những pha sút xa vừa cá nhân lại không trúng đích hay chậm chạp trong việc phối hợp với đồng đội, chưa kể những "trò hề" bất ngờ của anh lại có thể mang họa cho cả đội.

Xét về thế trận, Ý hoàn toàn có thể lấn lướt Đức bởi sự cơ động và khôn ngoan của hàng tiền vệ, nhưng nếu các tiền đạo của họ thiếu đi sự chính xác trong những pha dứt điểm của mình thì rõ ràng lợi thế đó cũng chẳng ích gì. Trong khi đó chỉ cần một thoáng sơ sẩy, người Đức sẽ trừng phạt họ với Gomez ở phía trên. Ai cũng thấy rằng nếu tận dụng tốt các cơ hội, con đường Azzurri đi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Việc các tiền đạo ghi bàn không chỉ giúp Ý vượt lên mà còn giúp họ lái trận đấu theo ý mình, giảm gánh nặng cho các cầu thủ vì Azzurri chơi không thật tốt vào cuối trận do thể lực đi xuống bởi họ chưa chủ động đá phòng ngự truyền thống kể từ đầu giải.

Muốn chiến thắng thì phải ghi bàn, những thống kê vượt trội về thế trận chỉ là vô nghĩa nếu không có bàn thắng. Đức sẽ dùng sự lỳ lợm của mình để chống Ý nên Azzurri phải cần bàn thắng để tạo ưu thế. Với những Cassano, Di Natale, Balotelli, chỉ cần họ làm được như Mario Gomez của đối thủ, thì Ý có quyền nghĩ về trận chung kết rồi! Hãy chờ xem Prandelli sẽ làm gì để cải thiện hàng công của mình đây!

(Bạn đọc: Expert)

Wednesday, June 27, 2012

Khi tuyển Anh không phải là Chelsea



(BongDa.com.vn) - Khi Chelsea đánh bại Bayern Munich trên chấm phạt đền, nhiều người đã không ngớt lời ca tụng người Anh đã phá được cái dớp trên chấm penalty. Nhưng câu lạc bộ và đội tuyển là hai hình thái khác nhau. Cho nên ta có thể lý giải tại sao tuyển Anh lại một lần nữa ôm hận trên chấm phạt đền.

Khi Chelsea dùng lối đá phòng ngự catenaccio của người Ý lên ngôi vương Champions League đã tạo ra làn sóng mạnh mẽ bóng đá xứ sương mù. Đó là một câu chuyển cổ tích thời hiện đại. Chelsea vốn không được đánh giá cao nhưng từng bước, từng bước một loại bỏ những đối thủ sừng sỏ như Napoli, Barcelona, và Bayern Munich để lên đỉnh vinh quang châu Âu. Vậy là tuyển Anh quyết định lấy Chelsea làm hình mẫu cho cuộc chiến tại EURO lần này. Họ mơ sẽ viết thêm một câu chuyện cổ tích giống như Chelsea tại EURO 2012. Điều này không phải là vô lý. Bởi tuyển Anh và Chelsea có những điểm tương đồng.
undefined
Trong khi Chelsea vô địch Champions League 2012 bằng bản lĩnh. Ảnh Internet

Thứ nhất tuyển Anh tại kỳ EURO lần này họ không được đánh giá cao mặc dù nằm trong bảng đấu khá dễ thở khi chỉ gặp Pháp, Ukraina, và Thụy Điển. Thứ hai trong đội hình tuyển Anh có những cầu thủ nòng cốt làm nên chiến thắng vĩ đại của Chelsea là John Terry, Ashley Cole, Gary Cahill, Lampard. Vậy thì dại gì mà không áp dụng như Chelsea khi tuyển Anh có được cái nền tảng ấy?

Roy Hodgson đã đúng phần nào khi bê nguyên hình mẫu của Chelsea vào đội tuyển. Nhưng tiếc thay ông copy mà không có sửa chữa. Bởi lẽ một phần tuyển Anh thiếu may mắn khi hàng loạt trụ cột bị chấn thương không thể góp mặt cùng đội bóng như Gary Cahill, Lampard thì ông không kêu lại những tài năng bị quên lãng như Carrick, Ferdinand, Paul Scholes mà gọi những sao mai chưa bao giờ lớn Henderson, Martin Kelly, Stewart Downing. Người ta bảo ông ấy có cái lý của ông ấy. Ừ thì chính cái lý ấy mà tuyển Anh phải ôm hận trước người Ý đấy.

Chúng ta thấy Chelsea bản lĩnh bao nhiêu thì tuyển Anh lại dở bấy nhiêu. Chelsea chẳng những phòng ngự hay mà phản công lại cực kỳ sắc bén. Họ hầu như chỉ có một cơ hội trong một trận đấu nhưng nó lại trở thành bàn thắng. Trong khi đó tuyển Anh phòng ngự không hay lại phung phí quá nhiều cơ hội. Chelsea đối diện trong thế 10 người chọi 11 họ vẫn bình tĩnh và giành lấy chiến thắng. Còn tuyển Anh mặc dầu dẫn trước 2-1 trên chấm phạt đền vậy mà vẫn bị đối thủ vượt qua.
undefined
thì tuyển Anh lại thất bại trước Ý vì thiếu bản lĩnh. Ảnh Internet

Người ta cứ nói Chelsea may mắn mới có được chiếc cúp Champions League danh giá. Ừ thì có may mắn thật nhưng may mắn phải cộng với bản lĩnh đích thực thì mới chiến thắng được đối thủ. Vì thế mà người Anh trách đội bóng họ không gặp may như Chelsea nhưng họ có nghĩ may mắn thôi chưa đủ mà phải có bản lĩnh nữa. Người Anh có may mắn đấy chứ tại họ không biết nắm lấy cơ hội mà thôi. Khi người Ý biếu không họ một quả penalty đá hỏng những tưởng họ sẽ giữ bình tĩnh để đi đến chiến thắng vậy mà họ hào phóng biếu không lại đối thủ tới gấp đôi.

Giá như trên băng ghế chỉ đạo tuyển Anh là Di Matteo chứ không phải Roy Hodgson. Giá như tuyển Anh có Drogba chứ không phải là Rooney. Giá như trong khung gỗ của tuyển Anh là Petr Cech chứ không phải là Joe Hart. Giá như Ashley Cole là chính mình. Và vân vân cái giá như… Nhưng tất cả chỉ nói lên một điều tuyển Anh không phải là Chelsea. Vì thế tuyển Anh thấy bại ở EURO lần này là do họ. Họ chiến đấu mà không có linh hồn chỉ có hình thức thôi. Cho nên bản sao “catenaccio” Anh phải thất bại trước bản gốc chính hiệu “catenaccio” Ý là chuyện đương nhiên.

(Bạn đọc: Ragone Mignon)

Thursday, June 21, 2012

Loại môn đồ thứ 13 khỏi bữa ăn tối…


Biến tấu cùng EURO: Loại môn đồ thứ 13 khỏi bữa ăn tối…

(TT&VH) - 1. Có một câu chuyện được kể lại thế này, khi thực hiện bức họa “Bữa ăn tối cuối cùng”, Leonardo da Vinci đã tìm người mẫu rất công phu. Người làm mẫu cho hình ảnh của Chúa Jesus là một chàng trai 19 tuổi, có một gương mặt thánh thiện được chọn từ hàng ngàn ứng viên và đã làm mẫu ròng rã 6 tháng cho Leonardo da Vinci. 
Thời gian sau đó, khoảng 6 năm, danh họa lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn lại Judas-kẻ bán Chúa thì Leonardo da Vinci vẫn chưa tìm được người mẫu. Leonardo da Vinci muốn có một khuôn mặt mà ở đó hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, tàn ác và đạo đức giả- một khuôn mặt đặc trưng của một kẻ sẵn sàng bán đứng thầy, bạn mình chỉ vì 30 đồng bạc. Cuối cùng, danh họa được thông báo có một kẻ tử tù vì phạm rất nhiều tội ác trong đó có cả giết người đang bị giam giữ chờ ngày xét xử ở một hầm ngục tại Roma.
Danh họa lập tức lên đường đến Roma, và đã gặp Judas-như ông dung tưởng ở gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác thể hiện một nhân cách bị tha hóa. Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, kẻ tử tù được đưa tới Milan nơi ” Leonardo da Vinci đang thực hiện bức họa. Và kẻ tử tù đã ngồi làm mẫu cho danh họa thêm 6 tháng nữa. Khi nét vẽ hoàn thành, trước khi bị giải đi, tên tội phạm đột la hét dữ dội, lao đến ôm chân danh họa và gào lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?" Da Vinci ngạc nhiên và thêm một lần nữa quan sát kỹ kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt nhưng rồi ông lắc đầu: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma..." Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."
undefined
Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của danh họa người Italia Leonardo da Vinci - Ảnh Getty
2. Đây là một câu chuyện tôi được đọc trên mạng, theo lối sưu tầm, không có tư liệu gốc nên không dám chắc sự thật đến đâu? Nhưng với tôi, nó có một ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Chỉ sau 6 năm, chàng trai với khuôn mặt thánh thiện đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời  lại đã tha hóa, biến chất và để rồi lại trở thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê tởm nhất trong lịch sử. 
Hôm nay, câu chuyện này trở về khi đón đợi lượt đấu cuối cùng của vòng loại ở bảng C khai cuộc. Câu chuyện mà tôi được đọc, nó được kết thúc bằng câu: “Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.” Chợt thấy chua chát cho các chàng trai Italy, bởi quyết định số phận của họ, nghiệt ngã thay, đã được giao cho kẻ khác. Nó cũng y như câu trả lời đã có sẵn ở bức họa nổi tiếng này. Khi Jesus nói: "Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?" Kẻ phản bội ở đây cũng không hề xa lạ. Với tuyển Italy, đó chính là sự  xuống dốc của phong độ, của sự thiếu tập trung, của sự cẩu thả và thiếu quyết đoán khi dứt điểm. Nhưng cái thiếu nhất của đội quân áo thiên thanh là lòng tin. Một sự lung lay về lòng tin đã khiến họ nhanh chóng trượt ngã từ sự thánh thiện của Chúa để thành kẻ tội đồ khiến họ có một khuôn mặt khác, không ai nhận ra. Một hàng hậu vệ không còn bản sắc của lối chơi Catenaccio-thương hiệu đặc trưng Italy và hàng công không có được sự tinh tế và chính xác cần thiết. Mỗi thứ thiếu một chút, và chính những Azzurri đã tạo nên môn đồ thứ 13 để phản bội lại bản thân họ đồng thời rơi vào tình thế hiểm nghèo khi mà chiến thắng đã khó khăn, lại phải chờ mong sự đừng thỏa hiệp của kẻ khác. 
Nhưng, cái vẫn còn đó là tình yêu và niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp. Thẳng tay loại bỏ môn đồ thứ 13 trong bữa Tiệc ly, sẽ không có Bữa ăn tối cuối cùng. Khi họ không phản bội bản thân, không bán đứng chính mình, thì hãy tin, sẽ không ai bán đứng họ, cả Tây Ban Nha lẫn Croatia, họ sẽ chiến đấu như những quý ông để giành ngôi đầu bảng, và vé đi tiếp, bao giờ cũng thuộc về kẻ biết tiến lên, biết tin yêu và hy vọng…
Đoàn Ngọc Thu

Đoạn đường dài, ai rớt lại sân ga...


(TT&VH) - Trái bóng Tango 12 đã lăn nửa chặng đường, và như thời gian vốn đầy nghiệt ngã mà mỗi thời khắc trôi đi lại mang theo những khát vọng rơi lả tả. Chuyến tàu tứ kết chuẩn bị khởi hành, mang theo những niềm khát khao luôn tươi mới để tiếp tục hướng tới bến ước mơ vẳng lại biệt khúc cho những người lỡ chuyến.

Thường là người ta sẽ giữ nỗi buồn lâu hơn, sẽ khắc ghi ký ức về sự thất bại sâu hơn. Nên cái hân hoan, đôi phần ngạo nghễ của Ronaldo hay của Cech... không làm người ta nhớ như là khuôn mặt tràn đầy nước mắt của Sneijder, khuôn mặt thất thần của Arshavin, nỗi bất lực đến cùng cực của Lewandowski khi bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trước khung thành Hy Lạp và một khoảng trống mênh mông trong mắt Ivan Rakitic phút 88 khi Jesus Navas ghi bàn vào lưới của thủ môn Stipe Pletikosa chấm dứt giấc mơ bay đến vòng hai của người Croatia.
Không có một cuộc chia tay nào mà không để lại nỗi xót xa, niềm nuối tiếc. Đã có những cách chia tay khác nhau, mà cách chia tay nào cũng để lại một dấu ấn cảm xúc mang sắc thái riêng. Nếu chủ nhà Ba Lan “về nước” trong một sự ngậm ngùi, cái ngậm ngùi của kẻ đã lâm vào thế bị khách lấn chủ. Thì người bạn láng giềng lại “chết như trong phim,” cái chết nghiệt ngã ở trước ngưỡng thiên đường. Tuyển Nga, như là cánh chim thiên nga, đang bay bổng từ đáy hồ lên tới gần đỉnh núi rồi bất thần, chợt sã cánh và lao thẳng xuống dòng nước sâu thẳm trước sự ngỡ ngàng của tất cả.

undefined

Tuyển Nga của Arshavin bị loại một cách đầy tiếc nuối - Ảnh Getty
Nhưng có lẽ cái chết khiến cho người hâm mộ nỗi đau chồng lên nỗi đau, khiến họ từ bàng hoàng đến giận dữ, thất vọng và để rồi lặng lẽ tìm vào một góc riêng, khuất lấp gặm nhấm nỗi buồn tủi thuộc về Cơn lốc màu da cam. Sự bạc nhược vô hồn, thiếu lửa, thiếu gắn kết trong lối chơi đã khiến những hảo thủ của Hà Lan, vốn là những loại rượu lâu năm và quý hiếm lại biến thành một thứ cocktail lãng xẹt được chế bởi một bartender tồi.
Và với tôi, tôi nhớ cái hình ảnh Jakob Poulsen ngửa mặt lên trời chắp tay khẩn nguyện với vẻ đầy thành kính pha lẫn tuyệt vọng mong một cổ tích sẽ đến với các Chú lính chì trong trận đấu với tuyển Đức. Ở trận đấu đó, thực lòng tôi mong có một kết quả hòa để Đan Mạch có thể đi tiếp, với hy vọng ở trận đấu cùng giờ, Hà Lan sẽ chia tay mùa hạ Ukraina bằng một chiến thắng. Người ta đã vùi dập xuống tận 8 tầng địa ngục để rồi lại tụng ca Ronaldo lên tận mây xanh ở trận cầu với Hà Lan. Song, có lẽ người ta đã quên, chưa hẳn Bồ Đào Nha và Ronaldo quá xuất sắc hay bản lĩnh, mà đã có một màu da cam quá rệu rã, tã tượi. Vì thế, ở bảng đấu tử thần này, ngoài Mannshaft tuyệt vời của tôi, Đan Mạch xứng đáng để đi tiếp hơn Bồ Đào Nha, họ đã chiến thắng đẹp trước Hà Lan, thi đấu ngoan cường và đầy bản sắc với cả Bồ và Đức.
Khi viết khúc giã biệt cho những người ở lại, tôi chợt nhớ đến câu chuyện được lưu truyền về một vận động viên marathon tại Thế vận hội mùa Hè Mexico 1968. Vào hơn 19 giờ, màn đêm đã sẫm rơi bao phủ sân vận động, khán đài không còn một ai, cuộc đua đã kết thúc và lễ trao giải cũng đã xong, nhưng vẫn còn một vận động viên vẫn tiếp tục đường đua marathon. Chứng kiến người vận động viên tập tễnh với một bên chân băng bó kiên trì thực hiện những mét cuối cùng của cuộc đua, nhà làm phim tài liệu Bud Greenspan - một trong số vài người vì nhiệm vụ hậu trường còn ở lại trên sân đấu đã đến chỗ anh và hỏi tại sao anh cố vất vả như vậy? John Stephen Arkwari - vận động viên  người Tanazania trả lời trong hơi thở mệt nhọc: "Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để tham gia cuộc đua - mà là để hoàn thành cuộc đua". 
Câu chuyện của Arkwari là bài học thái độ với cuộc sống, hãy sống hết mình, không dừng lại, không thoái lui cho dù có lúc thất bại, cho dù đường đi nhiều chông gai, trở ngại... Vinh quang không chỉ là ở vòng nguyệt quế trên đỉnh cao, nó ở từng giọt mồ hôi, từng khoảnh khắc tuyệt vời mà ta đã sống và tận hiến.
Đoàn Ngọc Thu

Mưa gió thoáng qua, tôi yêu em


Mưa gió thoáng qua, tôi yêu em

(BongDa.com.vn) - Tôi thường hay đọc thơ Xuân Diệu, tôi hay thấy anh giày vò trong tình yêu và tha thiết tìm một nhân tình tri kỉ. Thơ anh bao giờ cũng đau đáu một nỗi niềm, khát khao một bóng hình và lúc nào cũng chạy đua với thời gian để rượt đuổi hạnh phúc. Tôi cười thơ anh mông lung và nhiều khi nó đam mê những điều siêu thực quá, hạnh phúc ư, nó có gì kì diệu mà cả đời anh, đến lúc chết đi rồi vẫn không thôi trăn trở…



Có lẽ những người như tôi không thể hiểu hết được lòng anh và tôi tin rằng cũng không nhiều người trong số chúng ta có thể cảm hết được cái niềm yêu mà thi sĩ chôn giấu trong đó. Chỉ khi nào bạn trải qua một tình yêu thật sự và tìm thấy một chút hạnh phúc nhỏ giữa cuộc đời, bạn mới hiểu được cái gọi là hạnh phúc nó quá khác so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Niềm vui chiến thắng của Italia khi lọt qua cửa hẹp để vào tứ kết. Ảnh: Internet

Nếu như trước đây bạn hỏi tôi, hạnh phúc của tôi là gì, ta sẽ trả lời rất chung chung, vì cái cuộc đời có phần êm ả của tôi, nó khiến tâm hồn tôi bằng phẳng đến nỗi chính tôi cũng không biết mình đau khổ khi nào và giây phút nào tôi thực sự hạnh phúc. Nhưng giờ đây nếu như bạn lặp lại câu hỏi ấy một lần nữa, tôi sẽ cho bạn một câu trả lời rõ ràng hơn bao giờ hết, bởi mọi thứ, nó đến với tôi quá kì diệu, quá rõ ràng và không có chút nào mờ nhạt cả. Chiến thắng quá ngọt ngào đến nỗi tôi đã quên rằng trước đó và sau đây là ngổn ngang những niềm lo đang chờ đợi. Ngay lúc này, có lẽ điều duy nhất xâm chiếm lòng tôi là cái lâng lâng khó tả trong men say chiến thắng.

Đã 8 năm rồi, quá khứ cứ giống như một miền kí ức xa xăm nào đó, ta muốn xóa cũng không được. Nó giống như nỗi ám ảnh, giống như một định mệnh mà số phận thích sắp đặt cho cuộc đời con người ta. Tôi ghét phải nhắc đến định mệnh, nó khiến người ta ở trong cái thế bị động và phụ thuộc quá, định mệnh nó làm con người ta yếu mềm và không còn năng lực và bản lĩnh chiến đấu nữa. nhất là trong bóng đá, lịch sử là điểm tựa và quá khứ là một cách để nhận định cục diện sắp diễn ra. Những người Ý đã phải ra sân với tâm lí nặng nề và nỗi ám ảnh mang tên định mệnh như thế. Sóng gió ào ạt tràn đến từ những tảng băng trôi Ireland. Họ thậm chí suýt chút nữa đã có bàn thắng nhanh nhất EURO khi 10 giây vừa trôi qua. Một đêm cảm xúc… một đêm mà các cầu thủ đã đưa người xem vào hai cực quá mạnh của niềm yêu. Từ hạnh phúc dâng trào đến nỗi lo lắng, nó cách nhau một khoảng không vô định nhưng mong manh quá. Ngay cả khi đã có bàn thắng, tất cả vẫn không thể yên tâm chút nào, mọi thứ đều vẫn chỉ là một hi vọng nhỏ nhoi cháy lên giữa muôn ngàn bão gió. Xem Ý đá mà lòng cứ phấp phỏng, mắt cứ đau đáu ngó sang trận Tây Ban Nha - Croatia. Chìa khóa nằm ở nơi đó. Chưa bao giờ tôi muốn thắng đến như vậy, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng “dù có chơi tồi đi chăng nữa thì cũng buộc phải thắng”. Tôi muốn người Italia phá dớp, tôi muốn họ quên đi quá khứ để những EURO sau, nó không còn là niềm ám ảnh, tôi muốn dù có chia tay EURO, Italia của tôi cũng phải cắt đứt cái sợi dây vô hình oan nghiệt của 8 năm về trước.

Cuộc chiến chống lại Ireland vừa là cuộc chiến thực trên sân cỏ, nó đồng thời còn là cuộc chiến của Italia chống lại định mệnh suốt 8 năm nay. Không có cách nào gỡ bỏ nó tốt hơn là cách dũng cảm đối mặt. Người Nhật có một câu rất hay: “Thay vì trốn tránh thực tại phũ phàng, tốt hơn là hãy cải tạo nó”. Đội quân Thiên thanh đã bước vào cuộc chiến ấy, sẵn sàng đối đầu với nó để thay đổi lịch sử đáng buồn ngày nào. Vượt qua định mệnh bằng cách vượt qua chính mình, vượt qua sự sợ hãi và bật qua những lo ngại, người Ý đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự lặp lại của vết xe đổ năm xưa.
Với tập thể đoàn kết, Italia sẽ làm nên chuyện ở EURO này! Ảnh: Internet

Chứng kiến những gì họ thể hiện suốt 90 phút của trận đấu, người ta mới hiểu hết thế nào là một Italia đích thực. Sự miệt mài của Cassano, muốn ghi bàn và quên đi giọt nước mắt 8 năm trước; sự tận tụy của Pirlo, bị vây chặt nhưng vẫn nỗ lực trên từng mét vuông sân cỏ; sự phá phách nhưng đã đến lúc muốn khẳng định của Balotelli… những mẩu nhỏ ấy lại làm nên một Italia lớn lao và đồ sộ hơn bao giờ hết. Họ chiến đấu bằng tất cả tình yêu và năng lượng đang ứ đầy trong huyết quản để mang về niềm vui cho cổ động viên và bảo vệ danh dự cho Tổ quốc. Trong mưa gió, con thuyền thiên thanh có thể chao đảo nhưng những thủy thủ thì không được phép run tay còn những hành khách thì không bao giờ được mất hi vọng. Tôi chợt nhận ra rằng, thì ra, hạnh phúc nó ở đó, bình dị và thiêng liêng hơn tất thảy những gì tôi đã từng trải qua. Sự thổn thức với tình yêu, loạn nhịp trong niềm vui và phấp phỏng trong lo lắng. Italia khiến tôi có được tận cùng những cảm giác và những cảm giác như đánh thức đến tận cùng cái bản ngã hạnh phúc trong tôi. Ừ, yêu trong yên bình thì dễ lắm nhưng để yêu và hạnh phúc trong bão giông thì khó khăn hơn rất nhiều. Hạnh phúc không phải chỉ là một trận thắng mà nhận ra rằng, hạnh phúc là những gì còn lại sau khi đã cùng nhau vượt qua bão giông… hạnh phúc không phải là đã có tấm vé vào tứ kết mà hạnh phúc là khi ta biết, nếu đội bóng ấy không có gì ta vẫn yêu và không còn thói quen yêu vô tội vạ những đội bóng khác nữa…

Sau đêm qua, câu trả lời cho hạnh phúc chính là ta tìm thấy tình yêu… AZZURRI, mưa gió thoáng qua, tôi yêu em…

(Bạn đọc: Trang Milan)

Monday, June 18, 2012


Andrea Pirlo: 20 mét - một tầm nhìn
Gianluigi Buffon từng nói về chàng tiền vệ hào hoa ấy với những từ ngữ không thể ngưỡng mộ hơn: “Nhìn anh ấy thi đấu trước hàng phòng ngự, tôi nhận ra là Chúa có tồn tại”. Trong tiềm thức của đồng đội, Pirlo giống như Chúa, giống như người bảo hộ, che chở cho cả đoàn quân áo thiên thanh trên mọi đấu trường. Người Ý gọi Pirlo là “Il genio” (thiên tài), anh được mệnh danh như một Baggio của tuyển Ý thời hiện tại. Cũng có lối chơi hào hoa, cũng kiểu ngoại hình lãng tử như cơn gió, cũng là một trong số ít những cầu thủ từng chơi cho cả 3 CLB hàng đầu nước Ý là JUV, MILAN và INTER. Điểm khác nhau duy nhất giữa họ đó là, Pirlo bị kéo xuống đá thấp hơn hẳn nên những ánh sáng chói lọi rọi đến anh không thể bằng bậc đàn anh Baggio. Tuy nhiên, không vì thế mà tài năng âm thầm ấy bị lãng quên, anh đang thực sự chứng minh rằng, trái tim của AZZURRI, nó nằm ở tận phía dưới, nơi mà người cầm trịch trận đấu mang tên Andrea Pirlo đang ngự trị.

undefined
Khi mà tất cả đều lu mờ thì anh vẫn tỏa sáng, vì anh là Andrea Pirlo, Ảnh: Internet

Ngược trở lại về thời điểm nhiều năm trước, chàng trai trẻ mang tên Pirlo đã vô cùng vất vả để tìm chỗ đứng cho mình trong thế giới bóng đá Calcio quá ư khắc nghiệt. Ngay cả khi anh giúp U21 Italia vô địch châu Âu năm 2000 với danh hiệu vua phá lưới, anh vẫn không có chỗ trong đội hình Inter và bị đẩy đến Reggina. Đó là lúc anh đã nghĩ về một kết thúc cho cuộc hành trình rong ruổi theo trái bóng trong vô vọng của mình. Nhưng rồi, anh gặp Carlo Mazzone, “gã hói” đã nói với Pirlo rằng: “Cậu hãy hạ thấp xuống 20m nữa để quan sát và hỗ trợ đồng đội thay vì đá quá cao”. Kể từ đó, anh không bao giờ tiến sát đến vòng cấm địa đối thủ. Một vua phá lưới bỗng lùi lại phía sau, một đôi chân săn bàn lại không tiếp cận mành lưới… người ta có lẽ đã nghĩ về một tương lai bóng đá không mấy sáng sủa cho Pirlo.

Nhưng, con người giàu nghị lực ấy đã làm hết sức để khẳng định thương hiệu của mình. Bây giờ, không chỉ trong nền bóng đá Ý mà trên toàn thế giới, anh là mẫu cầu thủ đặc biệt và tất nhiên rất khó tìm được một cái tên có thể kế tục anh. Anh không những là một thiên tài về mặt kĩ thuật mà còn là một bộ não kì tài trên sân cỏ. Đã ở cái dốc bên kia của sự nghiệp nhưng những màn trình diễn của anh vẫn không giảm bớt sức hấp dẫn như những năm tháng đỉnh cao. Anh vẫn chơi hay như thể mọi thứ không có gì thay đổi. Người ta vẫn thấy anh chỉ huy đoàn quân một cách mạnh mẽ trong đêm AZZURRI ra sân, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi, người thực hiện cú sút thần sầu vào lưới Croatia đêm hôm trước có phải là Pirlo đã 33 tuổi… Mọi thứ vẫn như thế với Pirlo, vẫn khoa học, vẫn chắc chắn, vẫn thăng hoa và không thôi những hoài bão chinh phục khó khăn để xây nên đẳng cấp. Sau mỗi bàn thắng vẫn là cái hôn quen thuộc lên chiếc nhẫn cưới, giản dị mà đáng trân trọng biết bao. Vâng, 20m chính là một tầm nhìn… 20m không phải là khoảng cách để ánh sáng vinh quang không thể chiếu tới anh, 20m không phải là sự lùi xuống để rồi mờ nhạt hơn… mà 20m đó, Pirlo đã tạo ra cả một sự thăng hoa ở phía sau đội hình…
undefined
Pirlo cùng đồng đội sẽ làm tất cả để bước tiếp tại EURO này. Ảnh: Internet

Người ta nói rằng, EURO là khoảnh khắc anh hồi sinh. Không không, người ta chỉ nên dùng từ hồi sinh cho một thứ gì đã chết hoặc lụi tàn bỗng vụt sống lại. Nhưng Pirlo thì khác, anh chưa bao giờ là một tài năng tàn lụi để mà hồi sinh. Ngay cả khi chuyển sang CLB mới, ngay cả khi mùa giải cuối cùng gặp gánh nặng chấn thương và không được trọng dụng, Ancelotti vẫn dành cho anh những lời khen: “Andrea vẫn là cầu thủ hay nhất Milan khi cậu ấy rời khỏi CLB”. Phong độ của Pirlo hiện tại chỉ là sự tiếp nối của những gì đẹp nhất mà anh vẫn thể hiện trong sự nghiệp của mình. Vẫn là anh với kĩ thuật cá nhân siêu đẳng, vẫn là anh với óc quan sát nhạy bén, vẫn là anh với những đường chuyền và kiến tạo không thể đẹp hơn… Vẫn là thương hiệu Pirlo, 20m đá thấp và những pha xử lí bóng vượt qua trí tưởng tượng của tất cả mọi người.

20m đá thấp hơn, 20m lùi sâu gần như thấp nhất hàng tiền vệ, để rồi từ tận phía dưới đó, những tầm nhìn mở ra và những đường phát động tấn công cũng trở thành nỗi ám ảnh của đối thủ. Pirlo rất ít khi dốc bóng nhưng khi anh đã đưa bóng vượt khỏi vạch vôi giữa sân thì tất sẽ có chuyện. Pirlo vẫn luôn như thế, nguy hiểm mọi lúc mọi nơi. Một lần nữa ta lại tin rằng đúng như Buffon đã nói: “Thấy anh đứng trên hàng phòng ngự, tôi nhận ra rằng Chúa có tồn tại…”

(Bạn đọc: Trang Milan)

Italia: Tự cứu mình trước đã

(TT&VH) - Đúng là người Italia đã lo quá xa khi e ngại rằng Tây Ban Nha và Croatia sẽ bắt tay với nhau để loại họ ở lượt trận cuối, bởi vì để được xét tới khả năng đọ chỉ số phụ với hai đối thủ ấy, Italia phải thắng Ireland trước. Mà đó lại là điều mà không ai có thể đảm bảo rằng thầy trò HLV Prandelli sẽ làm được.


Lối chơi 3-5-2 được Prandelli áp dụng cho tuyển Italia đã lộ rõ hầu hết các ưu nhược điểm qua hai trận đầu tiên tại EURO 2012, trong đó điểm yếu lớn nhất là khả năng tấn công tương đối hạn chế. Sự tập trung đến một nửa số nhân sự ở khu vực giữa sân giúp Italia tạo được thế trận an toàn trước Tây Ban Nha và chơi áp đảo Croatia cho đến khi Thiago Motta phải rời sân bất đắc dĩ, nhưng lại không hỗ trợ được cặp tiền đạo Cassano/Giovinco - Balotelli/Di Natale do thiếu một cầu nối giữa hai tuyến tấn công. Cassano hoặc Giovinco thường xuyên phải tự lui về lấy bóng để Balotelli hoặc Di Natale rơi vào trạng thái đơn độc, khiến cho các đường bóng tấn công của Italia thiếu yếu tố tốc độ và đột biến. Cộng thêm khả năng dứt điểm kém cỏi, Italia mới chỉ ghi được 2 bàn ở giải đấu này, kém nhất trong số các đội bóng lớn và chỉ ngang với Hy Lạp, Ba Lan, Ukraina.






Trước khi hy vọng Tây Ban Nha chơi đẹp để không rơi vào "thảm họa 2004", Italia cần phải tự cứu mình trước bằng cách đánh bại Ireland càng đậm càng tốt, và do đó, họ sẽ phải thay đổi để tăng cường sức mạnh tấn công và cải thiện hiệu suất ghi bàn kém cỏi. Prandelli khẳng định sẽ có 3 hoặc 4 sự điều chỉnh cho trận gặp Ireland, nhưng các thay đổi sẽ chỉ thực hiện về mặt nhân sự, còn chiến thuật 3-5-2 vẫn sẽ giữ nguyên bởi 3 ngày là quá ít để tiến hành những xáo trộn mạo hiểm. Sự trở lại sau chấn thương (nhiều khả năng) của trung vệ Andrea Barzagli là sự khích lệ tinh thần lớn lao cho Italia, đồng thời tạo điều kiện để Prandelli trả Daniele De Rossi về vai trò tiền vệ trung tâm, tăng cường sức chiến đấu cho tuyến giữa (dù rằng rất có thể anh vẫn đá trung vệ, còn Barzagli thay cho Bonucci).




Con số


36 - Trọng tài được chỉ định cầm còi trận Italia - Ireland là Cuneyt Cakir, người Thổ Nhĩ Kỳ. Cakir là trọng tài chính trẻ nhất làm việc tại EURO 2012, năm nay mới 36 tuổi. Tiền đạo Mario Balotelli của Italia từng bị Cakir phạt thẻ đỏ trong một trận đấu thuộc Europa League mùa giải trước.


5 - Italia chỉ ghi được vẻn vẹn 5 bàn trong 6 trận đấu gần nhất ở hai giải đấu lớn World Cup và EURO. Họ hòa Tây Ban Nha 0-0 ở tứ kết EURO 2008 (bị loại vì thua penalty); hòa Paraguay 1-1, hòa New Zealand 0-0 và thua Slovakia 2-3 ở vòng bảng World Cup 2010; hòa TBN 1-1 và Croatia 1-1 ở EURO 2012.
Nếu De Rossi không trở lại hàng tiền vệ, vị trí của Thiago Motta, người đã bị đau ở trận hòa Croatia, sẽ được giao cho Nocerino, tiền vệ năng động của Milan. Cái duyên ghi bàn từ tuyến sau của Nocerino (10 bàn Serie A mùa vừa qua) là thứ Italia rất cần trong hoàn cảnh các chân sút thi đấu thiếu hiệu quả, trong khi khả năng tranh chấp bằng sức mạnh là điều có thể đảm bảo ở cầu thủ này. Nếu Prandelli muốn có thêm độ sáng tạo, Montolivo hoặc Diamanti sẽ được trao cơ hội, dù rằng sự bố trí này sẽ làm giảm sức chiến đấu của tuyến giữa (vốn là điểm yếu đã bị Croatia khai thác triệt để ở trận trước). Hai cánh, với Maggio bên phải và Giaccherini bên trái, nhiều khả năng sẽ bị thay mới hoàn toàn bằng Abate (phải) và Balzaretti (trái) để giải quyết bài toán thể lực. Ở hàng công, dù đã chơi thiếu hiệu quả và bị chỉ trích khá nhiều, cặp Cassano - Balotelli vẫn cứ là sự lựa chọn tốt nhất của Italia và nhiều khả năng được tiếp tục giữ lại ở đội hình xuất phát.
Trong khi đó, đối thủ của Italia cũng sẽ thay đổi mạnh mẽ. Ireland đã sớm bị loại và trận cuối là dịp tốt để HLV Trapattoni dành cơ hội cho các cầu thủ dự bị, những người mà ông nói rằng "xứng đáng được có mặt ở giải đấu lớn thế này". Những thay đổi này sẽ làm Ireland yếu đi và Trapattoni chắc chắn không tránh khỏi những cáo buộc rằng cố tình tạo điều kiện giúp Italia đi tiếp, nhưng nhà cầm quân người Italia này khẳng định ông không hề nghĩ tới điều đó và cũng sẽ chẳng quan tâm đến dư luận nói gì.




Nhà cầm quân Slaven Bilic của Croatia tỏ ra hết sức phẫn nộ trước phản ứng của giới truyền thông và người hâm mộ Italia sau kết quả hòa 1-1 giữa Croatia và Italia ở lượt trận thứ hai bảng C, cho rằng Croatia sẽ tìm cách dàn xếp với Tây Ban Nha để kiếm kết quả hòa 2-2 ở lượt cuối, qua đó đá văng Italia về nước sớm.
"Tôi đảm bảo rằng tôi và các cầu thủ của tôi là những nhà thể thao chuyên nghiệp" - Bilic trả lời trên báo Gazzetta dello Sport - "Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc như vậy. Những cáo buộc đó là sự sỉ nhục đối với tôi, các cầu thủ và cả đất nước Croatia. Với chúng tôi, hòa 2-2 cũng như thắng hoặc thua, chỉ là kết quả của một trận đấu. Trong khi, người Italia đã lo quá xa. Họ còn phải thắng Ireland, nhưng đó không phải là điều dễ dàng, bởi không đội nào muốn ra về với 3 trận thua cả".


Thủ môn Gigi Buffon đã gây nên những tranh cãi khi "đánh cược" rằng kết quả 2-2 chắc chắn sẽ xảy ra, khiến đội trưởng Darijo Srna của Croatia ngạc nhiên: "Chắc Buffon đã đùa khi nói ra điều đó. Tôi nghi ngờ anh ấy thực sự nghĩ đến chuyện dàn xếp tỷ số. Còn nếu anh ấy thích chơi những trò cá cược thì đó chẳng phải việc của chúng tôi".


Tiền vệ Daniel Pranjic khẳng định Croatia sẽ hướng đến trận đấu gặp Tây Ban Nha với mục tiêu chiến thắng và giành ngôi đầu bảng C: "Bất cứ kết quả nào cũng có thể xảy ra, tất nhiên tỷ số 2-2 cũng có trong số đó".